Sunday, June 13, 2010

THÀNH KÍNH ĐẢNH LỄ CỐ HÒA THƯỢNG THƯỢNG THIỆN HẠ THANH

THÀNH KÍNH ĐẢNH LỄ CỐ HÒA THƯỢNG THƯỢNG THIỆN HẠ THANH

Tiểu Sử Cố Hòa Thượng Khai Sơn Chùa Phật Tổ

Thượng Thiện Hạ Thanh



(1935 - 1995)



Thượng toạ Thích Thiện Thanh , thế danh Nguyễn Văn Sắc, nguyên quán làng Phú Nhuận-Nha Mân, tỉnh Sa Đéc miền Nam nước Việt, sinh năm Ất Hợi (1935). Song thân ngài là Cụ Nguyễn Văn Xướng và Cụ bà Huỳnh Thị Thâu.

Ngài là bậc đồng chơn nhập đạo. Lúc tám tuổi ngài được Đại Lão Hòa Thượng thượng Bửu hạ Chung tiếp độ tại chùa Phước Long Cổ Tự tỉnh Sa Đéc và bổ sư của ngài là Hòa Thượng Huệ Hòa thuộc dòng Lâm Tế gia phổ. Năm lên 15 tuổi ngài thọ Sa di giới với Đại Lão Hòa Thượng thượng Chánh hạ Quả, tại tổ đình Kim Huê tỉnh Sa Đéc với pháp hiệu là Không Sắc, húy Nhất Thanh.

Năm 20 tuổi ngài thọ đại giới cùng đậu cấp bằng Hán ngữ học tại Trung Tâm Ấn Quang và ngài giảng pháp lần đầu tiên tại Long Quang Tự đường Nguyễn Huỳnh Đúc, quận Phú Nhuận (1961).

Năm 1964 ngài được bổ nhiệm làm việc với Tổng Vụ Tăng Sự, phụ trách nghành Tăng Tịch và kiêm nhiệm Trưởng Ban Tăng Tịch cho chùa Ấn Quang.

Ngài đậu Tú Tài toàn phần năm 1965, dạy Pháp văn tại trường Bồ Đề Chợ Lớn và du học Thái Lan do chính phu Thái đài thọ.

Năm 1967 ngài từ Thái Lan sang Ấn Độ nghiên cứu các đề tài thuộc về Phật Giáo Nguyên tại Viện Nalanda Pali Research Institute, Bihar.

Năm 1971 ngài đậu thêm Cử Nhân và Cao Học Anh Văn.

Năm 1976 ngài đậu Tiến Sĩ tại Đại Học Magadha Gaya với luận án "A Comparative Study of the Pali Digha Nikaya and China Agama" so sánh Trường Bộ Kinh với Kinh Trường A Hàm. LUẬN ÁN NÀY SAU LUẬN ÁN CỦA HÒA THƯỢNG MINH CHÂU.
" TƯỞNG LUẬN ÁN 2 NGÀI GIỐNG NHAU. Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1920 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế . "Từ năm 1952 đến năm 1961," Hòa Thượng xuất dương du học và đậu bằng Tiến sĩ Phật Học với luận án "So sánh Tạng Pàli Trung Bộ Kinh với Tạng Hán A Hàm" (The Chinese Madhyama Agama and the Pàli Majjhima Nikàya a comparative Study) tại Đại Học Phật Giáo Nalanda, Ấn Độ. " ĐỀ TÀI 2 NGÀI GIỐNG GIỐNG NHAU, KHÔNG BIẾT AI TRƯỚC ? AI SAU ? CÓ GIỐNG KHÔNG ĐÂY ?


Ngài còn là tác giả nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị như: Phật Giáo Ấn Độ Ngày Nay, Phật Giáo trong Việt Nam, Ấn Độ, hay Trung Hoa, Hoàng Đế Asoka, Bốn Đức Tánh Cao Quý của Giác Ngộ, và v.v. Ngài được chính phủ Ấn Độ mời dạy ngữ học và lịch sử tại Đại Học Sri VekaTesvana, Tirapati. Trước đó ngài cũng đã được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mời về làm Viện Trưởng Đại Học Cần Thơ.

Năm 1978 ngài từ việc ở Đại Học Sri VekaTesvana, Tirapati, sang Mỹ dưới sự bảo trợ của chùa Việt Nam (Los Angles), nhận chức Phó Chủ Tịch Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ (12/78), kiêm giảng sư của Đại Học University of Oriental Studies tại Los Angles.

Năm 1979 ngài nhận chức Giám đốc Trung Tâm Tỵ Nạn Đông Dương.

Kể từ thập niên 80 cho đến nay ngài về Long Beach, thành lập hội Phật Giáo Long Beach và xây dựng Tự Viện Phật Tổ. Với ý chí phục vụ đạo pháp và hướng dẫn Phật tử sống xa thành phố Los Angles, ngài không quản khó khăn, tận tụy hoằng hóa độ sanh cho đến hơi thở cuối cùng. Quả thật vậy, tuy thân xác ngài thập tử nhất sinh ở bệnh viện nhưng tâm niệm ngài vẫn không ngớt âu lo cho lễ Phật Đản tại chùa.

Nhưng niềm lo lớn nhất của ngài là công việc nghiên cứu và dịch thuật đang dang dở; ngài đã thực hiện được: tập "Nghi Thức Tụng Kinh Niệm Hàng Ngày" - ngắn gọn và dễ hiểu phù hợp với nhu cầu thiết yếu của giới Phật tử hải ngoại và hai tập đầu của "Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm" là công trình lớn lao đòi hỏi một sự cộng tác của nhiều học giả nghiên cứu phân tích tài liệu.

Ngài là bậc cao tăng đầy đủ mọi đức tính Tư bi hỷ xả, luôn luôn tận tình vì đạo, sống đơn giản, đạm bạc, tuy nghiêm với mình và khoan dung với người nhưng vẫn hài hước trào phúng mà không mất lòng ai.

Tự Viện Phật Tổ là một ngôi chùa tôn, chật hẹp, tối tăm, oi ức mùa hè, ẩm thấp mùa đông, nằm giữa một khuôn viên "chung cư Bàn Cờ". Bao nhiêu thù lao dạy học gom với tịnh tài thí chủ, thay vì xây cất chùa cao cổng rộng ngài chuyển sang mục phiên dịch và ấn tống kinh sách cho nên luôn luôn túng thiếu. Mãi cho đến giờ lâm chung, đệ tử mới biết ngài mặc quần vá tại xứ Hao Kỳ.

Vào lúc 10:40 ngày 18 tháng 7 năm 1995 ngài viên tịch tại bệnh viện sau một thời gian điều trị ngắn vì chứng viêm gan đối với một cơ thể từ lâu suy nhược vi quá chăm lo Phât sự.

Mười lăm năm cuối cùng ngắn ngủi sống với kinh Hoa Nghiêm tại Tự Viện Phật Tổ chính lại là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời tại thế độ sanh của một bậc đồng chơn nhập đạo.

Đối với một bậc cao tăng tận tình vì đạo cho đến hơi thở cuối cùng, chúng con không có đủ tư cách cùng với khả năng để diễn đạt tư tưởng làm sao cho xứng đáng với tấm gương cao quý của một bậc Bồ Tát, nên chúng con chỉ biết cúi đầu lạy ngài tiếp tục tế độ cho chúng con, hàng hiếu tử, nghiệp dày phước mỏng của ngài ở Tự Viện Phật Tổ.

1/http://niemphatthanhphat.blogspot.com
2/ http://nammoadidaphat.blogspot.com
3/ http://namoamitabhabuddhatheky21.blogspot.com





Dịp kỷ niệm ngày Viên tịch lần thứ 53 của Ngài Pháp Sư Bửu Chung là một trong những vị tiền bối góp phần đào tạo Tăng tài và chấn hưng Phật giáo vào đầu thế kỷ 20. Chúng ta cùng nhau ôn lại hành trạng của Ngài để nêu gương sáng cho nhiều thế hệ theo bước chân các Ngài trên bước đường hoằng pháp lợi sanh :

Tiểu sử
HÒA THƯỢNG THÍCH BỬU CHUNG
(1881-1947)

Hòa Thượng thế danh là Nguyễn Văn Kim, Pháp danh Như Kim, Pháp hiệu Bửu Chung, sinh năm Tân Tỵ (1881) Niên hiệu Tự Đức năm thứ 35, tại Rạch Cái Đầm, xã Hiệp Xương, huyện Tân Châu, tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang). Thân phụ là cụ ông Chánh bái Nguyễn Văn Phước. Thân mẫu là cụ bà Lê Thị Dậu đều kính tin phụng thờ Tam Bảo.
Do thường theo song thân đi chùa tụng kinh niệm Phật và túc duyên Phật pháp đời trước vốn đã trồng sâu cho nên khi tuổi thiếu niên, Ngài đã được song thân cho xuất gia với Tổ Minh Thông - Hải Huệ ở chùa Bửu Lâm, Rạch Cái Bèo, Làng Phong Nẫm, Cao Lãnh (nay xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, nay là tỉnh Đồng Tháp) và được ban pháp hiệu là Bửu Sơn.
Thấy Ngài nhỏ tuổi, vóc dáng ốm yếu, Tổ thương và giao trách vụ hương đăng trong chùa.
Tổ Minh Thông - Hải Huệ vì lý do đặc biệt bởi nhân thân quá khứ của mình đã dấn thân vào đường cứu quốc, vì thế Ngài lập biệt hạnh là đi tới đâu Tổ cất chùa ở đó, tuy chỉ là mái tranh vách đất mà thôi. Hoặc nơi nào có chùa hư xuống cấp thì Ngài vận động trùng tu, tái tạo. . . Khi cất chùa xong, Tổ bổ nhiệm các đệ tử phần nhiều mới xuất gia đến trú trì. Vì phải ra làm trú trì quá sớm, phần đông đệ tử của Tổ ít được dịp tu học kinh luật đến nơi đến chốn.
Nhận thấy đó là điều thiệt thòi cho kẻ xuất gia, sợ về sau khó lòng đảm trách được vai trò và nhiệm vụ của một sứ giả Như Lai, nên trưởng tử của Tổ là Yết Ma Cả Như Khả hiệu Chân Truyền, trú trì chùa Khải Phước Nguyên (1), đã tìm cách xin phép Tổ đưa 5 Sa Di, gồm hai anh em ruột Bửu Sơn, Bửu Phước(2), Bửu Quang (3) và Bửu Tín đang theo học tại chùa Khải Phước Nguyên lên Sàigòn, chùa Long Thạnh (4) ở đường Bà Hom thuộc xã Phú Lâm để gửi vào học đạo với Tổ Minh Hòa - Hoan Hỷ. Từ đó Ngài được đổi Pháp hiệu là Bửu Chung.
Ba năm sau, vì bệnh duyên, Ngài đành phải từ giả Bổn Sư và học chúng, để về Nha Mân ở Sa Đéc dưỡng bệnh và cầu y chỉ với Tổ Phổ Minh ở Tổ đình Hội Phước. Hàng ngày ngoài thì giờ tu học, Ngài vẫn được giao trách vụ hương đăng trong chùa.
Được ít lâu, Ngài xin phép Tổ Phổ Minh lên Lấp Vò thăm Yết Ma Cả Như Khả hiệu Chân Truyền và trình bày lý do vì sao Ngài lại rời khỏi chùa Long Thạnh về chùa Hội Phước. Yết Ma Như Khả dạy Ngài rằng: “Nếu muốn ở yên trong chúng và sau thành tựu sự nghiệp tu học thì phải nhớ lời dạy của Thiền Sư Đại Huệ:
Cung người chớ cầm,
Ngựa người đừng cưỡi,
Việc người đừng biết;
Thường tự biết quấy để sửa.
Ngài thành kính thụ giáo và lui về.
Năm Kỷ Hợi ngày mồng 07 tháng 02 (18-03-1899), niên hiệu Thành Thái năm thứ 11, Ngài được Bổn sư cho đăng đàn thọ Cụ túc giới tại Tổ đình Thiên Phước, Xã Tân Bình, Tổng An Phú, Huyện Long Xuyên, Tỉnh An Giang (nay thuộc xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Đàn giới này Tổ sư Minh Thông hiệu Hải Huệ đương vi đường đầu Hòa thượng, Thiền sư Tôn An đương vi Yết Ma A Xà lê, Thiền sư Từ Chơn đương vi Giáo Thọ A Xà Lê, Thiền sư Như Khả hiệu Chân Truyền đương vi đệ nhất Tôn Chứng sư.
Năm Tân Sửu (1901) Niên hiệu Thành Thái năm thứ 3, sau khi thọ Cụ túc giới, Ngài được bổ nhiệm trú trì chùa Thiền Lâm ở Nha Mân. Nơi đây Ngài mở lớp dạy giáo lý và thuyết pháp mỗi tháng hai lần vào ngày Sóc Vọng (Rằm – 30), Bổn đạo kính ngưỡng quy y càng đông, trong đó có Bổn đạo và ban Hương chức Chùa Phước Long, Rạch Ông Yên thành kính cung thỉnh Ngài về Trụ trì nơi đây cho đến khi Viên tịch.
Năm Ất Tỵ (1905) Niên hiệu Thành Thái năm thứ 7, Ngài lại được mời làm trú trì chùa Phước Long ở Rạch Ông Yên cũng thuộc Nha Mân. Bốn năm sau, năm Kỷ Dậu (1909) Niên hiệu Duy Tân năm thứ 3, Ngài lo trùng tu chùa và thỉnh ý Hòa thượng Hồng Thiện hiệu Bửu Phước, chùa Phước Ân Rạch Cai Bường để tư vấn việc kiến trúc tái tạo toàn bộ ngôi Chùa này và xây dựng tiện nghi phòng ốc Tăng xá để mở trường Gia giáo, Tăng chúng theo học rất đông. Trong số các đệ tử của Ngài, có các vị sau này trở nên trụ cột của Phật giáo các tỉnh miền Tây như Hòa Thượng Thích Thành Chí trụ trì chùa Phước Ân ở Rạch Cai Bường, Hòa thượng Thích Thiện Tài, viện chủ chùa Bửu Lâm ở Rạch Cái Bèo, chứng minh đạo sư của Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, Hòa thượng Thích Huệ Từ, trú trì chùa Phước Long ở Rạch Ông Yên, chứng minh đạo sư của Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, Hòa thượng Thích Phước Minh, Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Cần Thơ.
"(1935 - 1995)
Thượng toạ Thích Thiện Thanh , thế danh Nguyễn Văn Sắc, nguyên quán làng Phú Nhuận-Nha Mân, tỉnh Sa Đéc miền Nam nước Việt, sinh năm Ất Hợi (1935). Song thân ngài là Cụ Nguyễn Văn Xướng và Cụ bà Huỳnh Thị Thâu.

Ngài là bậc đồng chơn nhập đạo. Lúc tám tuổi ngài được Đại Lão Hòa Thượng thượng Bửu hạ Chung tiếp độ tại chùa Phước Long Cổ Tự tỉnh Sa Đéc và bổn sư của ngài là Hòa Thượng Huệ Hòa thuộc dòng Lâm Tế gia phổ. Năm lên 15 tuổi ngài thọ Sa di giới với Đại Lão Hòa Thượng thượng Chánh hạ Quả, tại tổ đình Kim Huê tỉnh Sa Đéc với pháp hiệu là Không Sắc, húy Nhất Thanh."
Năm Bính Tý, tháng hai, ngày 15 (08.03.1936) Ngài được cung thỉnh đương vi Pháp sư tại giới đàn chùa Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Lợi, tổng Thạnh Hòa, tỉnh Bạc Liêu. Giới đàn này do Ngài Huệ Viên trụ trì Vĩnh Hòa Tự đương vi Đàn đầu Hòa thượng, Ngài Vạn An tự, Chánh Thành Hòa thượng chứng minh.
Ngài là một Pháp Sư danh tiếng, được Tổ Phi Lai - Chí Thiền mời thuyết giảng tại chùa Phi Lai trong Đại Trai đàn về “ Pháp đếm hơi nhiếp tâm niệm Phật tam muội “ mà Ngài thường truyền dạy cho các đệ tử. Sau Đại Trai đàn, bài pháp này được ghi lại thành sách lưu tại chùa Phi Lai, Châu Đốc.
Trong cuộc đời tu hành, Ngài cùng Pháp lữ Bửu Phước Khai sơn chùa Phước Ân, chủ trương tham gia lao động làm kinh tế để chùa có đủ lương thực tự túc. Nhận thấy ruộng của chùa đều là ruộng gò, năng suất rất thấp. Ngài bèn ra sức cải tạo đất, bằng cách làm lò gạch, đào đất đúc gạch ngói vừa bán có tiền vừa hạ sâu ruộng để có thể cấy lúa hai vụ, đem lại kết quả rất khả quan. Gạch ngói mang hiệu Bửu Tân Long của chùa nổi tiếng, sản phẩm được tiêu thụ tận Sàigòn.
Tuy nhiên, Ngài coi đó chỉ là phương tiện trợ duyên, còn việc tu học mới là căn bản, cho nên sau khi đã đạt mục đích cải tạo ruộng cho chùa, Ngài giao lò gạch lại cho bổn đạo để chuyên chú vào việc tu hành và dìu dắt các đệ tử. Tháng giêng năm Nhâm Thân (1932) Niên hiệu Bảo Đại năm thứ 17, Ngài lại trùng tu chùa một lần nữa được khang trang bằng kết quả làm kinh tế của thời gian qua để phụng trì Tam Bảo. Sau khi trùng tu chùa xong thì Ngài khai Đại giới đàn tại Bổn Tự và Ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.
Năm Nhâm Ngọ (1942) Ngài kiến khai đại giới đàn tại Bổn tự do Ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.
Ngài cũng là một nhà Sư yêu nước, cùng người em ruột là Sáu Phụng pháp danh Trung Nghĩa từng tham gia tổ chức Thiên Địa Hội chống Pháp và bị bắt giam tại bót Thị Đinh. Nhờ Ngài trả lời bằng trí tuệ khôn khéo, nên sớm được trả tự do. Còn em Ngài là ông Sáu Phụng bị đày ra Côn Đảo. Sau cuộc Cách mạng đảo chính Nhật, giành được chính quyền Ngài ủng hộ phong trào Thanh niên Tiền phong, tiến hành Cuộc cách mạng tháng 8 năm Ất Dậu (1945). Khi thực dân Pháp trở lại gây hấn ở Nam bộ, chúng thẳng tay đàn áp cán bộ và khủng bố dân chúng.
Vốn có tài thợ mộc, Ngài nghĩ ra cách giúp đỡ Cách mạng, bằng sáng kiến đóng một cái hộc “đựng lúa của chùa hình vuông, có hai lớp vách để khi quân Pháp đi ruồng bố, Cán bộ chạy đến trốn vào. Còn Ngài thì mắc võng nằm xem kinh. Nhờ vậy, quân Pháp vào chùa chỉ thấy nhà Sư với ông già bà lão và trẻ em, nên không nghi ngờ gì.
Để thể hiện lòng từ bi cứu khổ ban vui, Ngài còn làm các công tác từ thiện xã hội giúp đỡ nhân dân. Ngài cho cất nhà dưỡng lão, tập trung các cụ già, người đau ốm bệnh hoạn không người chăm sóc, kêu gọi bổn đạo phát tâm giúp Ngài lập một nghĩa trang để những người cô thế này có nơi an nghỉ khi họ từ trần.
Duyên Ta Bà quả mãn, hóa duyên ký tất, ngày 14 tháng 4 năm Đinh Hợi (tức ngày 2-6-1947) vào lúc canh năm, tứ chúng vừa công phu khuya xong, Ngài đang nằm trên võng, tay cầm quyển kinh, đưa mắt nhìn khắp tứ chúng đang bao quanh, và nhỏ giọng niệm “A Di Đà Phật Vô Lượng Y Vương “ rồi nhắm mắt an nhiên thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi đời, 46 hạ lạp.
Các dịch phẩm của Ngài gồm có:
- Đốn ngộ nhập đạo yếu môn.
- Vạn pháp qui tâm lục.
- Phật học dị giải....
Chú thích :
(1) Năm Đinh Hợi (1947), Tổ đình Khải Phước Nguyên bị hỏa thiêu,hy sinh vì Tổ quốc do tiêu thổ kháng chiến và Pháp khí bằng đồng thau thì hóa thân vũ khí để chống giặc thực dân Pháp. Tháp và di cốt của Yết Ma Cả được dời về chùa Phước Ân năm Kỷ Tỵ (1989).
(2) Khai Sơn chùa Phước Ân ở Rạch Cai Bường, xã Vĩnh Thạnh, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng tháp.
(3) Khai Sơn chùa Vạn Phước, xã Bình Thủy, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ.
(4) Hiện nay chùa Long Thạnh ở số 3/265 tỉnh lộ 10 xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Do vì thiếu tài liệu tham khảo nên vào đầu thập niên 90, khi cộng tác với Thượng tọa Thích Đồng Bổn để biên tập Danh Tăng tập I còn nhiều thiếu sót, kính mong chư tôn Thiền đức khi đã phát hiện sai sót hoặc có tài liệu gì liên quan, kính xin các Ngài hoan hỷ cung cấp để hoàn thiện tiểu sử này trong những lần tái bản.
Pháp điệt Thích Vân Phong kính soạn




Dear Thay Van Phong,
Cam on Thay da goi bai ve HT Buu Chung, vi an su kha kinh cua Hoa Thuong Thien Thanh, nguoi khai son Chua Phat To o Long Beach, Cali, Hoa Ky, xin Thay goi hinh chan dung cua Hoa Thuong Buu Chung nhe, moi Thay xem:

http://www.quangduc.com/Danhnhanvn/index.html


--
Ven. Thich Nguyen Tang
Quang Duc Buddhist Monastery
105 Lynch Road
Fawkner, VIC 3060. Australia
Tel: 61. 412 794 254
Email: tvquangduc@bigpond.com
Website: http://www.quangduc.com
Facebook: http://www.facebook.com/profile.php?id=643896833&ref=name (Nha Trang)

http://chuatamnguyen.org/Video-Main.html







CHU`A PHA^.T TO^?
http://chuaphatto.net/

http://www.quangduc.com/photo/usa-hoangphap/2010/california/13-5/index.html

CHU`A PHUOC LONG.


CHU`A PHUOC LONG CHO*. MOI AN GIANG.


A DI ĐÀ PHẬT THÂN KIM SẮC, A DI ĐÀ PHẬT THÂN MÀU VÀNG.
Amitabha’s body is the color of gold,

TƯỚNG HẢO QUANG MINH VÔ ĐẲNG LUÂN, TƯỚNG TỐT, ÁNH SÁNG, KHÔNG AI BẰNG. The splendor of his hallmarks has no peer.

BẠCH HÀO UYỂN CHUYỂN NGỦ TU DI, LÔNG TRẮNG CHẶN MÀY XOÁY QUANH NĂM NÚI CAO. The light of his brow shines round a hundred worlds,
HÁM MỤC TRỪNG THANH TỨ ĐẠI HẢI, MẮT XANH LÓNG LÁNH BỐN BỂ LỚN. Wide as the sea are his eyes pure and clear.

QUANG TRUNG HÓA PHẬT VÔ SỐ ỨC, HÀO QUANG HÓA PHẬT VÔ SỐ ỨC, Shining in his brilliance by transformation,

HÓA BỒ TÁT CHÚNG DIỆC VÔ BIÊN, HÓA BỒ TÁT CHÚNG CŨNG KHÔNG NGẰN. Are countless Bodhisattvas and infinite Buddhas.

TỨ THẬP BÁT NGUYỆN ĐỘ CHÚNG SANH, BỐN MƯƠI TÁM NGUYỆN ĐỘ CHÚNG SANH, His forty-eight vows will be our liberation,

CỬU PHẨM HÀM LINH ĐĂNG BỈ NGẠN, CHÍN PHẨM SEN VÀNG LÊN GIẢI THOÁT, In nine lotus-stages we reach the farthest shore.

Homage to the Buddha of the Western Pure Land,Kind and Compassionate Amitabha.


The Hymn of the Buddha Amitabha
Amitabha’s body is the color of gold,
The splendor of his hallmarks has no peer.
The light of his brow shines round a hundred worlds,
Wide as the sea are his eyes pure and clear.
Shining in his brilliance by transformation,
Are countless Bodhisattvas and infinite Buddhas.
His forty-eight vows will be our liberation,
In nine lotus-stages we reach the farthest shore.
Homage to the Buddha of the Western Pure Land,
Kind and Compassionate Amitabha.
(RH 137-138; UW 28 )
Kệ Tán Phật A Di Đà
A Di Đà Phật thân kim sắc.
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân.
Bạch hào uyển chuyển ngũ tu di.
Hám mục trừng thanh tứ đại hải.
Quang trung hóa Phật vô số ức.
Hóa Bồ tát chúng diệc vô biên.
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh.
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật.
(Trích Kinh A Di Đà)


http://linhsontemple.wordpress.com/2008/05/04/buddhas-pictures-and-their-names-english-vietnamese/

http://linhsontemple.wordpress.com/

10 Công Đức Niệm Phật
Trong kinh có nói, người nào chí tâm niệm Phật sẽ được 10 công đức lợi ích như sau:
1. Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp thọ .
2. Thường được vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ .
3. Ngày đêm thường được chư thiên cùng đại lực thần tướng ẩn hình ủng hộ .
4. Tất cả dạ xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại .
5. Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiền, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ .
6. Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán ràng buột .
7. Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A Di Đà .
8. Tâm thường vui vẽ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
9. Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật .
10. Khi mạng chung, tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây Phương Tam Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh Độ hưởng sự an vui không cùng.
Trong kinh lại có nói:
• chí tâm niệm một câu A-Di-Đà, tiêu diệt được tội nặng sinh tử trong 80 ức kiếp.
• chí tâm niệm một câu A-Di-Đà, ánh sáng phát ra xung quanh mình 40 dặm, các loài ác ma đều sợ hãi xa lánh.

CA' TO NHAT O*? ME^KONG RIVER.


LA'.

BO^NG.

TRA'I.





1/ CHA^'T BO^? GA^'P 7 CHA^'T C TRONG TRA'I CAM.
2/ GA^'P 4 LA^`N CHA^'T CALCUM TRONG SU*~A.
3/ GA^'P 2 LA^`N CHA^'T PROTEIN TRONG SU*~A.
4/ GA^'P 4 LA^`N CHA^'T SINH TO^' A TRONG CU? CA` RO^'T.
5/ CHA^'T BO^? GA^'P 3 LA^`N CHA^'T POTASSIUM TRONG TRA'I CHUO^'I.


THA^`N DU*O*.C MORINGA.
India's ancient tradition of ayurveda says the leaves of the Moringa tree prevent 300 diseases. Modern science confirms the basic idea.

NUTRITION.




1/ CHA^'T BO^? GA^'P 7 CHA^'T C TRONG TRA'I CAM.
2/ GA^'P 4 LA^`N CHA^'T CALCUM TRONG SU*~A.
3/ GA^'P 2 LA^`N CHA^'T PROTEIN TRONG SU*~A.
4/ GA^'P 4 LA^`N CHA^'T SINH TO^' A TRONG CU? CA` RO^'T.
5/ CHA^'T BO^? GA^'P 3 LA^`N CHA^'T POTASSIUM TRONG TRA'I CHUO^'I.


THA^`N DU*O*.C MORINGA.
India's ancient tradition of ayurveda says the leaves of the Moringa tree prevent 300 diseases. Modern science confirms the basic idea.







1/ CHA^'T BO^? GA^'P 7 LA^`N CHA^'T C TRONG TRA'I CAM.
2/ GA^'P 4 LA^`N CHA^'T CALCUM TRONG SU*~A.
3/ GA^'P 2 LA^`N CHA^'T PROTEIN TRONG SU*~A.
4/ GA^'P 4 LA^`N CHA^'T SINH TO^' A TRONG CU? CA` RO^'T.
5/ CHA^'T BO^? GA^'P 3 LA^`N CHA^'T POTASSIUM TRONG TRA'I CHUO^'I.