Thursday, June 10, 2010

thấy y như là Phật đến trong ta

SÁM HỐI.

Khi xưa con đã tạo bao ác nghiệp,
Vì do vô thỉ, tham, sân, si.
Từ thân, miệng, ý mà sinh ra.
Hết thảy con nay xin sám hối,

Hết thảy tội căn và nghiệp chướng,
Con xin sám hối, chí tâm khấn nguyện:

Đệ tử, khấn nguyện Đức Phật Thích Ca,
Khấn nguyện, chư Phật chứng minh
cho tấm lo`ng, con sám hối.

Từ hôm nay cho, đến ngày mai,
và mãi mãi, cho đến đời sau.
Không bao giờ,
Không bao giờ,

Không bao giờ,
Con tạo lỗi lầm


Nam Mô A Di Đà Phật,
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


PHA^.T GIA'O VIET NAM


http://www.gdptthegioi.org/modules.php?name=Flash_Player&op=fp_file&id=16

MỪNG NGÀY PHẬT ĐẢN

———-

Lời: Y Mai và Đặng Lê Nguyễn

Ngày rằm Tháng Tư sáng tươi về đây
Trời bình minh ngàn chim líu lo vờn cây
Ngày trần gian vui đón Đức Phật Từ Tôn
Trong nắng mai huy hoàng mừng ngày Đản Sanh

———-

Ngày rằm Tháng Tư chúng ta mừng vui
Mừng hào quang bừng soi sáng nơi ngàn phương
Mừng trần gian u tối không còn đau thương
Bao chúng sanh vui mừng ngày rằm tháng tư

———-

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Phật Đà
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Phật Đà
Hào quang đã, sáng soi, về muôn lối
Biển khơi, ngàn trùng dương, lướt trôi, niềm tin khắp nơi

———-

Nam Mô chúng con kính xin lạy Ngài
Nam Mô chúng con kính xin nguyện cầu
Cầu cho muôn, chúng sanh, đời thôi, hết khổ đau
Và từ đây, sống trong, ánh sáng Đạo vàng.

DÒNG A NÔ MA Hoàng Cang

Dòng A Nô Ma, sóng, nhấp nhô bờ lau xanh.

Nhìn làn nước biếc, Thích Ca, ngài lòng vững bền.

Thôi, con hãy về, để ta vui ánh vàng.

Ta đã quyết tìm đạo sáng cứu chúng sanh.

A Nô Ma vẫn còn nhớ ghi gương sáng ngời.

Chúng ta giờ đây nguyện theo đức từ bi.

THÀNH CA TỲ LA Hoàng Cang

Thành Ca Tỳ La, sống yên vui thời Tịnh Vương.

Người người vui sướng, Thích Ca ngài vừa ra đời.

Muôn chim ca hát mừng, lá hoa hương ngát ngào.

Muôn hào quang sa'ng ngời, soi chiếu khắp núi sông,

Cây Vô ưu đến nay, chúng sinh luôn nhắc hoài.

Nơi Lâm Tỳ Ni, còn ghi bao ngày vui.

BÀI CA TẠM BIỆT

Gặp nhau đây, rồi chia tay. Ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây. Niềm hăng say còn chưa phai. Đường trường sông núi hẹn nhau ta sum vầy (2)

Còn trong ta, tình bao la, cuộc tình như đã bừng lên trong ước mơ, Người tuy xa, lòng không xa. Dặn lòng hãy nớ lời yêu thương nhắn về (2)


Ánh đạo vàng
Sáng tác: Hằng Vang

Từ ngàn xưa vương thành Ca Tỳ La Vệ
Tất Ðạt Ða thái tử con vua Tịnh Phạn
Thời niên thiếu sống trong nhung lụa êm ấm
Thương chúng sanh lạc loài trong kiếp luân hồi
Rồi một hôm bên thành Ca Tỳ La Vệ
Tất Ðạt Ða quyết chí xuất gia tầm đạo
Lìa vua cha lánh xa cung điện nguy nga
Cắt tóc xanh khoác mình mảnh áo nâu sòng
Rừng núi ca vang muôn tia hào quang chiếu sáng bóng ngài
Chim vui chào đón mười phương thành tâm
Kính lạy Bổn Sư
Ngài là đấng cha lành cứu độ nhân loại
Ðức Từ-Bi ngài gieo ánh sáng Ðạo vàng
Ðời dương thế si mê tham giận lầm lỗi
Con cúi xin ơn ngài cứu độ chúng sanh.

CON KI'NH ME^'N THA^`Y.


Niềm An Vui


Niềm an vui vẫn luôn có thật, như bữa cơm thanh đạm dưa cà, giản đơn thôi, người đừng đánh mất,khổ tâm đi tìm hình bóng đâu xa,khổ tâm đi tìm hình bóng đâu xa.

Phật quanh ta ở nơi ta bà, khi uống ăn nhớ niệm Di Đà, và khi ta làm điều nhân ái, thấy y như là Phật đến trong ta,thấy y như la` Phật đến trong ta.

Đời ta qua bao nhiêu phố phường, nhưng chỉ vui trên một con đường, đường thanh cao dạt dào mưa Pháp, sống trong muôn loài ngập nắng yêu thương,sống trong muôn loài ngập nắng yêu thương.

Về đi thôi dứt tan não phiền, xa nẻo mê, danh lợi sắc tài, làm thân tâm hận sầu tê tái, quyết quây trở về, bờ giác an vui, quyết quây trở về, bờ giác an vui.





Tiến sĩ thì nhiều, việc làm thì ít
Sunday, June 06, 2010 Bookmark and Share



(L.A. Times) - Nhiều sinh viên lãnh bằng tiến sĩ của họ vào mùa Xuân này nghĩ tới chuyện đi tới một trường đại học khác để bắt đầu sự nghiệp của họ hướng tới địa vị giáo sư thực thụ.

Nhưng khi cô Elena Stover hoàn tất học vị tiến sĩ của cô vào tháng 9 năm ngoái, cô đã đi tới các sòng bài. Thất vọng vì ít có cơ hội kiếm việc và lối sống mệt mỏi của nghề dạy học, cô Stover, 29 tuổi, quyết định xa lánh một sự nghiệp về khoa thần kinh nhận thức để lấy một công việc chơi bài xì phé (poker) trên Internet. Cô đã được một cố vấn nghề nghiệp của trường Ðại Học California ở Los Angeles (UCLA), người đã cố giúp cô tìm việc làm, giúp cô ý kiến đó.

“Thị trường việc làm tồi tệ, nhất là bên trong hệ thống khoa bảng,” cô Stover nói. Cô đã bỏ ra sáu năm để theo đuổi bằng tiến sĩ tại UCLA.

Chuyện tìm kiếm một công việc giảng dạy hướng tới học vị giáo sư từ trước tới nay không phải dễ. Nhưng năm nay, với những hiến tặng sụt giảm và ngân sách tiểu bang thu nhỏ - nhất là ở California - mục tiêu đó khó khăn hơn bao giờ hết. Hiện giờ, nhiều sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ đang phải tìm kiếm những việc làm ở bên ngoài các trường đại học - những việc làm mà có thể họ nhận được mà không cần năm đến sáu năm học hành gian khổ và hàng chục ngàn đô la nợ tiền học.

Những cắt giảm ngân sách đang ảnh hưởng tới hệ thống giáo dục cao cấp từng được trọng vọng của California. Hệ thống đại học của tiểu bang California (CSU: California State University) mất 10% lực lượng giảng huấn trong năm ngoái, tương đương với 1,230 chức vụ toàn thời gian.

Nhiều trường đại học đang cắt giảm chi phí bằng cách giảm bớt số nhân viên toàn thời gian và thuê mướn những giáo sư phụ giảng hoặc bán thời gian. Số thành viên ban giảng huấn toàn thời gian tại các trường đại học khoảng 51% trong năm 2007, giảm từ 78% trong năm 1970, do đó nhiều ứng viên có bằng tiến sĩ bị mắc kẹt với công việc phụ giảng, có thể chỉ kiếm được khoảng $2,000 một học kỳ.

Những sinh viên tốt nghiệp về tiến sĩ nhân văn đặc biệt dễ bị thiệt hại trong tình trạng tuyển dụng sụt giảm tại trường đại học, bởi vì các trường đại học là nơi mà nhiều người trong số họ nhắm tới để tìm việc làm. Trong năm 2008, khoảng 86% những người tốt nghiệp tiến sĩ nhân văn cuối cùng làm việc tại các trường đại học, trong khi chỉ có 15% những người tốt nghiệp kỹ sư nhận việc tại đó.

Nhưng những người tốt nghiệp tiến sĩ thuộc mọi ngành đều gặp khó khăn trong việc tìm những công việc về giảng huấn. Chẳng hạn, các cơ hội việc làm tại trường đại học đòi hỏi một bằng tiến sĩ toán sụt giảm 40% trong niên khóa 2009-10 so với niên khóa trước, theo Hội Toán Học Mỹ.

Trong khi đó, các trường tiếp tục đào tạo ra những người tốt nghiệp tiến sĩ. Con số các bằng tiến sĩ được cấp bởi các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ đã đạt một mức kỷ lục là 48,820 vào năm 2008, gần gấp đôi con số của năm 1970.

Những người có bằng tiến sĩ, tính trung bình, quả thật kiếm được nhiều tiền hơn so với các công nhân ít học vấn hơn. Tiền lương hàng tuần trung bình trong năm 2009 cho người có một bằng tiến sĩ là $1,532, cao hơn khoảng 50% so với lương trung bình hàng tuần của người có một bằng cử nhân, theo các con số của Phòng Thống Kê Lao Ðộng.

Nhưng đối với những người có bằng tiến sĩ nhân văn thì khác. Những người tìm cách nhảy vào lãnh vực tư hiện giờ phải ganh đua với những người vừa tốt nghiệp đại học, với các kỹ năng thường thích hợp hơn với thế giới công ty. (n.n.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114002&z=18

High School Exchange Students in US Share Their Thoughts


Obama's 'Blueprint for Reform' in Education Goes to Congress