Monday, January 22, 2007

Pháp Hải sinh năm 1895 tại làng Thong Dong ở Sa Đéc





Thiền sư Minh Trí tên đời là Nguyễn Văn Bồng, sinh năm 1885 tại Sa Đéc.

THIỀN SƯ PHÁP HẢI VÀ THIỀN SƯ CHÍ THÀNH

Về các thiền sư Huệ Quang và Khánh Anh, ta sẽ có dịp nói tới trong một chương sau. Ở đây ta phải nhắc tới thiền sư Pháp Hải, một người đã từng triệt để tùy hỷ và ủng hộ công trình của Khánh Hòa. Pháp Hải sinh năm 1895 tại làng Thong Dong ở Sa Đéc, tên đời là Nguyễn Văn An, xuất gia năm mười bảy tuổi, hòa thượng chùa Tây Hưng tịch, ông đều cầu học với hòa thượng chùa Long Phước, Vĩnh Long. Năm hai mươi tám tuổi, ông trú trì chùa Phước Sơn ở quận Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Năm 1933 và 1934, ông đảm trách việc giảng dạy cho Liên Đoàn Học Xã do Khánh Hòa tổ chức tại các chùa Long Hòa, Thiên Phước và Viên Giác. Khi hội Lưỡng Xuyên Phật Học thành lập, ông nhận chức vụ trú trì chùa Long Phước, trụ sở của hội đồng thời ông cũng làm giáo sư cho Phật học đường Lưỡng Xuyên. Sáu năm sau, ông nhận lời về trú trì chùa Hiệp Châu ở Sóc Trăng để hướng dẫn Phật sự cho chi hội Kế Sách của hội Lưỡng Xuyên Phật Học. Bốn năm sau, ông trở lại chùa Long Phước. Sau khi Giáo Hội Tăng Già Nam Việt được thành lập tại chùa Ấn Quang Sài Gòn (1951), ông được mời ra làm trị sự trưởng cho Giáo Hội tại Vĩnh Long. Ông mất năm 1961 vào ngày mồng sáu tháng Tám âm lịch, hưởng thọ sáu mươi sáu tuổi.

(48) Hội Tịnh Độ Cư Sĩ là hậu thân của một hội khác tên là hội Lễ Bái Lục Phương thành lập trên căn bản kinh

Thi Ca La Việt. Hội có một trú sở nhánh tại chùa Hưng an ở Cà Mau, khánh thành vào ngày 24.2.1937. Những nhân vật chính của hội là các ông: Lương Văn Đường, Nguyễn Văn So, Lê Văn Chim, Lại Văn Giáo, Phạm Đình Vĩnh, Trương Văn Thủ, Trần Văn Nhân, Đặng Văn Thìn, Ngô Quang Minh, Ngô Văn Thắng và Nguyễn Văn Thiên.

Thiền sư Minh Trí tên đời là Nguyễn Văn Bồng, sinh năm 1885 tại Sa Đéc. Ông xuất gia năm 33 tuổi và thường hay vân du tìm hái những cây lá có được tính để cứu bệnh cho người. Hội Tịnh Độ Cư Sĩ được thầnh lập năm ông 48 tuổi. Chùa Tân Hưng Long làm lễ khánh thành vào năm 1936. Chính vào năm đó ông được tín đồ xưng là Tông Sư Minh Trí

http://www.quangduc.com/lichsu/17vnpgsuluan3-27.html

Ăn vừa xong, anh Thành hối đi tham quan chiếc đồng hồ đá. Đồng hồ nằm trong khuôn viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh (số 84, đường Hai Bà Trưng). Anh Tuấn nói: “Thuở xa xưa, con người đã chế tạo đồng hồ nước (lậu hồ) rồi đồng hồ cát (sa lậu). Thế kỷ XV, phương Tây chế tạo đồng hồ máy như đồng hồ dây thiều, đồng hồ quả lắc... Ở Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tú bắt chước kỹ thuật phương Tây chế tạo thành công chiếc đồng hồ máy có chuông gọi là “Tự minh chung”. Còn đồng hồ đá được bác vật (kỹ sư) Lâm Văn Lang (1880-1969), người Sa Đéc, Đồng Tháp, chế tác vào đầu thế kỷ 20". Đồng hồ được xây bằng gạch tàu và xi măng, cao khoảng 1m, rộng 0,8m, mặt quay về phía đông, gồm 3 phần: Phần giữa hình chữ nhật đứng, nhô ra phía trước; hai mặt hai bên xây hình vuông bằng gạch tàu, mỗi mặt khắc 6 chữ số La Mã biểu thị số giờ trong ngày theo hình vòng cung. Anh Thuận cho biết: Ánh nang chiếu xuống phần hình chữ nhật nhô ra tạo nên vệt sáng tối. Con số nào nằm giữa hai vệt này là giờ lúc ấy. Chiếc đồng hồ đá độc đáo vừa được Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu tôn tạo và Công ty Du lịch đưa vào chương trình tua của mình.

http://www.baocantho.com.vn/vietnam/gocluhanh/46735/

câu chuyện "Tìm Cha" (Looking For Daddy)

Asia-51: Nhạc Vàng 30 Năm Tình Khúc Sau Cuộc Chiến

Ngày 2/08/2006 - Việt Hải


Sau sự thành công vượt bực của bộ DVD Asia-50 "Vinh Danh Nhật Trường Trần Thiện Thanh", Trung Tâm Asia thừa thắng tiến thêm bước mới nữa là cho ra Asia-51 "Nhạc Vàng 30 Năm, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến". Mục tiêu là trình bày những bài ca khúc hát sau chiến tranh, khi mà Cộng Sản cố tình thủ tiêu dòng nhạc Vàng trong quốc nội. Nhạc Vàng lại ngoi lên sung mãn hơn bao giờ. Mà "Nhạc Vàng" là gì cơ chứ? Theo định nghĩa của những tay văn hóa bưng biền khi về thành trong men say chiến thắng phạng ngay là nhạc của thời Việt Nam Cộng Hòa có nhuốm chất "lãng mạn", có hơi hướm yêu thương thiên bẩm thì bị kết án là nhạc ủy mị, nhạc đồi trụy, đấy là Nhạc Vàng.

Với cái nhìn của tôi, như cái tên tiền định theo nghĩa đen, tức nghĩa rõ ràng nhạc Vàng là nhạc cao quý nhất vì là "Golden music" thì nó sẽ chẳng chết. Theo sách "Văn Hoá, Văn Nghệ... Nam Việt Nam 1954-1975" của Trần Trọng Đăng Đàn, thì báo cáo của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tại kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội, ngày 26 tháng 6, năm 1976 là: “Việc xây dựng nền Văn Hoá mới đuợc tiến hành trong cuộc đấu tranh quét sạch những tàn dư mà Mỹ đã gieo rắc ở miền Nam. Đó là thứ Văn Hoá nô dịch, lai căng, đồi trụy, cực kỳ phản động...” , nên trong khoảng 20 năm của VNCH tất cả văn hóa phẩm "nô dịch" và "đồi trụy" trong đó có nhạc Vàng cần được tiêu hủy. Thế là người ta cho thu gom các băng cassett, dĩa hát, các sách nhạc,... đem đốt hết. Lý do tôi phải mất dài dòng văn tự chỉ vì Asia-51 có chủ đích ôn lại cái quá khứ 30 năm, dài hơn số tuổi của VNCH mà những dòng nhạc Vàng tình ca, vốn mang bản chất con người đã phát triển mạnh tại hải ngoại và ngay cả trong quốc nội khi chính sách bế quan tỏa cảng đã thất bại. Khi bị Cộng Sản kiềm kẹp, người ta cất dấu nghe lén hay dấu kín trong tim. Đó là tính "phản động" và "nguy hiểm" của hệ quả nhạc Vàng.

***

Buổi thu hình cho Asia-51 đã được thực hiện tại thành phố Dallas Fortworth, tiểu bang Texas. Sau đó Trung Tâm Asia (TT Asia) có nhã ý mời một số văn nghệ sĩ, ký giả đến phòng họp Asia xem buổi chiếu Preview, nhờ vậy mà tôi đã ghi nhận những nét hay của DVD mà tôi còn nhớ cho bài viết này.

Những lời mở đầu của MC Nam Lộc giới thiệu mục tiêu của chủ đề (theme) show hát này: "Thay mặt TTAsia và toàn thể nghệ sĩ, xin trân trọng kính chào quý vị. Chúng tôi cũng rất hân hạnh lần đầu tiên được thực hiện chương trình đại nhạc hội thu hình tại Dallas, Texas, một thành phố với cộng đồng người Việt thật sinh động và khuôn mẫu, luôn luôn hỗ trợ các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân tộc. Trong niềm hân hoan đó chúng tôi kính mời quý vị cùng bước vào chương trình: "Nhạc Vàng 30 Năm - Tình Khúc Sau Cuộc Chiến"”.

Anh nhắc lại là ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 thì danh từ Nhạc Vàng được dùng để nói về những ca khúc có nhiều người yêu thích nhất, nó cũng tương tự như chữ Golden Hits ở các quốc gia Âu Mỹ vậy. Tuy nhiên, sau mùa Xuân 1975 thì tình ca ở Việt Nam xem như đã khuất dạng hoặc bị cấm hát, và danh từ Nhạc Vàng được người trong nước sử dụng để nói về những tình khúc dù sáng tác trước hay sau 1975 mà họ vẫn lén lút lắng nghe. Đồng thời cũng để phân biệt với nhạc đỏ, là những ca khúc được viết ra để ca ngợi chế độ hoặc cá nhân trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng hay nhà nước... Trong khi đó thì những tình khúc được sáng tác tại hải ngoại cũng không những là nguồn rung động thuần túy của hạnh phúc tâm tư lứa đôi, mà còn được san sẻ cho tình yêu quê hương đất nước, cho tha nhân, cho gia đình và cho các chiến hữu.

Nam Lộc và nhạc sĩ Trần Quảng Nam giới thiệu một liên khúc có tên "Tình Ca Sau Cuộc Chiến" mở màn gồm 3 ca sĩ Lâm Nhật Tiến, Ngọc Hạ và Đặng Thế Luân trình bày, gồm các nhạc phẩm: Em Còn Nhớ Mùa Xuân của Ngô Thụy Miên, Người Di Tản Buồn của Nam Lộc, Lời Kinh Đêm của Việt Dzũng, Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Anh của Nguyệt Ánh và Mười Năm Tình Cũ của Trần Quảng Nam. Phải nói là top hit Mười Năm Tình Cũ đã đánh dấu cho một giai đoạn chuyển đổi lớn, đã khuyến khích dòng nhạc vàng trở lại tại Việt Nam. Người ta nghe và hát bài này công khai ở nhiều tụ điểm, cũng như ở khắp nơi có người Việt cư ngụ trên thế giới. Cùng hiện diện với Trần Quảng Nam còn có phu nhân của anh, tức nữ nhạc sĩ Tú Minh, tác giả của một top hit nhạc vàng "Hãy Cứ Là Tình Nhân". Kế đến Trần Quảng Nam va Nam Lộc giới thiệu một liên khúc gồm 2 bài Rừng Lá Thay Chưa, nhạc Huỳnh Anh, phổ thơ Hoàng Ngọc Ẩn. Và bài Xót Xa, sáng tác của Lam Phương qua hai tiế[ng hát quen thuộc Phương Dung và Tuấn Vũ.

Tôi nhớ trong bài viết của tôi về nhạc sĩ Ngô Thụy Miên với bài hát Em Còn Nhớ Mùa Xuân, thì sau 1975 anh bị kẹt lại tại Sài Gòn, và người yêu của anh là chị Đoàn Thanh Vân đã di tản ra xứ ngoài, những phút giây nhung nhớ người yêu đã mang anh về dĩ vãng của mùa xuân yêu đương, dĩ vãng không nhạt phai cho tâm tư lắng đọng trong trí tưởng qua bài tình ca đầy lãng mạn “Em còn nhớ mùa xuân” này, trong một bài anh viết về mùa xuân yêu đương và ký ức cũ của Sài Gòn từ những nhà hàng hò hẹn sang phòng trà, những hộp đêm đến quán cơm Bà Cả Đọi như sau:

“Rồi đến là những mùa Xuân của tuổi trẻ, của những háo hức, đợi chờ, của những môi hôn vội vã, vòng tay quấn quít trao nhau trên đường phố thân thương, quán hàng quen thuộc. Em nhớ không, La Pagode, Givral của những sáng hẹn hò, Hoàng Gia, Pôle Nord của những chiều đưa đón, dạo phố tết Nguyễn Huệ, Lê Lợi tấp nập người qua, và những tối ghé quán Bà Cả Đọi, rồi Đêm Mầu Hồng. Cái không khí ấm áp tràn đầy tình thương của quê hương đó, làm sao có thể ngờ được chỉ trong vài tháng đã chỉ còn để lại một mùa Xuân, một mùa Xuân cuối cùng của những đổi thay, những mất mát, tan tác cho cả một thế hệ trẻ chúng ta..."

“Em có bao giờ còn nhớ mùa Xuân Nhớ tháng năm xưa của tuổi dại khờ Nhớ tiếng dương cầm giọng hát trẻ thơ Có thấy bơ vơ ngày tháng đợi chờ Nơi ấy bây giờ còn có mùa Xuân Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần Có mắt nai vàng ngời sáng tình xanh Em có bao giờ thấu cho lòng anh..."

Rồi một video clip thật cảm động do nhóm của Trịnh Hội thu hình lời tâm sự của thân mẫu của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Trịnh Hội thuật lại niềm đau của mẹ anh Nguyễn Trung Cang là nỗi thống khổ khi bà phải nói lại về những ngày cuối đời của anh Cang. Cái đau của một người mẹ không có tiền để mua cho con một ống thuốc chữa trị khi con bà bị lên cơn suyễn. Bà vẫn khóc vì sự ra đi oan nghiệt của anh vì không khả năng chạy thuốc để cứu anh, dù là sự kiện đã qua hơn 20 năm rồi. Nhạc phẩm Anh Vẫn Biết của cố nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, qua phần trình diễn của 7 tiếng hát của Asia Four và Khải Tuấn, Minh Thông và Châu Tuấn.

Một liên khúc gồm 2 bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Anh Bằng, phổ từ thơ của hai thi sĩ nổi danh là Thái Can và Nguyễn Tất Nhiên. Việt Dzũng kể về hai người thi sĩ này. Thái Can là một thi sĩ thời tiền chiến, sinh năm 1910 tại Hà Tĩnh, Bắc phần. Năm 1941, ông học chữ Hán và làm thơ cổ, nên có nhiều người liệt thi sĩ Thái Can vào trường phái thơ cổ. Thế nhưng trong thơ của ông có rất nhiều nét mới, được đăng trên các báo thời đó và được nhiều người yêu mến. Sau này ông vào Nam, và tốt nghiệp Bác sĩ, mở phòng mạch tại Đà Nẵng. Tập thơ của ông được nhiều người biết đến là tập Những Nét Đan Thanh, và bài thơ nhiều người thuộc nhất là bài Anh Biết Em Đi, mà nhạc sĩ Anh Bằng đã phổ thành ca khúc Anh biết em đi chẳng trở về. Riêng về người thi sĩ đa tài nhưng lại vắn số Nguyễn Tất Nhiên, thì ông là một thi sĩ nổi tiếng khi còn là một sinh viên trẻ, với những bài thơ viết cho những cuộc tình của tuổi mộng mơ, nhưng mang những nét phá cách ngỗ ngáo của tuổi trẻ. Những bài thơ của ông được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc và ngay lập tức được giới trẻ đặc biệt yêu mến, những bài hát như Em hiền như Ma Soeur, Thà như giọt mưa, Vì tôi là linh mục,... đã đưa tên tuổi ông lên đến đỉnh cao danh vọng. Ông cùng với gia đình sang Hoa Kỳ tỵ nạn, nhưng lại lâm vào cảnh u uất và qua đời rất tội nghiệp một mình lẻ loi trong một ngôi chùa ở miền nam California, đúng như lời thơ ông đã viết: Người từ trăm năm về như dao nhọn, ta chết âm thầm máu chưa kịp đổ... Về nhạc sĩ Anh Bằng thì ông là một nhạc sĩ sáng tác nhiều nhất từ trong nước ra đến hải ngoại, ông viết đủ mọi thể loại, từ những bài tình ca quê hương, cho đến những ca khúc đấu tranh, và đặc biệt là sau này ông chú trọng nhiều đến việc phổ những bài thơ tuyệt tác thành những ca khúc.

Khán gỉa đã được thưởng thức những bài hát như Chuyện Hoa Sim phổ thơ Hữu Loan, Chuyện Giàn Thiên Lý phổ thơ Yên Thao, Khúc Thụy Du phổ thơ Du Tử Lê,... , và sau đó một liên khúc gồm hai nhạc phẩm Trúc Đào, và Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về, qua phần trình bày của nam ca sĩ Vũ Khanh.

Một tiết mục khá lý thú trong Asia-51 là đề cập đến cố ca sĩ tài hoa Ngọc Lan và TT Mây Productions của anh Trần Thăng. Ngọc Lan là giọng hát được nhiều người thương mến, lưu luyến, để rồi luyến tiếc. Để vinh danh và làm sống lại hình ảnh và tiếng hát Ngọc Lan thì Asia và Mây Productions dự định phối hợp cho ra một DVD đặc biệt về Ngọc Lan sau này. MC Nam Lộc và anh Giám đốc Mây Productions cho biết như vậy. Mây Productions hiện tại thủ đắc bản quyền nhiều tác phẩm về ca sĩ Ngọc Lan nhất. Người ta vẫn nhớ ca khúc Mưa Trên Biển Vắng, do nhạc sĩ Nhật Ngân soạn lời Việt trong lần xuất hiện đầu tiên trên sân khấu Hollywood Night, trong show Asia-51 này được đồng diễn rất độc đáo do kỹ thuật ráp nối giữa hai tiếng hát Ngọc Lan và Lâm Thúy Vân, người nữ ca sĩ có giọng ca xuất sắc đã thành danh ngay từ lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình Asia Đêm Saigon.

Ở trong nước hiện nay đã có phong trào phản kháng của các văn nghệ sĩ, không phải là mới đây mà là từ cả mấy chục năm về trước từ thời Nhân Văn Giai Phẩm, rồi đến phong trào Trăm Hoa Đua Nở, trong văn chương và cả trong âm nhạc... Những gương mặt nổi bật như Phan Khôi, Phùng Cung, Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao, Hữu Loan, Nguyễn Sáng, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Hoàng Tích Linh, Đặng Đình Hưng, Phùng Quán, Trần Dần,... và Hoàng Cầm. Nhà văn Phan Nhật Nam và Việt Dzũng đề cập đến đề tài phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, phong trào Trăm Hoa Đua Nở sau những năm 1954 khi Cộng Sản lên nắm quyền tại miền bắc.

Nhà văn Phan Nhật Nam kể lại: "Phong trào do Nhân Văn-Giai Phẩm đã khởi dựng ở Miền Bắc năm 1956. Vụ án văn hóa chống chế độ độc tài đảng trị Hà Nội lớn nhất cách đây đúng nửa thế kỷ mà hiện nay đang tiếp diễn cùng khắp cả nước dưới nhiều hình thức, với tinh thần quyết liệt hơn, với nhiều thành phần tham dự hơn. Vì xã hội miền Bắc vẫn giữ nguyên tình trạng bất công, áp bức dưới một chế độ còn tệ hại hơn cả tình thế dưới chế độ thực dân của người Pháp. Tình hình tương tự hiện nay của Việt Nam sau 30 tháng 4, 1975. Sau 1954 chỉ một nửa nước là nạn nhân; sau 1975, cả nước lâm cảnh cùng khốn, đoạ đày. Những tạp chí, sách, báo của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm viết năm 1956 đã gây nên tai họa cho bản thân những người cầm bút trong suốt mấy mươi năm, là một biểu hiện của ngọn lửa bất khuất của tầng lớp văn nghệ sĩ Việt Nam nói chung và người Miền Bắc nói riêng. Riêng nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đã khởi động, và lập nên thành tích đối kháng lừng lẫy với những kiện tướng Phan Khôi, Hữu Loan, và Hoàng Cầm".

Theo tôi, khi nói về thơ quê hương của thi sĩ Hoàng Cầm, người ta hẳn còn nhớ đến những bài thơ tuyệt diệu, đầy tình tự quê hương của ông như Lá Diêu Bông, Bên Kia Sông Ðuống, Quả Vườn Ổi, Cây Tam Cúc, Chùa Hương, Về Với Ta,...

Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh Ði mãi tìm sim chẳng chín Ta lên đồi thông nằm miếu Hai Cô Gặm cỏ mưa phùn (Về với ta)

Cỗ bài tam cúc mép cong cong Rút trộm rơm nhà đi trải ổ Chị gọi đôi cây Trầu cay má đỏ Kết xe hồng đưa chị đến quê em.

Trong ký ức miên man của thơ Hoàng Cầm khi ta càng đi sâu vào sự mô tả bằng chữ nghĩa, thì ta càng gần gủi với những miền quê xa xăm của quê hương hơn, ví dụ ông nói về Kinh Bắc, rồi những cánh chuồn chuồn khiêng nắng, đám cưới chuột tưng bừng rộn rã, các buổi hội hè thi ăn mía thổi cơm, thi đánh đu, hát đúm, Hội Gióng, Hội Vân Hà đến trai đời nhà Trần, gái Hậu Lê, Mưa Thuận Thành, và còn nhiều lắm những ký ức bừng dậy trong mộng tưởng. Thơ ông huyền diệu, ẩn chứa nét đẹp đẽ trong những làn sóng nước lăn tăn nô đùa từ ánh mắt nhớ về sông Thương, sông Cầu hay sông Ðuống.

Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc Chiều xưa giẻ quạt voi lồng Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông.

Thơ Hoàng Cầm trải dài theo cuộc đời đầy đặc những tác phẩm của ông như: Hận Nam Quan (kịch thơ, 1944, 1942), Kiều Loan (kịch thơ, 1945), 99 tình khúc (tập thơ tình, 1955); Những niềm tin (thơ dịch, 1965); Men đá vàng (truyện thơ, 1989); Tương lai (kịch thơ, 1995); Bên kia sông Đuống (tập thơ , 1993); Về Kinh Bắc (tập thơ, 1994);...và rồi những tác phẩm văn như Hận ngày xanh (phóng tác theo Lamartine, 1940); Bông sen trắng (phóng tác theo Andersen, 1940); Thoi mộng (truyện tiểu thuyết, 1941), Cây đèn thần (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1941); và Tỉnh giấc mơ vua (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1942). Lược qua về tiểu sử thì thi sĩ Hoàng Cầm có tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; Xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời và cụ thân sinh của ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học và trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, sau đó ông ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, viết lách dịch sách. Vì có kiến thức về dược thảo thuốc bắc, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc rất đắng là Hoàng Cầm. Về khía cạnh văn chương như đã nói ở phần trên, ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, bài thơ Bên Kia Sông Đuống, nhất là vở kịch thơ Kiều Loan và bài thơ Lá Diêu Bông.

MC Trịnh Hội giới thiệu một đoạn video clip đặc biệt vừa được thực hiện với tác giả của nhạc phẩm Sao Em Nở Vội Lấy Chồng, và tác giả của bài thơ Lá Diêu Bông. Trịnh Hội đến thăm thi sĩ Hoàng Cầm, khi đề cập về tình hình đất nước, ông có những suy nghĩ rất lạc quan và tin tưởng mãnh liệt là xứ sở Việt Nam sẽ khá hơn trong tương lai nếu tất cả chúng ta đều mạnh dạn làm điều gì ích lợi cho dân tộc thì cứ làm. Tôi nghe như ngụ ý rằng hãy đứng lên với người trong hay ngoài xứ. Sau video clip là đến bài thơ bất hủ Lá Diêu Bông của thi sĩ Hoàng Cầm, qua dòng nhạc của Trần Tiến, là nhạc phẩm Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng qua tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Tuyền trong tiết mục về nhà thơ Hoàng Cầm.

Một trong những nhạc sĩ góp phần đắc lực vào phong trào tạo ra nhạc Vàng từ những năm đầu 80’s là Đức Huy. Nhạc sĩ Đức Huy sáng tác nhiều bài tình ca nổi tiếng như: Đường Xa Ướt Mưa, Để Quên Con Tim, Người Tình Trăm Năm, Bay Đi Cánh Chim Biển, Mùa Thu Ru Em, Yêu Em Dài Lâu, Và Tôi Cũng Yêu Em, Và Con Tim Đã Vui Trở Lại,... và Đừng Xa Em Đêm Nay. Năm 1982 anh cho ra một băng cassette mang tựa đề Yêu Em Dài Lâu. Vào những năm 94, 95 sự xuất hiện của nhạc phẩm Đừng Xa Em Đêm Nay với giọng hát trữ tình của Thảo My đã trở thành một thứ âm thanh quen thuộc, và được yêu chuộng vì tính chất lãng mạn của nhạc phẩm, cũng như chất giọng truyền cảm đó đã làm cho bài hát dễ thăng hoa. Có lẽ cũng vì dòng nhạc tình ca của Đức Huy quá đặc biệt nên đã được nồng nhiệt đón nhận không những chỉ tại hải ngoại mà còn lan rộng rãi cả ở trong nước nữa. Khi lên các website trong xứ chấm điểm thì nhiều bài ca của Đức Huy được xếp hạng cao, mà trong đó có Đừng Xa Em Đêm Nay. Nhưng sau sự thành công nổi bật đó lại báo hiệu một định mệnh và duyên số đối với người hát cũng người sáng tác.

Theo tạp chí People có bài viết về một cô bé Việt Nam. Chuyện ban đầu thương tâm, nhưng đọan cuối cho thấy nỗi hạnh phúc của tình phụ tử. Vào chiều 29/4/1975, cô bé 7 tuổi Phương Thảo sống tại thị xã Sa Đéc nhỏ bé của mình lại nhốn nháo một cách khác thường trong hoang mang. Sáng ngày 30 khi thức dậy, cô nghe thấy hai chữ "giải phóng". Hai chữ ấy đã mang đến những thay đổi lớn lao trong cuộc đời cô gái Việt lai Mỹ, thuở nhỏ cô đơn, lạc lỏng giữa chúng bạn với cái tên "Mỹ lai". Ngày 30/4/1975 thì cô bé lại được ông bà dẫn đi trốn bên nhà dì, đợi khi tình hình ổn định mới quay về. Những cô nhỏ bạn hồi ấy đã trốn ba mẹ đi coi tụi Việt cộng, về kể lại: "Thấy Việt cộng đội nón tai bèo là trùm mền".

Vượt qua tất cả những năm tháng khó khăn gánh vác gia đình cùng mẹ và người em khác cha, cô gái ấy đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng, Phương Thảo. Và nhờ giọng hát nổi tiếng này, Phương Thảo tìm lại được người cha ở bên kia bờ đại dương, sau 28 năm xa cách. Ngoài ra, Phương Thảo cũng đã từng xuất hiện trên chương trình rất nổi tiếng 20/20 với Barbara Walters của đài ABC qua câu chuyện "Tìm Cha" (Looking For Daddy) mà Asia-51 cho trình chiếu video clip.

Tôi cũng xem trong một bài báo phỏng vấn, Phương Thảo tâm sự về những ngày xa xưa:

"Thuở nhỏ, Thảo đã không sống gần mẹ, chỉ sống với ông bà, đã phải luôn luôn quay đi khi trông thấy những đứa bé như mình được ba mẹ dắt đi trên đường, bị chọc hoài là "Mỹ lai". Có lẽ vì thế mà Thảo luôn sống thu mình lại trong một cảm giác cô đơn, đi ra đường thì lưạ những chổ ít người mà đi..."

Phương Thảo kể tiếp về người cha Mỹ như sau:

"Năm 1967 ông từng làm cố vấn ở huyện Hoà Long, tỉnh Sa Đéc, đến năm 1968 về nước, lập gia đình nhưng lại không có con. Cuộc tìm kiếm thực ra ban đầu rất mong manh. Hồi đó là năm 1990, ông Thomas Bass, một nhà báo Mỹ đang thực hiện đề tài về những đứa con lai tại Việt Nam, qua giới thiệu có tìm gặp Thảo. Ông đã lục tìm hồ sơ ở khắp 20 tiểu bang, đến năm 1993, có một cú điện thoại báo cho Thảo biết đã tìm thấy ba. Điều đầu tiên ba viết trong lá thư gửi về là ông bị sốc lớn khi biết mình có một đứa con và lại là đứa con ở Việt Nam. Ông kể những ý thích của mình: yêu súc vật, yêu thiên nhiên, tính hài hước..., tất cả đều giống Thảo. Chỉ có điều ông ngạc nhiên là bên nhà ông không ai có giọng hát cả. Năm 1996 về lại Việt Nam, một trong những từ tiếng Việt đầu tiên ông nói là "nước mắm", ông về thăm lại Sa Đéc và kinh ngạc về sự thay đổi ở đây. Ông không chịu ở khách sạn mà muốn về nhà ở cùng vợ chồng Thảo. Niềm vui nhất của Thảo khi tìm thấy ba là để bé Na Na cũng có ông bà ngoại như những đứa trẻ khác, không như Thảo ngày xưa.".

Sau sự hạnh phúc tìm lại người cha, Phương Thảo đề cập đến hạnh phúc hôn nhân của mình:

"Thảo hát từ khi còn nhỏ. Trong những lúc cô độc nhất, vất vả nhất, đấy chính là chỗ dưạ tinh thần lớn nhất và gần như duy nhất. Nhờ ca hát mà Thảo tìm được cha mình, tìm được tình yêu và hạnh phúc ngày hôm nay... Năm 1989, anh Ngọc Lễ gặp Thảo khi ấy, anh là trưởng ban nhạc tại phòng trà Cửu Long. "Ai cho em tình yêu" là bài hát đầu tiên anh Lễ viết cho Thảo dự thi Giọng hát hay Thành phố và đoạt giải Ba . Nhưng mỗi người lúc ấy đều đã và sắp có một cuộc sống gia đình riêng. Và rồi tất cả đều tan vỡ. Cuộc hôn nhân đầu tiên khiến Thảo sa sút tinh thần cực độ, còn sự nghiệp thì dậm chân tại chỗ. Năm 1993, hai người gặp lại nhau và ngay lập tức đã nghĩ rằng không thể xa rời. Tình yêu đã khiến chúng tôi nhìn thấy con đường đi riêng cho mình, anh Lễ thì cố gắng viết hay cho người yêu hát, còn Thảo cũng không nôn nóng, phải tập cho thành công mới thôi... Trải qua những đổ vỡ, Thảo càng qúy những gì mình đang có. Từ nhỏ, Thảo đã mơ một cuộc sống gia đình có cha, mẹ, con cái và cả hai đều cố gắng cho con mình có những gì mình không có. Chúng tôi là hai người giống nhau, đều yêu cuộc sống gia đình và tự làm các việc trong gia đình."

Đó là câu chuyện về người con gái mang hai dòng máu, may mắn sau cùng tìm được cha mình và được gặp người phối ngẫu, cũng là đồng nghiệp chửng chạc về quan niệm hôn nhân. Điểm đặc biệt là Ngọc Lễ sáng tác nhạc và Phương Thảo ca nhạc Ngọc Lễ. Asia-51 trình chiếu bài nhạc Xe Đạp của Ngọc Lễ, qua ba giọng ca Phương Thảo, Ngọc Lễ và Thùy Hương.

Nói về thi sĩ làm thơ tặng vợ mình, chúng ta không thể quên bài thơ bất tử của nhà thơ Vị Xuyên Trần Tế Xương (1870-1907), qua bài Thương Vợ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo xèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ, âu đành phận Năm nắng mười mưa, dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc! Có chồng hờ hững cũng như không !

Thi sĩ Tú Xương ví von cái công lao nhọc nhằn của vợ mình như thân cò ốm yếu gồng gánh cả trách nhiệm lo cho gia đình. Từ đó văn chương Việt Nam dùng hình ảnh con cò tiêu biểu cho người đàn bà Việt Nam, vốn thủy chung và lo lắng gánh vác việc nhà. Sau biến cố tháng 4, 1975 người ta mục kích hàng triệu con cò thăm nuôi tù nhân Việt Nam Cộng Hòa, bị giam hãm trong những trại tù trong vùng rừng sâu hẻo lánh. Tôi lắng nghe sự giới thiệu về về bài ca kế tiếp, Con Cò, nhạc Nguyệt Ánh, qua tiếng hát Băng Tâm.

MC Nam Lộc nói: " Trong văn chương Việt Nam thì Con Cò là một hình bóng quen thuộc, rất gần gũi và đi vào đời sống con người một cách sâu đậm nhất. Qua văn học dân gian thì Cò lại còn tượng trưng cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với tấm lòng thủy chung và hy sinh cao đẹp. Đó cũng là lý do mà sau biến cố 1975, nhiều bài hát đã được các nhạc sĩ sáng tác để ca ngợi cũng như để nói lên thân phận nhọc nhằn của những người đàn bà Việt Nam sau cuộc chiến. Đặc biệt là những người Vợ Tù Cải Tạo, họ đã phải dầm dãi nắng mưa, để tần tảo nuôi con và vất vả thăm chồng. Nỗi chua xót và cay đắng này đã được một số các chứng nhân ghi lại thành những bút ký hầu lưu truyền cho hậu thế về một khúc quanh bi thảm của lịch sử Việt Nam."

Thật vậy, tôi nghĩ những người Vợ Tù Cải Tạo cần được vinh danh vì công lao vô bờ bến của họ khi nuôi con ở nhà, mà còn phải thăm nuôi chồng bị tù đày.

Chương trình Asia-51 DVD dài lắm, có nhiều bài hát trong chủ đề "Nhạc Vàng 30 Năm, Những Tình Khúc Sau Cuộc Chiến". Tôi chỉ viết lại một số những bài hát tiêu biểu mà tôi nhớ sau khi xem phần Preview xong mà thôi. Asia-51 đã ôn lại một số những tình khúc điển hình cho 30 năm âm nhạc của quê hương Việt Nam kể từ sau tháng Tư 1975. 30 năm với bao đổi thay biến hóa, bao nỗi trăn trở thăng trầm, và bao điều mất mát tàn phai. Nhưng âm nhạc Việt Nam vẫn còn đó, vẫn tồn tại trong trí nhớ và hằn sâu trong tim của những người thưởng ngoạn yêu dấu lấy nó, như Nam Lộc nói, không có một sức mạnh nào hoặc một chế độ nào có thể hủy diệt được sự kiện đó. Như dòng lịch sử của quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta, dù đã trải qua bao lần bị giặc ngoại xâm, bao lần bị thôn tính đô hộ, bao lần thay đổi chế độ, nhưng quê hương ta vẫn sừng sửng còn lại đó. Dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại, và con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình vẫn còn đó, vẫn là con người vốn mang trái tim nhân bản. Và giòng nhạc Vàng vẫn trải dài thêm cho thấy rằng không ai có thể ngăn cản những bài tình ca mở rộng, như những vòng tay ân tình, như những bước chân của người Việt Nam đang trải rộng khắp mặt địa cầu. Như một sáng tác của nhạc sĩ Trúc Hồ cảm nhận qua chuyến đi thăm viếng thủ đô Tiệp Khắc vào năm 2000 bắt đầu cho một thiên niên kỷ mới. Trúc Hồ cô đơn lang thang trên xứ lạ quê người, nhưng rồi anh xao xuyến khi nhìn dân Tiệp Khắc ăn mừng tự do sau cuộc cách mạng Đông Âu thành công, chợt thương cho đất nước Việt Nam vẫn còn chờ đợi ngày mai tươi sáng... và rồi từ đó nhạc phẩm Con Đường Việt Nam của anh ra đời để đón chào ngày vận hội mới, để "Nhớ khi tuổi thơ dại,... Tiếng khuya mẹ ru hời,...Thành tiếng quê hương đậm đà,...Từ những con đường Việt Nam", và như ước mơ "Đã bao năm rồi đó, Thôi không còn nữa".

Đó là nhạc phẩm Con Đường Việt Nam, nhạc Trúc Hồ, lời Anh Bằng, bài hợp ca bởi toàn bộ các ca sĩ góp mặt trong Asia-51 trước khi kết thúc chương trình. Những âm vang chan hòa trong hí viện có sân khấu hoành tráng, ánh đèn muôn màu lộng lẫy của Dallas Fortworth. Vâng, ta mơ một ngày mai như thủ đô Praha (Prague) của Tiệp Khắc chan hòa niềm vui để tất cả chúng ta cùng nắm tay nhau trở về những con đường quê hương Việt Nam, khi quê hương an bình tự do thật sự... "Đã bao năm rồi đó, Thôi không còn nữa".

Một DVD xuất sắc như ý tưởng mà tôi vừa xem xong.

Việt Hải Los Angeles

http://www.huongduong.com.au/article_1105.html

Hạm Phó là Thiếu Tá HQ. Nguyễn Thành Trí, sinh năm 1941 tại Sa Đéc,

Tháng 1, Nhớ Trận Hải Chiến Hoàng Sa VNCH - Trung Cộng

Không kể thời Bắc thuộc,trong dòng sử VN ta thấy có một vài vua chúa vì muốn giữ chiếc ngai vàng cho riêng mình, nên năm 1405 Hồ Quý Ly dâng cho giặc Minh đất Cổ Lâu (Lạng Sơn), Mạc Đăng Dung nhượng vùng La Phù vào năm 1540 và các chúa Trịnh cho giặc Bắc nhiều hang động của nước Nam, dọc theo biên giới Hoa Việt.

Thời cận sử, từ năm 1930 cho tới ngày nay, cọng đảng đệ tam quốc tế và Hồ Chí Minh dám công khai nhượng bán hết đất biên giới, tới biển đảo cho giặc Tàu, mà nay người nào cũng đều biết. Vậy mà lúc nào, cũng nói Trần Thiểm Bình, Hồ Quý Ly, Lê Chiêu Thống.. .cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mã tổ. Chỉ riêng thành tích bán nước cho giặc Tàu, thì Hồ Chí Minh và đảng VC, còn tệ mạt gấp ngàn vạn lần, những nhân vật bị đời bêu rếu. Tóm lại, ai nói hay nghĩ thế nào cũng được nhưng chắc chắc với một chánh quyền tham tàn, bạo ngược, hại dân và nhất là công khai bán nước và quốc thể cho ngoại bang, nên dù VC có được Trung Cộng hay Hoa Kỳ chống lưng, bảo vệ..thì sự sụp đổ của chế độ thối nát trên, nay đang sơn son thiếp vàng để bịp người, cũng chỉ là một lâu đài trên cát, chờ giờ sụp đổ như bao thiên đàng xã nghĩa đã tan tành, để bọn chóp bu sâu bọ đội lớp người đang uống máu dân đen khổ đau nhục hận, bị đồng bào trong và ngoài nước, lôi ra trước quốc dân và Tòa Án lịch sử đền tội.

Mới đây báo chí Trung Cộng đăng tin giặc Tàu đã chiếm vùng núi Lao Sơn tại biên giới Hoa Việt, trong cuộc chiến giữa hai nước từ 1979-1985. Chuyện này cũng chẳng có gì lạ, vì mấy năm qua, dư luận báo chí trong và ngoài nước đã không ngớt tố cáo Việt Cộng vì quyền lợi đảng và cá nhân của chóp bu, nên đã đem rất nhiều đất biên giới, đảo, biển và vùng đánh cá để dâng hiến cho chủ. Tóm lại đó chỉ là lấy vải the che mắt thánh, hòng chạy tội với quốc dân đồng bào mà thôi.

Tháng 7-1954, ngay khi chữ ký trên văn bản ngưng bắn tại Genève, chưa ráo mực, thì Hồ Chí Minh đã nghĩ ngay tới chuyện chiếm miền Nam, để tron gói vơ vét và toàn quyền trên ngai vàng máu lệ. Do ý đồ trên, Hồ đã gài lại một số lớn cán binh bộ đội nằm vùng khắp lãnh thổ VNCH, khi có lệnh tập kết. Để chuyển quân cũng như tiếp tế, Hồ mở con đường chiến lược Trường Sơn trên bộ, xuyên qua lãnh thổ Lào và Kampuchia . Về mặt biển, Hồ thành lập đường 559B giao cho Đồng văn Cống chỉ huy, và dĩ nhiên, muốn an toàn, đầu tiên là phải nhổ tuyệt hai tiền đồn của QLVNCH trấn đóng trên quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, đất đai thuộc lãnh thổ từ lâu đời của dân tộc Đại Việt, đã được tổ tiên bảo toàn từ thời Hậu Lê, Nhà Nguyễn.. nằm trong Đông Hải.

Theo bản tin của UPI-AFB ngày 23-9-1958, được báo chí của Trung Cộng lẫn Việt Cộng đăng tải. Những tài liệu này, hiện vẫn được lưu trữ tại các thư viện quốc tế như Luân Đôn, Paris, Hoa Thịnh Đón, Bắc Kinh...kể cả Hà Nội. Nhờ đó, ta mới biết được, vào ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng lúc đó là thủ tướng,theo lệnh của chủ tịch nước và đảng VC là Hồ Chí Minh, đả cam kết với Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Cộng, bằng văn kiện xác quyết như sau 'Chính phủ VNDCCH, tôn trọng quyết định, lãnh hải 12 hải lý cũng như hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, là Tây Sa-Nam Sa, của Trung Cộng'. Ngày 22-9-1958, Đại sứ VC tại Bắc Kinh là Nguyễn Khang, dâng văn kiện xác nhận điều trên, do Phạm Văn Đồng ký, lên Thiên Triều. Ngay cả khi đã cướp chiếm được hoàn toàn miền Nam VN, vào tháng 5-1976, trên tờ Sài Gòn Giải Phóng của VC nằm vùng Ngô Công Đức, Lý Quý Chung..vẫn còn đăng lời xác nhận của đảng VC, là Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Cộng. Khôi hài hơn, VC nói, vì ta và Tàu sông liền sông, núi dính núi, nên Hoàng Sa-Trường Sa, của ai cũng thế thôi, nên VC muốn lấy lại đảo,lúc nào Trung Cộng vẫn sẵn sàng giao trả'. Luận điệu trên, rõ ràng VC đã xác nhận VN là thuộc địa của Tàu Cộng. Dù ngày 14-3-1988, VC và Trung Cộng đã giao tranh đẳm máu tại Trường Sa. ngay sau đó, trên tờ Nhân Dân, số ra ngày 26-4-1988, VC vẫn xác nhận sự kiện Hồ Chí Minh bán hai đảo cho Tàu năm 1958 là đúng. Bởi có vậy, Trung Cộng mới viện trợ súng đạn, gạo tiền và cả triệu quân, để VC đánh chiếm VNCH từ 1955-1975.

1-QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VN:

Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo chính sử cũng như những tài liệu của ngoại quốc như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Hoàng Việt địa dư chí thời vua Minh Mạng, Quảng Ngãi tỉnh trí của các Tuần Vũ Nguyễn Bá Trác và Nguyễn Đình Chi, Quảng Ngãi nhất thống chí của Lê Ngại.đều đề cập tới và xác nhận đó lãnh thổ lâu đời của Đại Việt. Với các tác phẩm ngoại quốc, có nhiều thiên ký sự của các giáo sĩ Thiên Chúa trên tàu Amphitrite, viết năm 1701, của Đô Đốc Pháp tên là D'Estaing viết năm 1768 rằng :' Sự giao thông giữa đất liền và các đảo Paracel (Hoàng Sa) rất nguy hiểm, khó khăn nhưng Người Đại Việt chỉ dùng các thuyền nhỏ, lại có thể đi lại dễ dàng.' Nhưng quan trọng nhất, là tác phẩm viết về Hoàng Sa của Đổ Bá tự Công Đạo, viết năm Chính Hòa thứ 7 (1686), trong đó có bản đồ Bãi Cát Vàng :' Đảo phỏng chừng 600 dặm chiều dài và 20 dặm bề ngang. Vị trí nằm giữa cửa Đại Chiêm và Quyết Mông. Hằng năm vào cuối mùa đông, các chúa Nguyễn Đàng Trong, cho Hải Đội Hoàng Sa gồm 18 chiến thuyền đến nơi tuần trú.' Năm 1776, trong tác phẩm 'Phủ Biên tạp lục', Lê Quý Đôn đã viết một cách rõ ràng:' Trước đây, các Chúa Nguyễn đã đặt Đội Hoàng Sa 70 suất, tuyển lính tại Xã An Vĩnh, cắt phiên mỗi năm vào tháng 2 ra đi, mang theo lương thực 6 tháng. Dùng loại thuyền câu nhỏ, gồm 5 chiếc, mất 3 ngày 3 đêm, từ đất liền tới đảo.'

Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của VN ngay khi người Việt từ đàng ngoài tới định cư tại Phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào khoảng thế kỷ thứ XV sau tây lịch. Hai qua72n đảo trên nằm ngoài khơi Đông Hải : Hoàng Sa ở phía bắc và Trường Sa nằm về cực nam gần Côn Đảo.

* QUẦN ĐẢO HOÀNG SA: Nằm giữa hai kinh tuyến đông 111-112 độ và vĩ tuyến bắc 15 độ 45 - 17 độ 05. Đây là một chuổi đảo gồm 120 hòn lớn nhỏ nhưng qui tụ thành bốn nhóm chính. Muốn tới đảo, nếu khởi hành từ Đà Nẳng, bằng tau của Hải quân phải mất 10 giờ (chừng 170 hải lý), theo hướng 083. Bốn nhóm đảo chính là :

- NHÓM NGUYỆT THIỀM (CROISSANT): gồm các đảo Cam Tuyền hay Hửu Nhật (Robert), hình tròn, diện tích om2032, là đảo san hô nên có nhiều phốt phát. Toàn đảo chỉ có chim hải âu trú ngụ , tuyệt nhiên không có bóng người. Đảo Quang Hòa Đông (Duncan), diện tích 0 km2 48, phía đông đảo là rừng cây phốt phát và nhàn nhàn, phía tây toàn san hô là mơi trú ngụ của chim hải âu. Đảo Quang Hòa Tây (Palon Island) , hình tròn, diện tích 0km241, trên đảo toàn cây nhàn nhàn và phốt phát , đảo toàn san hô chỉ có chim ở. Đảo Dung Mộng (Drummond) hình bầu dục, diện tích 0km241, toàn đảo chỉ có nhàn nhàn và phốt phát. Giữa đảo có một vùng đất rộng, thời Đệ 1 Cộng Hòa trước tháng 11-1963, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến trấn đóng tại đây để bảo vệ lãnh thổ. Hiện trên đảo vẫn cò hai ngôi mộ lính VNCH và 3 ngôi mộ cổ khác với mộ bia viết bằng chử Hán.

Trong số này quan trong nhất vẫn là đảo Hoàng Sa (Pattle) có hình chữ nhật, chu vi 2100m, diện tích 0km230. Đảo nay đã được khai phá từ lâu đời, nên có nhiều công trình kiến trúc như Đồn quân trú phòng, Sở khí tượng, Hải đăng và cầu tàu để các chiếm hạm Hải quân/VNCH cập bến. Trên đảo có một ngôi miếu cổ thờ Bà Chúa Đảo và do một Trung đội Địa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Quảng Nam trấn đóng.

Đảo Vỉnh Lạc hay Quang Ảnh (Money) nằm biệt lập không thuộc nhóm đảo Nguyệt Thiềm, hình bầu dục, diện tích 0, 50 km2. Trên đảo toàn nhàn nhàn, phốt phát và một loại cây cao trên 5m, có trái như mít. Toàn đảo không có người ở.

Đảo Linh Côn (Lincoln) cũng năm biệt lập và đã bị Đài Loan cưởng chiếm vào tháng 12-1946 khi Trung Hoa Dân Quốc, được lệnh LHQ tới đảo giải giới quân Nhật đang trú đóng trên đảo.

- NHÓM TUYÊN ĐỨC (AMPHITRITE): cũng bị Đài Loan chiếm năm 1946, nằm về phía bắc đảo Hoàng Sa, gồm 16 đảo nhỏ , trong số này quan trong nhất có đảo Phú Lâm (Woody Island) , dài 3700m, rộng 2800m. Trên đảo có nhiều cây ăn trái như dừa, được Nhật Bổn khai thác phốt phát từ thời Pháp thuộc. Năm 1950, Trung Cộng đánh đuổi Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan, chiếm lục địa và luôn các hải đảo của VN, xây phi trường, làm đường xá, lập căn cứ quân sự. Đây là nơi giặc Tàu phát xuất, tấn công chiếm các đảo của VN sau này.

* QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA: gồm chín đảo lớn nhỏ, nằm giữa hải phận của cac nước VN, Phi Luật Tân, Srawak. Trong số này đảo lớn nhất là Trường Sa (Sparley), dài 700m, ngang 200m, nằm ở kinh tuyến 114 độ 25 và vĩ tuyến 19 độ 10 bắc. Đảo cấu tạo bởi san hô, có nhiều hải âu trú ngụ, đẻ trứng rất to. Trên đó có nhiều loại cây ăn trái vùng nhiệt đới như dừa, bàng, mù u, nhàn nhàn, rau sam

* ĐỘI HOÀNG SA *

Theo sử liệu cũng như nhân chứng, thì buổi trước, Đội Hoàng Sa tập trung tại Vươn Đồn, để luyện tập cũng như sửa chữa thuyền bè và nhận lệnh thượng cấp. Trước khi xuất quân, Đội đến Miếu Hoàng Sa tế lễ. Đây là một ngôi nhà gồm 3 gian, làm bằng gỗ tốt, lợp tranh dầy, mặt Miếu quay ra cửa Sa Kỳ, trước có 2 cây gạo cổ thụ. Trong Miếu thờ Một Bộ Xương Cá Ông rất lớn. Theo người địa phương, hơn 300 năm về trước, Ông lụy tại Hoàng Sa, nhưng đã được Hải Đội dìu về đất liền. Sau ba năm chôn cất, những người lính, thỉnh cốt vào thờ trong Miếu . Từ đó về sau, hằng năm vào tháng 6, khi những người lính ,mãn phiên từ Hoàng Sa trở về, dân làng tổ chức cúng lễ tại Miếu, gọi là ' Đánh Trống Tựu Xôi'.

Từ thị xã Quảng Ngãi, qua cầu Trà Khúc, bỏ quốc lộ 1, rẻ vào quốc lộ 24B, ngang qua Làng Sơn Mỹ dưới chân Núi Thiên Ấn, chừng 5 km, thì rẽ vào một con đường đất đỏ, chạy giữa sông Kinh và rừng dương sát biển. Đó là xã Tịnh Kỳ, thuộc Huyện Sơn Tịnh, nơi khai sinh Hải Đội Hoàng Sa, khoảng mấy trăm về trước, thời các Chúa Nguyễn, Nam Hà, thuộc Đại Việt. Theo Quảng Ngãi địa dư chí, vùng đất này, trước năm 1898 thuộc trấn Bình Sơn. Năm Thành Thái thứ 10, tách ra thành 2 Huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh.. Sau tháng 8-1945, khu Tịnh Kỳ được hoàn thành bởi ba xã An Kỳ-An Vịnh và Kỳ Xuyên. Xưa vùng này là một cù lao, nằm cách đất liền, phải dùng ghe vào các bến Mỹ Khê, Chợ Mới, Sa Kỳ hay xa hơn là Thị Xã Quảng Ngải và các Thị Trấn Ba Gia, Đồng Ké, Sông Vê, Ba Tơ. Từ năm 1993, qua việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất nên hải cảng Sa Kỳ đã được mở rộng, đồng thời với con đường , chạy từ cầu Khê Kỳ, qua Cửa Lở tới Kỳ Xuyên. Có lẽ do địa thế sông nước bao quanh, nên từ mấy trăm năm về trước, Các Vị Chúa Nguyễn đã chọn An Vĩnh làm căn cứ, đặt Hải Đội Hoàng Sa, với nhiệm vụ bảo vệ hải đảo, cũng như khai thác các tài nguyên ngoài Đông Hải. Đình làng An Vĩnh trước đây rất đồ xộ, là nơi Xuân thu nhị kỳ cúng tế những người lính Hoàng Sa, nay đả đổ nát, chỉ còn lại Chiếc Cổng Tam Quan. Điều này đủ để minh chứng với thế giới, việc Quần Đảo Hoàng Sa-Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Đại Việt. Người Tàu chỉ ỷ vào sức mạnh và tờ văn khế bán nước của Phạm Văn Đồng năm 1958, để cướp chiếm nước ta, như sau này chúng đã làm tại biên giới Việt Trung và Lãnh Hải trong Vịnh Bắc Việt.

Ở đây, hiện còn nhà thờ Cai Đôi Phạm Quang Ánh, là người được Vua Gia Long cử ra Hoàng Sa năm 1815, đo đạc, khảo sát lộ trình và tổ chức Hải Đội. Ông được nhà Nguyễn phong chức Thượng Đẳng Thần khi mất. Tóm lại, từ thời các Chúa Nguyễn (1558-1783), nhà Tây Sơn (1788-1802), Nhà Nguyễn (1802-1945), đã có Hải Đội Hoàng Sa. Đặc biệt, năm 1836, Minh Mạng thứ 17, quần đảo Paracel hay bãi cát vàng, được Công Bộ, đặt tên là 'Bản Quốc Hải Cương Hoàng Sa Xứ, Tối thị Hiểm Yếu'.

Từ năm 1954, Hoàng Sa là một đơn vị hành chánh thuộc tỉnh Quảng Nam-VNCH, được Tiểu Đoàn 1/TQLC bảo vệ. Từ năm 1959 tới 1974, Đảo do các Đơn Vị DPQ/Quảng Nam trú đóng. Giống như Quần Đảo Trường Sa ở phía Nam, cũng là một đơn vị hành chánh , của tỉnh Phước Tuy và do DPQ của tỉnh này bảo vệ, cho tới ngày 30-4-1975.

* TRUNG CỘNG CƯỚP CHIẾM HOÀNG SA *

Thật sự người Tàu chỉ chú ý tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN từ đầu thế kỷ XX vì dầu hỏa, khí đốt và vị trí chiến lược của hai đảo trên. Sự tranh dành cướp chiếm bắt đầu từ thời VN bị thực dân Pháp đô hộ, vì mất chủ quyền nên không vòm binh lực để bảo vệ lãnh thổ riêng của mình.

- 1907 Tổng đốc Quảng Châu đòi chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.

- 1909 Hải quân Nhà Thanh tới Hoàng Sa hai lần, cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát đạn đại bác để thị oai.

-Ngày 30-4-1921 chính quyền Quảng Đông, ký văn thư số 831 tự động sáp nhập quần đảo Hoàng Sa của VN vào đảo Hải Nam nhưng đã bị Triều đình Huế phản đối dữ dội vào năm 1923.

- Năm 1933 , Pháp vì bị báo chí trong nước phản đối dữ dội, nên đã đem hải quân ra đánh đuổi quân Tàu, chiếm lại quần đảo Hoàng Sa, lập đồn binh, cầu tàu, đài khí tượng trên hai đảo chính Hoàng Sa, Trường Sa.

- Tháng 12/1946 Đài Loan lợi dụng việc giải giới Nhật, đã chiếm đảo Phú Lâm trong nhóm Tuyên Đức trong quần đao Hoàng Sa. Đảo này lại lọt vào Trung Cộng khi Mao Trạch Đông chiếm lục địa Trung Hoa.

- Ngày 4/12/1950 Chu Ân Lai lớn tiếng đòi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

- Năm 1956 Trung Cộng lén lút chiếm thêm đảo Linh Côn trong quần đảo Hoàng Sa, đang thuộc chủ quyền VNCH.

- Ngày 21/12/1959 Hải quân VNCH với sự trợ chiến của Tiểu đoàn 1 Thủy Chiến Lục Chiến , đã đánh Tàu Cộng , chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hòa trong nhóm Nguyệt Thiềm, bắt giữ 84 tù binh và 5 thuyền binh nguy trang tàu đánh cá. Ngày 27/2/1959 Trung Cộng sau khi thua trận, đã ra thông cáo mạt sát Chính phủ VNCH xâm phạm chủ quyền của Tàu, vì chính Hô Chí Minh cũng như Pham văn Đồng đã chính thức xác nhận bằng văn kiện, là hai quần đảo trên qua tên Tây Sa, Nam Sa là lãnh thổ của Trung Hoa. Tuy nhiên để giữ hòa khí giữa hai nước, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã thả hết số tù binh trên về nước.

Từ ngày 4-9-1958, Trung Cộng vẽ bản đồ mới và tuyên bố lãnh hải của mình là 12 hải lý. Bản tuyên cáo này chỉ có Bắc Hàn công nhận đầu tiên. Tại Bắc Việt, Hồ Chí Minh họp đảng để nhất trí và ban lệnh cho Phạm Văn Đồng, ký nghị định công nhận ngày 14-9-1958. Ngày 9-1-1974, Kissinger tới Bắc Kinh mật đàm với Mao Trạch Đông, được cho coi văn kiện mà Phạm Văn Đồng đã ký xác nhận, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH, chính là hai đảo Tây Sa-Nam Sa của Tàu. Theo văn kiện và tuyên cáo lãnh hải 12 hải lý, thì chính VNCH đã chiếm đất của Trung Cộng, từ năm 1958, do VC làm chứng và xác nhận. Được cơ hội vàng ròng, tên cáo già Kissinger tương kế tựu kế, nhân danh Nixon, bật đèn xanh, cho Mao đánh VNCH, đề thu hồi lãnh thổ.

Tính đến năm 1974, khi xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, Hải quân VNCH rất hùng hậu với quân số trên 40.000 người (sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ) , phân thành 5 vùng duyên hải và 2 vùng sông ngòi. Hải quân có một hạm đội gồm 83 chiến ham đủ loại. Để bảo vệ các sông ngòi, kênh rạch ở Nam phần, Hải quân đã thành lập 4 Lực lượng dặc nhiệm hành quân lưu động, gồm LL tuần thám 212, LL thủy bộ 211, LL trung ương 214 và LL đặc nhiệm 99. Ngoài ra còn Lực lượng Duyên phòng 213, Liên đoàn Tuần giang, 28 Duyên đoàn, 20 Giang đoàn xung phong, 3 Trung tâm Huấn Luyện Hải quân và nhiều căn cứ yểm trợ khắp nơi. Khi xảy ra cuộc hải chiến, Đề đốc Trần Văn Chơn là tư lệnh Hải quân. Tóm lại Hải quân VNCH rất hùng mạnh trong vùng Đông Nam Á.

Ngay từ thời thượng cổ, người Tàu luôn kính nể dân Việt vì ' họ tuy ở núi mà rất thạo thủy tánh, láy thuyền làm xe, lấy chèo làm ngựa. Đến thì như gió thoảng, đi thì khó đuổi theo. Tính tình khinh bạc, hiếu chiến, không bao giờ sợ chết và luôn luôn quật khởi với kẻ thù'. Bởi vậy suốt dòng lịch sử , Hải quân Việt đã ba lần oanh liệt chiến thắng quân Tàu trên Bạch Đằng Giang và sông Như Nguyệt. Sau năm 1975, nhiều tài liệu mật nhất là của Mỹ được bạch hóa, trong đó có tương quan lực lượng hải quân giữa Trung Cộng vùng đảo Hải Nam so vớo Hải quân của VNCH thì thua xa và rất yếu. Tình trạng này tới năm 1979 tình trạng quân sự của Trung Cộng vẫn còn lạc hậu, cho nên khi Đặng Tiểu Bình muốn dạy VC một bài học về quân sự, lại bì thằng đàn em phản bội đá giò lái. Nhưng dù bị Mỹ dùng viện trợ ngăn cản, đâm sau lưng, Hải quân VNCH trong suốt hai mươi năm (1955-1975), đã anh dũng giữ vững lảnh hải của đất nước một cách gần như trọn vẹn, trước sự dòm ngó tranh dành hải đảo của cac nước Trung Cộng, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương và Kampuchia..

Sau khi đạt được thắng lợi ngoại giao với Hoa Kỳ qua cặp Nixon-Kissinger, đồng thời với sự đồng lỏa của Việt Cộng, nên giặc Tàu quyết tâm chiếm cho bằng được hai quần đảo ngoài Đông Hải của VNCH. Dã tâm càng lớn từ năm 1973, sau khi được tin các hảng dầu thăm dò cho biết vùng này có trử lượng rất lớn về dầu khí. Lúc đó VNCH cũng đã bắt đầu ký nhiều hợp đồng, cho phép các hảng dầu tới hai vùng đảo trên khai thác.Thế là ngày 11-1-1974, Trung Cộng lại tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Ngày 19-1-1974, bất thần Trung Công tấn công Hoàng Sa , gây nên trận hải chiến, tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu. Trung Cộng dù chiếm được đảo nhưng thiệt hại gấp 3 lần VNCH.

Quần đảo Hoàng Sa thời Đệ I Cộng Hòa (1955-1963) thuộc tỉnh Quảng Nam. Cũng trong thời kỳ này, chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 134/NV ban hành năm 1956, sáp nhập quần đảo Trường Sa, vào tỉnh Phước Tuy. Nghị định số 241/BNV ban hành ngày 14-12-1960, do chính Tổng thống Diệm bổ nhiệm Nguyễn Bá Thước làm Phái viên hành chánh Hoàng Sa. Lại phối trí Tiểu đoàn 1 TQLC trú đóng khắp các đảo, để bảo vệ lãnh thổ VNCH.

Như thường lệ, vào ngày 18-1-1974 gần tới Tết Âm Lịch Nhâm Dần. Lúc đó Tuần Dương Hạm HQ.16 Lý Thường Kiệt, khởi hành từ Đà Nẳng với công tác chuyển vận Đơn vị Địa Phương Quân của Tiểu khu Quảng Nam, ra Hoàng Sa hoán đổi định kỳ. Trong chuyến công tác trên, còn có một Phái đoàn khảo sát điạ chất, gồm 7 sĩ quan công binh và hải quân. Ngoài ra còn có một người Mỹ tên Gerald Kosh, là nhân viên tùng sự tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ Vùng I Chiến thuật. Trước khi vào đảo đổi quân, tàu HQ.16 đã vòng các đảo để kiểm soát, nên đã phát hiện được nhiều tàu chiến của Trung Cộng sơn màu xanh ô liu, ngụy trang như các tàu đánh cá, trang bị toàn vũ khí nặng. Trong lúc đó còn có nhiều tàu chiến khác đang di chuyển từ đảo Phú Lâm, tiến về các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Hoàng Sa.Do tình hình quá khẩn cấp, nên HQ.16 đã báo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Chiến thuật, nên được tăng cường thêm các Chiến hạm như Khu trục hạm Trần Khánh Dư, Tuần dương hạm Trần Bình Trọng và Hộ tống hạm Nhật Tảo. Tuy nhiên tất cả đã được lệnh Trung ương, chỉ phòng thủ, không được tấn công trước khi địch chưa khai hỏa.

Theo sử liệu, trong trận hải chiến này, lực lượng hải quân của Trung Cộng rất hùng hậu vì đã chuẩn bị trước. Thành phần tham chiến gồm : Hộ tống hạm 271 Kronstadt, Đại Tá Vương Kỳ Uy là hạm trưởng, tử thương. Hộ tống hạm 274 Kronstadt, Hạm trưởng là Đại Tá Quan Đức. Đây cũng là Soái hạm, chỉ huy trận chiến, gồm Tư lệnh là Đô Đốc Phương Quang Kính, cũng là Phó tư lệnh của Hạm Đội Nam Hải. Sau trận đánh, toàn bộ chỉ huy của Trung Cộng trên Soái Hạm này, gồm 2 Đề Đốc, 4 Đại Tá, 6 Trung Tá, 2 Thiếu tá và 7 Sĩ Quan Cấp uý, đều bị trúng đạn đại bác tử thương. Trục lôi hạm 389, hạm trưởng là Trung Tá Triệu Quát tử thương. Trục lôi hạm 396, Hạm trưởng là Đại Tá Diệp Mạnh Hải, tử thương. Phi Tiễn Đỉnh 133 Komar, có hỏa tiễn địa điạ Styx, Hạm trưởng là Thiếu tá Tôn Quân Anh. Phi tiễn đỉnh 137 Komar, có hỏa tiễn địa địa Styx, Hạm trưởng là Thiếu Tá Mạc Quang Đại. Phi tiễn đỉnh 139 Komar có hỏa tiên, Hạm trưởng là Thiếu tá Phạm Quy. Phi tiễn đỉnh 145 Komar có hỏa tiễn, Hạm trưởng là Thiếu Ta Ngụy Như và 6 Hải Vận Hạm chở quân chiến đấu. Ngoài ra còn một lực lượng trừ bị gồm 2 Tuần Dương Hạm, 4 Pháo Hạm, 4 Khu trục Hạm , trang bị hỏa tiễn Kiangjiang, 2 Phi đội Mig 19 và 2 phi đội Mig 21, do tư lệnh Hạm Đội Nam Hải, tổng chỉ huy.

Bên VNCH, lực lượng tham chiến gồm Khu Trục Hạm HQ4 Trần Khánh Dư, Hạm Trưởng Trung Tá HQ.Vũ Hữu San. Tuần Dương Hạm HQ5 Trần Bình Trọng , Hạm trưởng Trung Ta HQ Phạm Trọng Quỳnh. Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10, Hạm Trưởng Thiếu Tá HQ.Ngụy Văn Thà. Trong khi giao chiến, HQ10 bị trúng đạn, toàn thể thủy thủ xuống xuồng nhỏ, thì Hạm Trưởng ở lại tuấn quốc với chiến hạm. Tuần Dương Hạm HQ16, Hạm Trưởng là HQ.Trung Tá Lê Văn Thư. Về lực lượng trừ bị,, có Tuần Dương Hạm HQ6 Trần Quốc Toản, Hộ Tống Hạm HQ11 Chí Linh và Phi Đoàn F5-A37, nhưng vì ở cách xa chiến trường, nên khi chưa tới nơi, thì chiến cuộc đã tàn. Riêng Sư Đoàn 1 Không Quân, không can thiệp.. Kết quả, phía VNCH, các chiến hạm 4,5 và 16 bị hư hại nặng nhưng chạy được về Đà Nẳng sửa chữa và tiếp tục hoạt động sau đó. Chỉ có Chiến Hạm HQ10 bị chìm, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà, bị thương nhưng quyết ở lại chết với tàu. Về phía Trung Cộng, Tư Lệnh Mặt Trận, Bộ Tham Mưu và 4 Hạm Trưởng tử thương. Hộ Tống Hạm 274 bị chìm, Hộ Tống Hạm 271 và 2 Trục lôi hạm 389-396 bị hư nặng và phá hủy cùng với 4 ngư thuyền bị bắn chìm

Có một điều bi thảm mà hiện nay ai cũng biết, là hầu hết các Chiến hạm mà Hoa Kỳ đã viện trợ cho Hải Quân VNCH, đều được hạ thủy năm 1940, loại phế thải được tân trạng. Bốn Chiến hạm tham chiến năm 1974, được coi là tối tân nhất , vì HQ4 hạ thủy năm 1943, HQ5 hạ thủy năm 1944, HQ10 hạ thủy năm 1942 và HQ16 hạ thủy năm 1942. Riêng các vũ khí trên tàu, các loại súng liên thanh đều được gỡ bỏ, khi cho VNCH. Nhưng dù quân lực Miền Nam ít, chiến hạm vừa cũ kỹ lại nhỏ, vũ khí trang bị, chỉ có đại bác nhưng vì Các Sĩ Quan Hải Quân VNCH đều được huấn luyện như Âu Mỹ, rất thiện chiến và tài giỏi. Cho nên đã tác xạ rất chính xác, làm nhiều tàu giặc cũng như Hạm trưởng tử thương. Tệ nhất là người Mỹ, lúc đó vẫn còn là đồng minh của QLVNCH, vẫn đang có hiệp ước hỗ tương chiến đấu và bảo vệ cho nhau. Vậy mà khi cuộc chiến xảy ra, Hạm Đội 7 Hoa Kỳ đang tuần hành gần đó, chẳng những đã không lên tiếng, không can thiệp mà ngay thủy thủ VNCH bị chìm tàu,, cũng không thèm cứu vét, theo đúng luật hàng hải quốc tế.

Theo các nhân chứng đã tham dự cuộc hải chiến kể lại, thì lúc đó các chiến hạm của Hải quân/VNCH , đã chống trả với giặc rất dũng mãnh, nên chỉ trong mấy phút đầu, đã có nhiều tàu chiến của Trung Cộng đã bị bắn chìm. Về phía VNCH, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HO.16, bị bắn trúng bánh lái và sườn tàu, được HQ.11 dìu về Đà Nẳng. Trên chiến trường lửa máu, chỉ còn HQ.10 và Hộ tống hạm Nhật Tảo, vùng vẩy chiến đấu vời hằng chục chiến hạm của Trung Cộng, được Không quân từ các căn cứ trên dảo Hải Nam tới yểm trợ.

Cuối cùng Hộ tống hạm Nhật Tảo đã bị bắn cháy và chìm giữa biển Đông. Hạm trưởng chiến hạm này là Trung Tá HQ.Ngụy Văn Thà,tốt nghiệp khóa 12 sĩ quan hải quan Nha Trang, sinh năm 1943 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Khi tàu lâm nạn, với tư cách là chỉ huy trưởng, Trung Tá Thà đã ra lệnh cho Hạm Phó là Thiếu Tá HQ. Nguyễn Thành Trí, sinh năm 1941 tại Sa Đéc, Tốt nghiệp khóa 17 sĩ quan hải quân/Nha Trang, hướng dẫn số quân nhân còn sống sót, trong tổng số 80 người trên tàu, dùng bè cao su về đất liền. Riêng Ông ở lại chết với tàu.

Trên biển, Thiếu tá Trí vì bị thương nặng nên đã chết trên bè, trước khi các quân nhân còn lại, được thương thuyền Skopionella của Hòa Lan, trên đường từ Hồng Kông đi Tân Gia Ba, cứu sống vào đúng đêm giao thừa Tết âm lịch Nhâm Dần (1974). Sau đó 22 quân nhân này được một chiến hạm cũa Hải Đội 1 Duyên Phòng, đón về đất liền. Còn 16 Biệt Hải của Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, có lệnh giữ đảo Vĩnh Lạc, sau khi Hòang Sa thất thủ, đã dùng bè cao su vượt biển về đất liền. Lênh đênh nhiều ngày trên sóng nước, nắng mưa gió lạnh, cuối cùng cũng được một Tàu đánh cá cứu thoát đưa về điều trị tại Quân Y Viện Qui Nhơn, 2 người chết vì đói lạnh, số còn lại may mắn thoát được tử thần.

Cuộc hải chiến chấm dứt, các chiến hạm của VNCH đều rút lui, vì Hoàng Sa đã thất thủ. Bấy giờ giặc Tàu mới bắt đâu thu dọn chiến trường và xua quân chiếm đóng tất cả các đảo. Về phía VNCH còn kẹt lại trên đảo, gồm Trung đội DQP.Quảng Nam, các quân nhân Hải quân, 7 Sĩ quan công binh trong toán khảo sát địa chất, 4 nhân viên sở khí tượng và 1 người Mỹ làm việc ở Tòa lãnh sự Hoa Kỳ thuộc Quân đoàn 1. Tổng cộng là 42 người, đều bị giặc bắt làm tù binh, giải về thành phố Quảng Châu và giam trong một trại tù, cạnh dòng sông Sa Giang. Đây cũng chính là nơi mà hơn mấy chục năm về trước, liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã gieo mình tự vẫn, để không bị sa vào tay giặc Pháp, sau khi ném bom ám sát hụt Merlin, toàn quyền Đông Dương đang có mặt tại Hồng Kông.

Lúc đó đúng 8 giờ sáng ngày mồng một tết nguyên đán, thời gian hạnh phúc nhất của các dân tộc Á Đông vui xuân theo âm lịch, trong đó có VNCH. Riêng 42 tù binh VN liên tục bị bọn an ninh Trung Cộng , tra vấn, bắt buộc phải nhận tội là đã chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ của Tàu. Nhưng rồi không biết vì sao, Đặng Tiểu Bình ra lệnh phóng thích tất cả, đưa tới Hồng Kông để mọi người hồi hương.

Lịch sử lại tái diển, ngày 14-3-1988, Trung Cộng lại nổ súng vào Hải quân Việt Cộng, tại quần đảo Trường Sa. Trong cuộc hải chiến ngắn ngủi này, vì VC chỉ phản ứng có lệ, nên tài liệu cho biết phía Trung Cộng , không có ai bị tử thương cũng như tàu chìm. Ngược lại, bên VC có nhiều tàu chiến bị chìm, gồm : Chiến Hạm Thượng Hải của Tàu viện trợ , 1 Tuần Dương Hạm củ của VNCH để lại, 1 Hải Vận Hạm của Nga Sô viện trợ và trên 300 lính Hải quân bị thương vong.

2-VC BÁN ĐẤT, BÁN BIỂN CHO GIẶC TÀU:

Từ sau ngày 30-4-1975 chiếm được cả nước VN, đảng VC lúc nào cũng rêu rao khoắc lác về độc lập tự do, vẹn toàn lãnh thổ. Thế nhưng mọi sự đã lộ nguyên hình, khi thành tích bán nước cho Tàu, phản bội quê hương bị toàn dân trong và ngoài nước phanh phui nguyền rủa. Nhờ đó, mà những cái loa Việt Gian bợ đít VC , từ bấy lâu nay tại hải ngoại, mới chịu khép miệng, vì không còn biết đâu mà mò.

Theo đó, ta biết trong năm 1999 và 2000, bọn chóp bu đảng gồm Đổ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Mạnh Cầm và toàn lũ trong Chính trị Bộ, đã lén lút , ký kết 2 Hiệp Ước bất bình thường, vô lý, phản bội dân tộc, trong sự Bán Đất Biên giới và Bán Vịnh Bắc Phần, cho giặc Tàu. Cũng may, thành tích trên sớm bị bật mí, còn không hậu quả biết đâu mà lường, vì VC chuyện gì cũng dám làm, miễn là bảo vệ được chiếc ngai vàng đẫm máu, để còn dịp vơ vét tài sản của đất nước và đồng bào.

Từ năm 1884, Pháp coi như chính thức đô hộ VN. Từ đó thực dân độc quyền ký kết , các hiệp ước song phương và những công ước quốc tế, về luật biển, hải đảo cũng như biên giới giữa các nước. Năm 1885, Pháp ký với Mãn Thanh hiệp ước Thiên Tân, hủy bỏ sự liên hệ giữa Nhà Nguyễn VN và Trung Hoa, hủy bỏ ấn phong vương, phân định lại đường ranh giới bằng cọc cắm và bản đồ. Năm 1887, Pháp và Trung Hoa lại ký Hiệp Ước Brévié, phân ranh vùng Vình Bắc Phần, từ Trà Cổ (Móng Cáy), dọc theo kinh tuyến Đông 108. Theo đó, phía tây đảo Bạch Long Vĩ là lãnh hải của VN, phía đông là của Trung Hoa. Về sự tranh chấp hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa, cũng được quốc tế giải quyết năm 1882, theo công ước luật biển. Tháng 11-1993, công ước trên được LHQ phê chuẩn và thi hành vào năm 1994, với 170 quốc gia công nhận, trong đó có Trung Cộng và VC. Tóm lại đảng VC đã dối trá quốc dân VN, lén lút họp kín với Giặc Tàu trong 20 phiên họp kín. Rồi cũng tự động bí mật ký kết, còn quốc hội VC thì cũng lén lút thông qua.

Tóm lại, tất cả những ký kết điều hoàn toàn sai trái về pháp lý quốc tế và đạo lý dân tộc, đi ngược lại truyền thống hòa bình, tự chủ, không lấy thịt đè người của bản tuyên ngôn nhân quyền. Tất cả đều là những âm mưu xâm lăng, hay nói đúng hơn chính Hồ Chí Minh và đảng VC đã rước voi Tàu về dầy mã Việt, ngay từ khi bắt đầu nhận viện trợ của Trung Cộng năm 1950 cho tới cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 (1960-1975) chấm dứt. Trung Cộng lợi dụng quân viện và nhất là trong cuộc chiến biên giới năm 1979 giữa Việt-Trung, đã xua hàng triệu dân Tàu gốc thiểu số tại các tỉnh biên giới, lấn đất dành dân, sâu trong nội địa VN. Theo báo chí ngoại quốc, VC đã bán cho Trung Cộng tại biên giới Việt Hoa, hơn 15.600 km2 và 20.000 km2 lãnh hải trong vịnh Bắc Phần.. Như vậy tại Miền Bắc, ngày nay VN đã mất hẳn những địa danh hồn thiêng sông núi như Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, và Đồng Đăng với Phố Kỳ Lừa

* ẢI NAM QUAN: Ở ngay biên giới Việt-Trung, đường sang Long Châu, tỉnh Quảng Tây, cách Hà Nội 176 km.. Từ thị xã Lạng Sơn, lên Nam Quan xa 17 km, qua chợ Kỳ Lừa, phía tây là Động Tam Thanh, phía trước là núi Vọng Phu, có nàng Tô Thị bồng con đợi chồng. Đồng Đăng cách biên giới 5 km, có Ải Nam Quan hay Cửa Hữu Nghị.

Theo Nguyễn văn Siêu trong Dư Địa Chí, thì Ải Nam Quan, từ thời Hậu Lê trở về trước, được gọi là Cửa Pha Lũy hay Pha Dữ, nằm về phía bắc Châu Văn Uyển, thuộc Trấn Lạng Sơn. Theo Cương Mục, thì Pha Lũy ch1nh là Ải Nam Quan, ở Xả Đồng Đăng, huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn. Từ thời nhà Lê Trung Hưng, người Tàu gọi cửa Pha Lũy là Trấn Nam Quan, còn VN gọi là Ải Nam Quan. Hai bên cửa Ải là núi cao ngất trời, liên tiếp có rất nhiều ải nhỏ, nằm rải rác khắp các khu vực trọng yếu, trên đường quan lộ dẫn về Thăng Long Thành. Cửa Ải Nam Quan luôn luôn khóa kín, chỉ mở khi có thông sứ chính thức giữa hai nước. Mọi sự hầu như đều dùng cửa Ải Du thôn, ở xã Bảo Lâm, Châu Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn. Ải này cách Nam Quan, chừng 2 canh giờ đường núi.

Thời Pháp thuộc, Nam Quan được gọi là Porte de Chine. Sau năm 1954, Mao Trạch Đông đổi thành Mục Nam Quan. Riêng VC gọi là Cửa Hữu Nghị. Trong dòng sông lịch sử, suốt mấy ngàn năm qua, Nam Quan là nơi chứng kiến bao cuộc tang dâu máu lệ. Ngày xưa, tại nơi này, Mạc Đăng Dung quì gối dâng đất cho nhà Minh để được làm vua, y chang như bây giờ VC lén lút bán biên giới và lãnh hải, hải đảo cho giặc Tàu để vinh thân, phì gia, bảo vệ đảng cọng sản. Đây cũng là nơi ghi lại những chiến công hiển hách của Đại Việt, trong công cuộc giết giặc Tàu giữ nước, ngay từ năm 40 đời Trưng Nữ Vương, rồi Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi.. cho tới thời Đại Đế Quang Trung Nguyễn Hue, vào năm 1789, đánh đuổi quân Thanh tại trận Đống Đa. Tôn Sĩ Nghị, cũng chạy qua đây để trốn về Tàu.

Theo ký họa của Eug.Burnand năm 1887, cho thấy cửa Nam Quan thời ấy, chỉ còn là một tường cao, giữa có cửa thông qua, hai bên là núi non hiểm trở. Đầu thế kỷ XX, theo hình vẽ in trong bưu thiếp của Collection de Union Commerciale Indochinoise, thấy Cửa Nam Quan nằm dưới chân núi khá cao, phía sau Ải có xây thêm một toà nhà lầu, đứng trên lưng chừng núi. Nhưng rồi chiến tranh triền miên, nhưng công trình này cũng không còn. Sau năm 1949, Mao và Trung Cộng làm chủ nước Tàu, nên đã xây lại Ải Nam Quan, là một toà nhà lầu ba tầng. Cuối cùng là hình chụp của các nhân chứng tại chỗ sau năm 2001, cho thấy cái Ải nhỏ của VN năm 1996, nằm sát ngay trước Cửa Nam Quan, nay bị bứng sâu vào nội địa, nên không thấy tăm dạng Ải Nam Quan như mấy ngàn năm lịch sử.

Việc Cọng sản Hà Nội tự chuyên lén lút bán nước cho Trung Cộng, nay đã là một biển hận, trời hờn, làm cho người Việt, bất cứ là ai, khi biết được cũng xấu hổ và căm thù bọn phản bội dân tộc. VN mất Ải Nam Quan, coi như đã tự mình hủy diệt một niềm tin quyết thắng, vì Nam Quan là hồn thiêng của sông núi, mà bất cứ một người VN nào khi chào đời, cũng đều, thuộc lòng. Giặc Tàu bao đời nuôi mộng phanh thây chiếm nước người Việt nhưng bao đời chúng đều bị người Việt, chận đứng trước cửa Nam Quan, vì đây chính mồ chôn quân xâm lăng phương Bắc.

Từ năm 1930 tới nay, Hồ Chí Minh và đảng VC, chỉ vì lợi lộc cá nhân và đảng hệ, mà cõng voi về đầy xéo đất nước, làm cho voi quen đường, chẳng những lấn đất dành biển, mà còn ngổ ngáo sử dụng một mình một chợ thượng nguồn các con sông thiêng của VN, từ sông Hồng, sông Đà, Lô, Thái Bình ở Bắc Phần cho tới sông Cửu Long tại miền Nam, khiến cho nước ta, từ hăm chin năm nay, chịu không biết bao nhiêu thiên tai bảo lụt, thiệt hại mùa màng tật bệnh, vì những hiện họa của Tàu đổ xuống các dòng sông, theo nước xuống tận đồng bằng sông Cửu Long và ra biển. Rồi đây, VN sẽ lãnh tất cả những chất độc như Cyanide, arsenic, acid..từ các quặng mỏ trong tỉnh Vân Nam, đổ xuống dòng sông Mekong ra biển. Chưa hết, Trung Cộng chẳng những đã xây các đập thủy điện khổng lồ tại Mãn Loan, Cảnh Hồg, Đại Chiến Sơn..và Hồ chứa nước Lạn Thương Giang, trên sông Mêkong. Mà còn xúi các nước Thái, Miến, Lào cũng góp phần làm hủy hoại tận tuyệt con sông thiêng, khiến cho một ngày đó, phù sa sẽ không còn bồi đắp Mũi Cà Mâu và hủy diệt toàn bộ thủy tộc trên biển đông, vì hệ sinh thái cạn kiệt.

Dân chúng VN bao đời sống nhờ biển cá, VC ngày nay đem biển bán cho giặc Tàu, khiến cho nguồn lợi thủy sản bị hao hụt trầm trọng, tài nguyên dưới đáy biển bao đời, nay thuộc về ngoại bang.

Tháng 1-2005, ngư dân tỉnh Thanh Hóa, như thường lệ hành nghề trong lãnh thổ của tổ tiễn tại Vịnh Bắc Việt nhưng đã bị lực lượng quân sự của Trung Cộng bắn giết một cách tàn nhẫn tận tuyệt, bất chấp lòng nhân đạo và luật lệ của quốc tế. Sự cố đau lòng tủi nhục trên, khiến cho cả nước kể cả hải ngoại, ai cũng rớt nước mắt vì thường đồng bào mình, cũng như thân phận nhược tiểu VN và kiếp đời nô lệ dưới thiên đường xã nghĩa. Thì ta VC đã đồng thuận với Trung Cộng, cố tình dàn ra một bẩy để ngư dân sụp và coi như chuyện đã có không cần phải giải thích hay thông báo gì gì, cho tất cả người trong nước biết, là từ nay cấm bất cứ ai, không được bén mảng, tới nơi chốn, mà hai đảng đã mua bán xong xuôi, nếu không bị Trung Cộng giết hay cướp bóc tài sản, thì ráng chịu. Rồi nay mai, Trung Cộng sẽ khai thac dầu hỏa trong vịnh Bắc Phần, nạn tràn dầu, ô nhiễm chất phế thải sẽ khiến cho đồng bào duyên hải gánh chịu. Đó là chưa nói tới, ngư dân sẽ bị Tàu cấm hành nghề, vì biển cũ đã bị đảng bán cho giặc, vịnh Bắc Việt trở thành Vịnh Hải Nam của người Tàu.

Năm 1473, khi Thái bảo kiến dương bá Lê Duy Cảnh, được giao nhiệm vụ trấn giữ Ải Nam Quan, Vua Lê Thánh Tông đã ân cần nhắn gửi người ra đi:' Một thước núi, một tấc sông của ta, không được bỏ. Nếu ngươi làm mất, tội đó phải tru di'. Lý Thường Kiệt khi đại chiến với quân Tống, đã viết 'Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư' xác quyết đất đai của người Việt muôn đời là của Nước Việt, không có ai được quyền xâm lấn hay bán nhượng. Trái lại VC thì lúc nào cũng to miệng nhục mạ nhà Nguyễn, vua Gia Long là cõng rắn cắn gà nhà, quy tội cho người Việt không cọng sản là Việt gian, Mỹ Ngụy..Nhưng cuối cùng, khi Pháp rời Đông Dương năm 1955, đã trả lại sông núi cho người Việt, không thiếu một tất đất, kể cả những cơ sở, đồn điền cũng giao hoàn. Suốt thời gian nội chiến 1955-1975, VNCH không hề bán nhượng cho Hoa Kỳ một cọng cỏ vì tới sáng ngày 30-4-1975, Mỹ đã rút hết về nước. Trái lại VC trong suốt bao năm, làm đủ chuyện phản tặc, từ công nhận Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu, rồi tiếp tục bán nhượng đất đai, sông núi của Tổ Quốc, đó là chưa nói tới, cái sự đem đất thế chấp làm vốn, để đầu tư với Tư bản kiếm tiền bỏ túi.

Trước năm 1975, lúc nào cũng nói VNCH tham nhũng, độc tài, Diệm-Nhu, Thiệu -Kỳ chạy theo Mỹ, nay rõ ràng hơn chính đảng VC và Hồ Chí Minh, mới đích thực sự là đầy tớ, hết Nga tới Tàu, nay sắp bỏ chân qua Mỹ-Nhật. Còn Cán bộ đảng thì tham nhũng, hốt trọn tài sản của dân nước, chuyển hết ra nước ngoài, rửa tiền , đầu tư, làm giàu và hưởng thụ, ai chết mặc bây. Đó chính là thành tích lịch sử của Đảng VC trong ba mươi năm quốc hận.

Mạnh được yếu thua là phương châm xử thế lâu đời của Trung Hoa. Bởi thế qua suốt mấy ngàn năm lập quốc, vì thái độ trên đã làm cho nước Tàu loạn lạc triền miên hầu như thời nào cũng có. Tóm lại người Hán dù là ai chăng nửa, chắc sẽ chẳng bao giờ quên đuợc nổi hận nhục trong thời gian nước Tàu bị liệt cường xâu xé từng mảnh. Người Anh đã chiếm Hồng Kông làm thuộc địa, còn Thượng Hải là tô giới. Tại đâythực dân đã lập bảng niêm yết nghiêm cấm, không cho người Hoa và Chó vào vườn hoa hay những nơi công cộng, dành cho người ngoại quốc. Trước cảnh đau hận của dân tộc Hán, một học giả Nhật đã cảm khái viết:

'Á lục tiên hiền, ưng nhất tiếu

Anh nhân diệt hoản, sở cầm tù

Tùng kim hoán cải, công viên bảng

bất cám Anh nhân, cập cẩu lai'.

Liên Bang Sô Viết nay đã tan rã, chỉ còn lại đế quốc Trung Hoa là một tập hợp của nhiều vùng đất của các dân tộc Mãn, Mông, Tạng, Hồi và Bách Việt, bị người Hán xâm lăng và cưởng chiếm. Một đất nước mênh mông với hàng ngàn dân tộc dị chủng, luôn mang thù hận và nghi kỵ, Trung Hoa không sớm thì muộn cũng sẽ bị tan rã như các đế quốc La Mã, Ai Cập, Thổ Nhỉ Kỳ, Mông Cổ, Hung Nô và gần nhất là Ấn Độ, Nam Tư và Liên bang Sô Viết.

Dân tộc Việt trong dòng sông lịch sử, cũng đã chấp nhận luật chơi ' mạnh được yếu thua', cho nên nay vì bất hạnh bị đảng VC hèn mạt cầm quyền, đã phải liên tục mất mát đất đai biển đảo vào tay giặc Tàu. Nhưng lịch sử luôn là sự trùng hợp, chắc chắc con cháu người Việt trong tương lai gần, se quật khởi chiếm lại tất cả lãnh thổ. kể cả hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bị VC dâng bán cho giặc khi cầm quyền. Thời nhà Trần, quân Đại Việt dưới tài lãnh đạo của các vua Trần và Hưng Đạo Đại Vương, một lòng tử chiến nên cuối cùng đã chiến thắng quân Mông-Nguyên ba lần, khi chúng xâm lăng Đại Việt. Nhờ vậy ngày nay ta mới có:

'Nam quốc sơn ha , Nam đế cư

tiệt nhiên định phận tại thiên thư

như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

nhữ đẳng hành khan thử bại hư '

Thương biết bao những anh hùng vị quốc, trong đó có những chiến sĩ Hải quân năm nào, đã anh dũng chống giặc Tàu xâm lăng, như tổ tiên ta đã bao đời banh thây đổ máu để có ' Nam quốc sơn hà, nam đế cư ' -/-

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

-Bài viết của GS. Trần Đại Sỷ, Trần Gia Phụng, Chính Đạo.

-Nam Quốc Sơn Hà

-Lê Công Phụng giải thích về sự bán nước cho Tàu

-Pham Phong Dinh 'Chiến Sử VNCH'

-Hải Chiến Trường Sa của NS.Đoàn Kết..

Xóm Cồn

Trước thềm tết Đinh Hợi

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=115&nid=100367

MƯA CHIỀU SA ĐÉC

250magnify


( Hoa và nhà xưa tại Làng hoa Sa Đéc )

Mưa chiều Sa Đéc

" Viết nhân chuyến đi công tác tại Sa Đéc *"

- Tặng T.H -

Chiều mưa Sa Đéc

Người ra đi,

mưa ở lại sau lưng

Câu hát lí lơi

còn đó lưng chừng

Cho nỗi nhớ …

lần theo nỗi nhớ !

Người đã xa

mà lòng cứ ngỡ

Nghe quanh đây

ấm áp nụ cười

Chiều qua nhanh,

mây ở lại bên đời

Cho tiếc nuối

dọc hai miền thương nhớ !

Ôi, Sa Đéc! nữa đời qua còn nợ

Khúc hát ân tình xin ghi mãi trong tim !

Sa Đéc, 06/10/2004

Tạ Minh Châu

(* Sa Đéc: Thị xã thuộc tỉnh Đồng Tháp.)

Top of Form

Bottom of Form

Friday September 8, 2006 - 10:18am (ICT)

Next Post: NGÔI SAO NHÂN TỪ - EM TÔI! Previous Post: YÊU

http://blog.360.yahoo.com/blog-2CNKOzgieqkPw3I0YFrdzSO8?p=99

Tiếng Kêu Cứu khẩn cấp của 12 hộ dân tỉnh Đồng Tháp

Tiếng Kêu Cứu khẩn cấp của 12 hộ dân tỉnh Đồng Tháp

18.04.2006 — CTV Hoa-Mai

Hình ảnh cuộc cưỡng chế, và sinh hoạt của 12 gia đình sau khi mất nhà cửa


Nội dung đơn kêu cứu khẩn cấp và cuộc phỏng vấn của CTV Hoa-Mai

NNG: Tôi xin nói là tôi đại diện cho 12 hộ dân. Tôi là Nguyễn Ngọc Giàu, sinh năm 1966, đại diện cho 12 hộ dân ở ấp Tân Lợi, xã Tân Thành Huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp; đã bị cưỡng chế giải toả trắng, đền bù không thoả thuận với dân, còn bị đánh đập dã man, không còn tính người và tình người cùng một màu da. Hiện nay 12 hộ dân chúng tôi đang sống cảnh màn trời chiếu đất. Rất mong các cơ quan trong và ngoài nước giúp chúng tôi trong tình trạng dân chủ, trong tinh thần dân chủ, tôn trọng luật pháp. Tôi yêu cầu chủ đấu tư thoả thuận với dân thuận mua và vừa bán, giá 300.000 đồng/mét. Người chỉ đạo là Chủ Tịch Trương Ngọc Hân, Tạ văn Hội Chủ Tịch Huyện cho 12 hộ dân được đối thoại trực tiếp, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm những lời phát biểu trên đây.

TH: Dạ, xin Chị cho biết dự án này là dự án gì?

NNG: Dự án Sông Hậu

TH: Và việc cưỡng chế không chính đáng vào ngày bao nhiêu? Và cụ thể có những người nào bị đánh đập hay bị bắt bớ gì không?

NNG: Nghĩa là dự án này là Tỉnh và Huyện lấy để cho Công Ty Xuất Nhập Khẩu cho nước ngoài thuê. Rất nhiều người bị đánh đập nhưng không ra tới đây. Hiện nay tôi ở đây, ở Hà Nội, còn những người bị đánh đập ở nhà không đi được. Cưỡng chế thì ngày 21 tháng 02 năm 2006, những lực lượng là Công An Lưu Động có, Công An Hình Sự có, coi như là đủ thứ hết… toàn thế như là quân đội cũng có, như là đoàn thể các cơ ngành đó… mấy trăm người đông quá mình không kiểm soát được, bởi vì nó bắn mình xỉu rồi, mình không có dòm được hết.

Trong lúc đó là cơ động vô là bít nhà bít cửa hết… Vừa nói mấy anh cưỡng chế nhà chúng tôi. Đất của chúng tôi không phải đất bất hợp pháp, đất nguồn gốc đã mấy đời rồi, không phải là đất ăn cắp, giờ mấy anh muốn cưỡng chế, muốn thu mua đất tôi thì mấy anh xuất trình giấy tờ ra, thì chúng tôi cho mấy anh cưỡng chế. Thì vừa mới nói xong, thì mấy ổng chích điện ngả xỉu hết.

Đến 6, 7 giờ chiều về, thì nền nhà thì bị bơm cát, còn xung quanh thì rào lưới kẽm gai hết trơn. Còn những gia đình khác thì bị đánh đập nghĩa là ngất xỉu, rồi bắt mấy bà già chở đi mấy ngày không cho ăn cho uống gì hết. Chừng trở về con nghe vậy nó xỉu, tụi tui xúm nhau khóc, nói tụi tui là hoạt động chính trị để phản loạn lại mấy ổn, mấy ổng còn ràng buộc như vậy đó. Mấy ổng còn đem máy quay phim chụp hình rồi đem xe nhốt tù để đòi bắt chúng tôi.

Gia đình anh Lễ bị đánh hết trơn, đánh toàn bộ gia đình luôn, nghĩa là mặt mày sưng chù vù. Ông Tủ, ông Lễ, chị Kiều… cùng ba bốn gia đình bị đánh hết, đánh xỉu… Giày của mấy ổng, giày cơ động mấy ổng đạp lên mặt, rồi đạp lên mình, thậm chí đái không được luôn nữa, rất là bạo tàn luôn, đánh còn hơn là loài thú nữa. Mười (10) hộ chúng tôi thấy sợ quá không dám chống đối nữa, yêu cầu xin mấy anh xuất trình giấy tờ ra thôi, chứ không dám nói gì hết thì mấy ổng cũng bắn xỉu hết. Nói ra thì nó nói mình chống đối, nó nói là: “cưỡng chế không cần giấy tờ, không cần gì hết, chúng tôi làm không cần luật pháp gì hết.”

Những người có tên ở đây là 12 hộ chúng tôi dưới đây đều ký tên hết rồi: Nguyễn văn Tủ, Lê văn Lễ, Bùi thị Thới, Nguyễn thị Hạnh, Mã Ngọc Đắc, Lê Việt Hùng, Nguyễn văn Trung, Nguyễn Thành Phát, Nguyễn Ngọc Giàu, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn thị Thuý Kiều, Hà văn Giẽn. Mười hai hộ (12 hộ) chúng tôi đang bị cưỡng chế trong ngày 21/02/2006, bị chính quyền ở Tỉnh, Huyện áp bức, dân giờ nhờ trong và ngoài nước can thiệp cho 12 hộ dân chúng tôi ở đây để chúng tôi sinh sống trở lại. Dân Đồng Tháp chúng tôi quá khổ rồi, bây giờ nhớ mấy ông can thiệp giùm, lên tiếng giùm cho 12 hộ dân chúng tôi để sinh sống trở lại.

Hiện nay 12 hộ chúng tôi sống màn trời chiếu đất, sống ở ngoài đường, không nhà cửa ở, không gì hết, mất trắng tay (khóc nghẹn) giờ đến đây ở Hà Nội mà không có gì hết, mà Công An không can thiệp được nữa, đưa đơn khắp nơi hết rồi mà cũng không được giải quyết gì hết. Đến nỗi ngày mà ông Lê, ông Thanh chuyển 2 người xuống tiếp chúng tôi, mà cũng không được tiếp, đến đây gần 2 tháng trời rồi mà cũng không được gì hết (khóc nghẹn). Bây giờ nhờ các ông ra tay cứu vớt giùm chúng tôi. Nếu chúng tôi có làm gì phạm pháp luật chúng tôi nhận chịu trách nhiệm xử bắn.

Nay là tôi cam đoan hết 12 hộ dân, tôi là Nguyễn Ngọc Giàu, sinh năm 66 (khóc nghẹn) nếu mà chuyện gì sai quấy tố cáo trái pháp luật, thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm hết.


XIN BẤM VÀO CÁC HÌNH NHỎ DƯỚI ĐÂY ĐỂ XEM HÌNH LỚN

BẤM VÀO NÚT ĐỂ TRỞ LẠI TRANG NÀY

Đơn kêu cứu khẩn thiết

Tiếng kêu cứu khẩn cấp

Thư gửi nhờ TT. Nguyễn Việt Thành nhờ can thiệp

Quyết định "xử phạt hành chính" của Công an H. Lai Vung

Các thư trả lời và đề nghị của Trụ sở Tiếp Công Dân Trung Ương

Các Thông báo cưỡng chế của UBND tỉnh Đồng Tháp


http://tiengdankeu.net/