Hòa Thượng Thích Trí Tịnh : Nhà Phiên Dịch Kinh Tạng Việt Nam
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh : Nhà Phiên Dịch Kinh Tạng Việt Nam |
đăng ngày 09/10/2006 |
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh |
...... ... | . |
|
Pháp Hải sinh năm 1895 tại làng Thong Dong ở Sa Đéc
Thiền sư Minh Trí tên đời là Nguyễn Văn Bồng, sinh năm 1885 tại Sa Đéc.
THIỀN SƯ PHÁP HẢI VÀ THIỀN SƯ CHÍ THÀNH
Về các thiền sư Huệ Quang và Khánh Anh, ta sẽ có dịp nói tới trong một chương sau. Ở đây ta phải nhắc tới thiền sư Pháp Hải, một người đã từng triệt để tùy hỷ và ủng hộ công trình của Khánh Hòa. Pháp Hải sinh năm 1895 tại làng Thong Dong ở Sa Đéc, tên đời là Nguyễn Văn An, xuất gia năm mười bảy tuổi, hòa thượng chùa Tây Hưng tịch, ông đều cầu học với hòa thượng chùa Long Phước, Vĩnh Long. Năm hai mươi tám tuổi, ông trú trì chùa Phước Sơn ở quận Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Năm 1933 và 1934, ông đảm trách việc giảng dạy cho Liên Đoàn Học Xã do Khánh Hòa tổ chức tại các chùa Long Hòa, Thiên Phước và Viên Giác. Khi hội Lưỡng Xuyên Phật Học thành lập, ông nhận chức vụ trú trì chùa Long Phước, trụ sở của hội đồng thời ông cũng làm giáo sư cho Phật học đường Lưỡng Xuyên. Sáu năm sau, ông nhận lời về trú trì chùa Hiệp Châu ở Sóc Trăng để hướng dẫn Phật sự cho chi hội Kế Sách của hội Lưỡng Xuyên Phật Học. Bốn năm sau, ông trở lại chùa Long Phước. Sau khi Giáo Hội Tăng Già Nam Việt được thành lập tại chùa Ấn Quang Sài Gòn (1951), ông được mời ra làm trị sự trưởng cho Giáo Hội tại Vĩnh Long. Ông mất năm 1961 vào ngày mồng sáu tháng Tám âm lịch, hưởng thọ sáu mươi sáu tuổi.
(48) Hội Tịnh Độ Cư Sĩ là hậu thân của một hội khác tên là hội Lễ Bái Lục Phương thành lập trên căn bản kinh
Thi Ca La Việt. Hội có một trú sở nhánh tại chùa Hưng an ở Cà Mau, khánh thành vào ngày 24.2.1937. Những nhân vật chính của hội là các ông: Lương Văn Đường, Nguyễn Văn So, Lê Văn Chim, Lại Văn Giáo, Phạm Đình Vĩnh, Trương Văn Thủ, Trần Văn Nhân, Đặng Văn Thìn, Ngô Quang Minh, Ngô Văn Thắng và Nguyễn Văn Thiên.
Thiền sư Minh Trí tên đời là Nguyễn Văn Bồng, sinh năm 1885 tại Sa Đéc. Ông xuất gia năm 33 tuổi và thường hay vân du tìm hái những cây lá có được tính để cứu bệnh cho người. Hội Tịnh Độ Cư Sĩ được thầnh lập năm ông 48 tuổi. Chùa Tân Hưng Long làm lễ khánh thành vào năm 1936. Chính vào năm đó ông được tín đồ xưng là Tông Sư Minh Trí
http://www.quangduc.com/lichsu/17vnpgsuluan3-27.html
CHỚ LÀM CÁC VIỆC ÁC
Not to do Evil
VÂNG LÀM CÁC VIỆC LÀNH
To do good
TỰ LÓNG TÂM Ý MÌNH
Purify one 's Mind
ĐÂY LỜI CHƯ PHẬT DẠY
This is the Buddhas ' teachings
1/ http://niemphatthanhphat.blogspot.com
2/ http://nammoadidaphat.blogspot.com
3/ http://namoamitabhabuddhatheky21.blogspot.com
4/ http://internationalpurelandbuddhism.blogspot.com
5/ http://phapmonniemphat.blogspot.com/ [ TRANG KINH DIEN DAI THUA BANG ANH ngu]
Tây Tạng: Biển Người Trung Hoa Đổ Vào
AFP/Getty Images |
Đức Đạt Lai Lạt Ma thắp ngọn đèn để bắt đầu nghi thức lễ Phật Đản năm thứ 2250 tại Bengal Buddhist Association tại Kolkata, Ấn Độ hôm 15-1-2007. Trong buổi nói chuyện nhan đề “Đạo Đức Trong Xây Dựng Con Người” cùng ngày tại Kolkata tổ chức bởi Hội Thanh Niên Phụng Sự, Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ lo ngại vì dân Trung Hoa đang biển người tràn vào Tây Tạng, “Để có tự trị đúng nghĩa, dân số nơi đó cần phải phần lớn là Tây Tạng.”
Nhà Sư Người Hoa Kỳ Được Bổ Nhiệm Làm Vị Đại Biểu Hoa Kỳ Đầu Tiên Trong Hội Nghị Cao Cấp Phật Giáo Thế Giới
Seattle, Washington (Hoa Kỳ) -- Nhà sư Phật giáo người Hoa Kỳ, Sayadaw Gyi Vimalaramsi Maha Thera, ngày nay được biết đến nhiều như là thượng tọa Vimalaramsi, vừa nhận lá thư vào hôm thứ sáu, ngày 15 tháng 12, chính thức công nhận Sư là vị Đại Biểu đầu tiên cho Hoa Kỳ tại Cuộc Họp Mặt Thượng Đỉnh Phật Giáo, đó là Hội Nghị Cao Cấp Phật Giáo Thế Giới.
Xin xep tiếp trong Tin Văn Hóa.
THÀNH KÍNH ĐẢNH LỄ CỐ HÒA THƯỢNG THƯỢNG THIỆN HẠ THANH
Tiểu Sử Cố Hòa Thượng Khai Sơn Chùa Phật Tổ
Thượng Thiện Hạ Thanh
(1935 - 1995)
Thượng toạ Thích Thiện Thanh , thế danh Nguyễn Văn Sắc, nguyên quán làng Phú Nhuận-Nha Mân, tỉnh Sa Đéc miền Nam nước Việt, sinh năm Ất Hợi (1935). Song thân ngài là Cụ Nguyễn Văn Xướng và Cụ bà Huỳnh Thị Thâu.
Ngài là bậc đồng chơn nhập đạo. Lúc tám tuổi ngài được Đại Lão Hòa Thượng thượng Bửu hạ Chung tiếp độ tại chùa Phước Long Cổ Tự tỉnh Sa Đéc và bổ sư của ngài là Hòa Thượng Huệ Hòa thuộc dòng Lâm Tế gia phổ. Năm lên 15 tuổi ngài thọ Sa di giới với Đại Lão Hòa Thượng thượng Chánh hạ Quả, tại tổ đình Kim Huê tỉnh Sa Đéc với pháp hiệu là Không Sắc, húy Nhất Thanh.
Năm 20 tuổi ngài thọ đại giới cùng đậu cấp bằng Hán ngữ học tại Trung Tâm Ấn Quang và ngài giảng pháp lần đầu tiên tại Long Quang Tự đường Nguyễn Huỳnh Đúc, quận Phú Nhuận (1961).
Năm 1964 ngài được bổ nhiệm làm việc với Tổng Vụ Tăng Sự, phụ trách nghành Tăng Tịch và kiêm nhiệm Trưởng Ban Tăng Tịch cho chùa Ấn Quang.
Ngài đậu Tú Tài toàn phần năm 1965, dạy Pháp văn tại trường Bồ Đề Chợ Lớn và du học Thái Lan do chính phu Thái đài thọ.
Năm 1967 ngài từ Thái Lan sang Ấn Độ nghiên cứu các đề tài thuộc về Phật Giáo Nguyên tại Viện Nalanda Pali Research Institute, Bihar.
Năm 1971 ngài đậu thêm Cử Nhân và Cao Học Anh Văn.
Năm 1976 ngài đậu Tiến Sĩ tại Đại Học Magadha Gaya với luận án "A Comparative Study of the Pali Digha Nikaya and China Agama" so sánh Trường Bộ Kinh với Kinh Trường A Hàm. Ngài còn là tác giả nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị như: Phật Giáo Ấn Độ Ngày Nay, Phật Giáo trong Việt Nam, Ấn Độ, hay Trung Hoa, Hoàng Đế Asoka, Bốn Đức Tánh Cao Quý của Giác Ngộ, và v.v. Ngài được chính phủ Ấn Độ mời dạy ngữ học và lịch sử tại Đại Học Sri VekaTesvana, Tirapati. Trước đó ngài cũng đã được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mời về làm Viện Trưởng Đại Học Cần Thơ.
Năm 1978 ngài từ việc ở Đại Học Sri VekaTesvana, Tirapati, sang Mỹ dưới sự bảo trợ của chùa Việt Nam (Los Angles), nhận chức Phó Chủ Tịch Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ (12/78), kiêm giảng sư của Đại Học University of Oriental Studies tại Los Angles.
Năm 1979 ngài nhận chức Giám đốc Trung Tâm Tỵ Nạn Đông Dương.
Kể từ thập niên 80 cho đến nay ngài về Long Beach, thành lập hội Phật Giáo Long Beach và xây dựng Tự Viện Phật Tổ. Với ý chí phục vụ đạo pháp và hướng dẫn Phật tử sống xa thành phố Los Angles, ngài không quản khó khăn, tận tụy hoằng hóa độ sanh cho đến hơi thở cuối cùng. Quả thật vậy, tuy thân xác ngài thập tử nhất sinh ở bệnh viện nhưng tâm niệm ngài vẫn không ngớt âu lo cho lễ Phật Đản tại chùa.
Nhưng niềm lo lớn nhất của ngài là công việc nghiên cứu và dịch thuật đang dang dở; ngài đã thực hiện được: tập "Nghi Thức Tụng Kinh Niệm Hàng Ngày" - ngắn gọn và dễ hiểu phù hợp với nhu cầu thiết yếu của giới Phật tử hải ngoại và hai tập đầu của "Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm" là công trình lớn lao đòi hỏi một sự cộng tác của nhiều học giả nghiên cứu phân tích tài liệu.
Ngài là bậc cao tăng đầy đủ mọi đức tính Tư bi hỷ xả, luôn luôn tận tình vì đạo, sống đơn giản, đạm bạc, tuy nghiêm với mình và khoan dung với người nhưng vẫn hài hước trào phúng mà không mất lòng ai.
Tự Viện Phật Tổ là một ngôi chùa tôn, chật hẹp, tối tăm, oi ức mùa hè, ẩm thấp mùa đông, nằm giữa một khuôn viên "chung cư Bàn Cờ". Bao nhiêu thù lao dạy học gom với tịnh tài thí chủ, thay vì xây cất chùa cao cổng rộng ngài chuyển sang mục phiên dịch và ấn tống kinh sách cho nên luôn luôn túng thiếu. Mãi cho đến giờ lâm chung, đệ tử mới biết ngài mặc quần vá tại xứ Hao Kỳ.
Vào lúc 10:40 ngày 18 tháng 7 năm 1995 ngài viên tịch tại bệnh viện sau một thời gian điều trị ngắn vì chứng viêm gan đối với một cơ thể từ lâu suy nhược vi quá chăm lo Phât sự.
Mười lăm năm cuối cùng ngắn ngủi sống với kinh Hoa Nghiêm tại Tự Viện Phật Tổ chính lại là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời tại thế độ sanh của một bậc đồng chơn nhập đạo.
Đối với một bậc cao tăng tận tình vì đạo cho đến hơi thở cuối cùng, chúng con không có đủ tư cách cùng với khả năng để diễn đạt tư tưởng làm sao cho xứng đáng với tấm gương cao quý của một bậc Bồ Tát, nên chúng con chỉ biết cúi đầu lạy ngài tiếp tục tế độ cho chúng con, hàng hiếu tử, nghiệp dày phước mỏng của ngài ở Tự Viện Phật Tổ.
1/http://niemphatthanhphat.blogspot.com2/ http://nammoadidaphat.blogspot.com
3/ http://namoamitabhabuddhatheky21.blogspot.com
4 Vị Sư 4 Kỷ Lục Phật Giáo: Uyên Bác, Công Trình Lớn...
Bản tin trên báo Lao Động hôm 20-1-2007 đã loan báo về 4 kỷ lục Phật Giáo ở quê nhà, và 4 kỷ lục này là 4 vị sư nổi tiếng.
Bản tin báo này có nhan đề “Công bố 4 kỷ lục Phật giáo” viết như sau:
“Đó là những nhân vật nổi tiếng: Hoà thượng Thích Minh Châu - người dịch kinh điển Pali nhiều nhất VN, hoà thượng Thích Trí Tịnh - người dịch kinh điển Đại thừa nhiều nhất VN, GS-TS Lê Mạnh Thát - người viết lịch sử Phật giáo nhiều nhất VN và bộ tự điển Phật học lớn nhất VN - bộ tự điển Phật học Huệ Quang do hoà thượng Thích Minh Cảnh làm chủ biên.
* Hoà thượng Thích Minh Châu dịch các bộ kinh như: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh, Tiểu bộ kinh. Tổng số đã dịch là 17.251 trang. Ngoài ra, hoà thượng còn viết và dịch nhiều tác phẩm Phật học khác như: Phật pháp, Đường về xứ Phật, Những ngày và những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, Đường lên trời, Trước sự nô lệ của con người, Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa, Some teachings of Lord Buddha on Peace Harmony and Human Dignity (Các lời dạy của Đức Phật về hoà bình, hoà hợp và nhân phẩm con người)...
* Hoà thượng Thích Trí Tịnh hiện là Phó pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo VN, Trưởng ban Tăng sự T.Ư Giáo hội Phật giáo VN, Viện chủ chùa Vạn Đức, quận Thủ Đức, TPHCM, Viện chủ chùa Vạn Linh, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Các tác phẩm của hoà thượng bao gồm: Kinh Pháp Hoa (8 quyển); Kinh Hoa Nghiêm (8 tập); Kinh Đại Bát Niết Bàn (2 tập); Kinh Đại Bát Nhã (3 tập); Kinh Đại Bảo Tích (12 tập); Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Kinh Tam Bảo, Luật Tỳ Kheo Giới Bản, Luật Bồ Tát Giới Bản...
* GS-TS Lê Mạnh Thát biết khoảng 15 ngoại ngữ...Thầy Thát viết sử nhà Phật với hơn 30 cuốn sách. Công trình nghiên cứu của GS-TS Lê Mạnh Thát về lịch sử và văn học Phật giáo VN gồm 26 tác phẩm dày 18.322 trang, 4 tác phẩm về các đề tài Phật học 1.436 trang.
* Hoà thượng Thích Minh Cảnh làm chủ biên ban biên dịch Phật Quang đại từ điển vào khoảng đầu năm 1991. Đến giữa năm 2006, bộ từ điển Phật học Huệ Quang được hoàn thành, gồm 7 tập, 6.244 trang với 23.042 mục từ, hơn 3.000 hình ảnh minh hoạ và một tập sách dẫn. Công trình do 12 người biên soạn trong 14 năm (1991 - 2004). Đây là tài liệu tham khảo cần thiết cho những ai quan tâm đến Phật giáo và Phật học, cũng như tôn chỉ và học thuyết của Đức Phật.”