Saturday, December 23, 2006

TIN & ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ TRÊN THẾ GIỚI

TIN & ẢNH

VỀ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ

TRÊN THẾ GIỚI

MINH NGỌC

Buddhist In Latin America. "Although the four territories and twenty romantic, passionate, independent countries that constitute Latin America are predominantly Roman Catholic, the Dharma has taken root in recent decades, Buddhanet, net alone lists nearly ninety Buddhist centers in just thirteen of those countries and the Foundation for the Preservation of the Mahayana tradition (FPMT) has centers and study groups in Brazil, Colombia, Guatemala and Mexico plus a Brazilian national office. In May of this year, His Holiness the Dalai lama made a memorable visit to Brazil, Argentina, Chile, Peru and Colombia, not his first to Latin America, nor likely his last.

We trace some of the triumphs and tribulations as the Dharma ripens among a diverse and dynamic population".

Mandala : A Buddhist journal (August - September 2006).

PHẬT GIÁO TẠI CHÂU MỸ LA TINH

"Mặc dù bốn vùng đất và hai mươi nước mà dân chúng có tính lãng mạng, nhiệt tình phiêu lưu, nóng tính, tự lập đã tạo nên Châu Mỹ La Tinh vốn chủ yếu theo bị thống trị bởi ca tô giáo Rô ma, nhưng Phật pháp cũng đã bén rễ nẩy mầm trong các thập niên mới đây, chỉ riêng màng lưới Buddhanet cũng đã lập liệt kê được một danh sách gần chínm mươi trung tâm Phật giáo trong chỉ số mười ba nước của những nước này và Hội Bảo Tồn truyền thống Đại thừa cũng đã có các trung tâm (Phật giáo) và các đoàn tu học ở Ba Tây, Colombia, Guatermela và Mễ Tây cơ, cộng thêm một văn phòng cấp quốc gia ở Ba Tây. Vào tháng 5 năm nay, Đức Đạt lai lama đã thực hiện chuyến viêng thăm đáng ghi nhớ tại tới Ba Tây, Á Căn Đỉnh, Chí Lợi, Peru và Colombia, đây không phải là chuyến viếng thăm đầu tiên mà cũng sẽ không phải là chuyến viếng thăm cuối cùng của Ngài ở châu Mỹ Latinh.

Chúng ta hãy theo dấu một số những thuận duyên và chướng duyên trong khi Phật pháp đang chín mọng giữa một dân số khác biệt và năng động".

- Mandala : Báo Nhật

- Số tháng 8 và 9 năm 2006

CHÂU Á

ẤN ĐỘ :

ĐỨC ĐẠT LAI LAMA HOẰNG HÓA PHẬT PHÁP VÀO MÙA THU TẠI NƯỚC MỸ.

Văn phòng Đức Đạt Lai Lama đã phổ biến lịch trình hoằng hóa của Ngài tại nước Mỹ vào tháng 9 năm 2006. Theo đó, Đạt Lai Lama sẽ có những thời giảng pháp, thuyết pháp và khóa tu được ấn định vào các thời điểm và địa điểm sau đây:

1. Chủ trì lễ cầu nguyện khởi công thực hiện phim lịch sử Đức Phật: "Oet Path white clouds" (Đường xưa Mây trắng) tãi Holy Weod vào ngày 11-9-2006. Buổi lễ sẽ diễn ra với sự tham dự của người bỏ tiền thực hiện cuốn phim, đạo diễn, người viết phân cảnh phim, tất cả các tài tử đóng các vai của chuyện phim cùng nhiều tài tử, minh tinh điện ảnh đã từng tu học Phật pháp từ trước. Đặc biệt có thể có sự hiện diện của tác giả quyển truyện lịch sử này là Thiền sư Thích Nhất Hạnh dù lúc này Thiền sư rất bận rộn vì đã nhận lời tổ chức một khóa tu Phật Pháp cho sáu trăm (600) Phật tử từ nước Ý qua Làng Mai tu học trong khóa tu kéo dài nhiều ngày.

2. Giảng pháp tại Los Angeles, bang California :

- Ngày 12/9 : Giảng về - Bồ Tát long thụ (Nagarjuna)

- Ngày 13/9 : Giảng về Bồ Tát Đạo (commentary on BedhiciHa)

- Ngày 14/9 : Giảng về Kadampa Mandala.

Liên lạc với chùa Thahten Dhargye Ling

3500 E. Fouth street Long Beach, CA.90814

Phone : 562. 621. 9865. Website: www.tdling.com

3. Thuyết pháp tại Denver, bang Colorado.

- Ngày 17 tháng 9 : thuyết pháp về Tâm (Mind)

Liên lạc với Mind and life In stilete

Phone : 303. 665. 7659 - Weibsite : www.mindaudlife.org

4. Thuyết pháp tại Buffalo, bang New York

- Ngày 19 tháng 9:

Liên lạc với trường Đại học University at Buffalo, Buffalo New York

Website: www.buffalo.edu/dalailama

5. Khóa tu tại New York City, bang New York.

- Từ ngày 23 đến 25 tháng 9 : chủ đề khóa tu: the Blade wheel of

Mind transformation by dharmarakshita.

Liên lạc với Viện Phật học Tibe House

22 West 15 street New York, N.4. 10011

Phone: 212. 807. 0563. Website: www.tibethouse.org.

KIẾN THIẾT HỌC VIỆN PHẬT GIÁO TẠI BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG.

Trên khu đất rộng 5 hectare (mẫu tây) tại Bồ Đề Đạo tràng nơi linh thiêng thành Đạo của Đức Phật sắp sửa hoàn thành một Học Viện Phật Giáo với kiến trúc uy nghi, hùng tráng, trang nghiêm và thanh thoát. Học viện Phật giáo với pháp hiệu là Pal Tergar Ridexin Dargye Inchitute sẽ là nơi tu học nghiên cứu Phật pháp cho một nghìn chư Tăng và cư sĩ (ảnh).

Dự kiến lễ hoàn tất và khánh thành học viện trong ba ngày từ 3 đến 5 tháng 1 năm 2007 cho Đức Đạt Lai lama chủ lễ.

Được biết chi phí kiến thiết học viện kể cả các chi phí khác là hơn năm triệu Mỹ kim do các Tăng, Ni và Phật tử khắp thế giới cúng dường. Học viện Phật Giáo do Giáo Đoàn Phật Giáo Yougey của Đại Đức Tiến sĩ Mingyur Rimpo che lãnh đạo, Đại Đức là vị Lama trẻ 31 tuổi, xuất gia từ lúc 7 tuổi tu học tại tu viện của Đức Đạt Lai Lama, Giáo Đoàn Phật giáo Yongey tuy mới thành lập được 5 năm nhưng đã xây dựng được một cơ sở Phật giáo có tầm cỡ như học viện Phật giáo ở Bồ Đề Đạo tràng là một kỳ công hiếm thấy. Cũng theo đề nghị của Đức Đạt Lai Lama, Giáo Đoàn mới chỉ hoằng pháp ở nước ngoài được hai năm, Đại Đức Mingyur Rinphoche phải đi, về Ấn Độ và các nước vừa để hoằng pháp vừa để lãnh đạo Tăng Ni trong giáo đoàn và cai quản việc xây cất học viện Phật giáo nhưng nhờ tài ba, đức độ, giáo đoàn của Đại Đức đã phát triển được hai trung tâm Phật giáo ở nước Brazin. Đề án của Đại Đức tiến sĩ Mingyur Rinphoche là sau khi hoàn tất Học viện Phật giáo tại Bồ Đề dạo tràng vào tháng 1-2007, Đại Đức sẽ chú ý đến việc hoằng hóa Phật pháp ở vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Đại đức Tiến sĩ Mingyus Dunpoche, lãnh đạo giáo đoàn Phật giáo Yongey

APGHANISTAN :

XÂY DỰNG LẠI PHO TƯỢNG PHẬT Ở THUNG LŨNG BAMIYAN.

Tháng 3/2001, chính quyền cực đoan và cuồng tín Taliban đã phá hủy hai pho tượng Phật cao 174 feet và 115 feet được tạo trong hốc núi ở thung lũng Bamyan từ hàng nghìn năm trước. Sau hành động mù quáng này của Taliban, chính phủ nước Afghnistan cùng cộng đồng thế giới và cơ quan UNESCO đã chú ý đến việc phục hồi lại hai pho tượng của Phật giáo. Hiện tại UNESCO đã cung cấp một ngân khoản là 1 triệu 300 nghìn Mỹ kim dể phân loại các mảnh vụn của pho tượng làm bằng thạch cao và đất sét. Xếp hạng từ những mảnh có trọng lượng nặng từ vài tấn đến mảnh nhỏ như quả banh quần vợt, tất cả những mảnh này dù là thạch cao hay đất sét sẽ được sắp xếp lại để lắp ráp lại bằng loại hợp chất dính, chỗ nào bị mất sẽ được tạo lại bằng vật liệu mới. Như thế mới duy trì được tính giá trị vật liệu cổ của pho tượng. Sau khi UNESCO thực hiện công tác phân loại này với thời gian 14 tháng bắt đầu từ năm 2004 nhưng tiến trình có vẻ chậm vì tình hình chiến sự ở vùng Bamyan không cho phép tiến hành công tác vì lý do an ninh. Tuy nhiên sau khi UNESCO hoàn thành công việc thì chính phủ Nhật sẽ tiến hành các giai đoạn kế tiếp là tái tạo hai pho tượng Phật này với chi phí ước tính là ba mươi triệu Mỹ kim cho mỗi tượng. Cuối cùng là cộng đồng thế giới sẽ hoàn tất các công trình còn lại như trang trí nền, tường, vách núi chỗ an vị hai pho tượng đá Phật. Thống đốc tỉnh Bamyan là Bà Habiba Surahi rất hy vọng vào chương trình tái thiết lại hai pho tượng này sẽ đem lạisự hồi sinh cho thung lũng Bamyan với bốn trăm nghìn cư dân. Công nhân Mahmmed Aham hiện làm việc rất cực khổ suốt 12 tiếng một ngày màchỉ kiếm được năm Mỹ kim, sống không có nhà. Gia đình phải cư ngụ trong hang động không điện, không nước kể rằng: Ngày xưa khi còn hai pho tượng Phật dân cư ở động rất sung túc. Hàng ngày có từ vài trăm đến một nghìn du khách nước ngoài đến chiêm bái tượng Phật nên dân chúng ở đây sinh sống dễ dàng như bán các vật kỷ niệm, thủ công nghệ, tượng Phật bằng đá hay gỗ cho du khách hay hướng dẫn du khách. Nhưng sau khi tượng Phật bị phá, thì du khách không còn đến hành hương, chiêm bái nên dân chúng phải sống vô cùng thiếu thốn cực khổ. Mohammed Aham hy vọng việc xây dựng lại hai pho tượng Phật sớm hoàn tất để dân trong vùng được sống sung túc và hạnh phúc lại như xưa.

TÂY TẠNG

TỔ CHỨC ASIA CỦA CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO Ý XÂY CÁC TRƯỜNG HỌC CHO HỌC SINH TÂY TẠNG Ở CÁC NƠI HẺO LÁNH.

Dự án Study Grant Project của tổ chức Asia thuộc cộng đồng Phật giáo nước Ý văn phòng tại Thủ đố Rome đã thành công trong việc kêu gọi các Phật tử người Ý và Phật tử các nước khác cúng dường tịnh tài để tổ chức Asia xây cất các cơ sở giáo dục cho các thanh thiếu niên người Tây Tạng ở các nơi hẻo lánh thuộc vùng sự trị Amdo tại tỉnh Thanh Hải (Qinghai proinu) có nơi học hành, giáo dục để trở thành những người hiểu biết có kiến thức. Nhờ vậy tránh được sự mù chữ thất học. Điều này giúp các thanh thiếu niên Tây Tạng vẫn còn đọc được, viết được ngôn ngữ Tây Tạng, nghĩa là vẫn còn biết đến truyền thống văn hóa và truyền thống Phật Giáo của Tây Tạng. Nhờ sự nhiệt tâm cúng dường cho quỹ xây cất các cơ sở giáo dục mà tổ chức Asia của cộng đồng Phật giáo nước Ý đã xây cất được ba trường học từ cấp 1 đến cấp 2, 3, một trường y học cổ truyền Tây Tạng cấp 2. Tất cả đều ở các nơi hẻo lánh vùng xa thuộc sự trị Amdo tỉnh Thanh Hải.

(Trường trung học cấp 2 ở Tây Tạng)

(Lớp học toán))

(Lớp học Computer)

ISRAEL (Do Thái)

ĐỨC ĐẠT LAI LAMA THUYẾT PHÁP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HEBREW UNIVERSITY

Trong chuyến đi hoằng hóa Phật pháp Trung Đông vừa qua, Đại Đức Lai Lama đã thuyết pháp tại trường Đại học Hebrew University ở Thủ đô Jerusalem. Toàn thể giáo sư Gan giảng huấn và sinh viên đã tới dự buồi thuyết pháp với đề tài "Nuôi dưỡng lòng tư bi" vào ngày 19/2/2006. Đây là lần thứ hai Đức Đạt Lai Lama đã đến hoằng hóa tại nước Do Thái. Lần đầu tiên, Ngài đến vào năm 1994 để hòa giải những xung đột giữa các người Do Thái và Palestine cũng như lần trước, buổi thuyết pháp và viếng thăm lần này đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Có sự trùng hợp rất ý nghĩa là song song với các hoạt động của Đức Đạt Lai lama về Phật sự tại nước Do Thái thì thiền sư Nhất hạnh cũng vào thời điểm này đã hoạt động Phật sự trong cộng đồng Do Thái Mendocino tại Ukiah nước Mỹ với khóa tu chính niệm diễn ra từ ngày 17 đến 19 tháng 2/2006.

(Đức Đạt Lai Đạt Ma được Viện trưởng và
Viện phó đón tiếp)

Khóa tu đã gặt hái được nhiền thành quả tốt đẹp, Giáo đoàn tiếp Hiện (suterbeing oder) của Thiền sư Nhất Hạnh vẫn hằng năm đến Do Thái để hoằng hóa với các khóa tu, khóa thiền và được sự tham dự tích cực của cả người Do Thái và người Palestine tại Thủ đô Jeru salem cũng đã có hàng nghìn người Do Thái quy y, tu học Phật pháp và Thiền.

Trong chuyến đi hoằng hóa Phật pháp Trung Đông vừa qua, Đại Đức Lai Lama đã thuyết pháp tại trường Đại học Hebrew University ở Thủ đô Jerusalem. Toàn thể giáo sư Gan giảng huấn và sinh viên đã tới dự buồi thuyết pháp với đề tài "Nuôi dưỡng lòng tư bi" vào ngày 19/2/2006. Đây là lần thứ hai Đức Đạt Lai Lama đã đến hoằng hóa tại nước Do Thái. Lần đầu tiên, Ngài đến vào năm 1994 để hòa giải những xung đột giữa các người Do Thái và Palestine cũng như lần trước, buổi thuyết pháp và viếng thăm lần này đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Có sự trùng hợp rất ý nghĩa là song song với các hoạt động của Đức Đạt Lai lama về Phật sự tại nước Do Thái thì thiền sư Nhất hạnh cũng vào thời điểm này đã hoạt động Phật sự trong cộng đồng Do Thái Mendocino tại Ukiah nước Mỹ với khóa tu chính niệm diễn ra từ ngày 17 đến 19 tháng 2/2006. Khóa tu đã gặt hái được nhiền thành quả tốt đẹp, Giáo đoàn tiếp Hiện (suterbeing oder) của Thiền sư Nhất Hạnh vẫn hằng năm đến Do Thái để hoằng hóa với các khóa tu, khóa thiền và được sự tham dự tích cực của cả người Do Thái và người Palestine tại Thủ đô Jeru salem cũng đã có hàng nghìn người Do Thái quy y, tu học Phật pháp và Thiền.

CHÂU ÂU

ANH

NỮ MINH TINH NAOMI WATTS NGHIÊN CỨU PHẬT PHÁP VÀ TRỞ THÀNH PHẬT TỬ

Vào mùa xuân năm 2006, Nữ Minh tinh Naomi Watts cùng đoàn quay phim sang Trung Quốc để thực hiện phim "The Painted Veil". Trong thời gian ở Trung Quốc cô đã tới thăm nhiều ngôi chùa của Phật Giáo và những nơi thờ sự này lại gây cho cô một hình ảnh rất tốt đẹp về Phật giáo và có lẽ do thiện duyên từ tiền kiếp đã là Phật tử nên cô tự nhiên có một tuệ giác chuyển hóa tâm linh của mình về với Phật giáo và phát nguyện sẽ dành thời gian để nghiên cứu, tu học phật pháp. Nữ Minh tinh Naomi Watts sinh trưởng ở nước Anh nhưng trưởng thành ở nước Úc. Cô có tài diễn xuất nên đã trở thành diễn viên điện ảnh nổi tiếng ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Hiện tại, ngoài những lúc bận rộn về nghề nghiệp, cô đang thực tập thiền và nghiên cứu về Phật pháp. Từ ngày hướng về Phật giáo, cô đã có nhiều thay đổi trong lối sống hàng ngày, cô đã thay những nữ trang đắt tiền khi trước bằng những tràng hạt của Phật giáo. Cô nói: "Tôi có niềm tin vào Tam bảo nhưng chưa phải là một Phật tử thuần hành và hiểu biết chưa nhiều về giáo pháp của Như lai. Nhưng tôi đã thấy có rất nhiều niềm hướng lạc và nguồn sinh lực ở trong Phật giáo".

(Nữ minh tinh Naomi Watts)

TRUYỀN BÁ THIỀN PHẬT GIÁO TỚI SINH VIÊN CỦA NHIỀU TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NEWHAMPHIRE

Loạt bài trên đài phát thanh BBC cho thấy hiện tại Thiền của Phật giáo đang đi vào giới trẻ và giới trí thức tại các trường đại học và thiền được coi như một bảo vật vô giá mà họ rất trân trọng chẳng hạn như ở New Hampihire các đại học lớn và nổi tiếng như Southampton, Highfield, Wichester v.v…. đều có các sinh hoạt Thiền Phật giáo qua các hội sinh viên Phật tử Thiền ở đây được các người trẻ thực tập hàng đêm tại các giảng đường từ lớn đến nhỏ. Nhiều trường đại học dù có giảng đường chưa được nhiều người nhưng cũng không đủ nên phải tổ chức thêm ở các lớp học khác cho sinh viên tu học. Hàng đêm các sinh viên gồm nội trú và ngoại trú đến thực tập thiền từ 800 đến 1000 người ở mỗi đại học nêu tên ở trên. Con số đông đảo như vậy với sự sôi nổi của tuổi trẻ lẽ ra phải ồn ào náo nhiệt lắm nhưng khi đã vào ngồi trên gối thiền thì tất cả đều đi vào chính niệm với một sự im lặng tuyệt đối. Cái im lặng hùng tráng đẹp đến tuyệt vời, chính niệm trong thiền Phật giáo mà hành giả có thể chọn lựa khi nhập thiền hoặc là niệm hơi thở nghĩa là lấy hơi thở làm đối tượng để hành giả tự kiểm sát tâm, hoặc là niệm tâm từ nghĩa là trải tâm từ lên chính bản thân ta, đến người thân thương, rồi đến kẻ thù, và cuối cùng đến tất cả chúng sinh.

Phóng viên đài BBC đã phỏng vấn sinh viên Jaye Eoster, học ngành hàng không là chủ tịch giáo hội sinh viên Phật tử của đại học Southamphon.

Jaye Foster


(Sinh viên tu thiền)

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BAISTOL UNIVERSITY ĐOẠT GIẢI THƯỞNG VỀ CHỦ ĐỀ : "NGHIÊN CỨU NGHI LỄ PHẬT GIÁO".

Hội nghệ thuật và nhân văn đã trao giải thưởng trị giá bốn trăm nghìn Anh kim Châu Mỹ La Tinh việc Nghiên cứu Phật giáo của trường Đại học Baistol University với công trình " nghiên cứu nghi lễ Phật giáo tại Đông Nam Châu Á và Trung Quốc đã được đánh giá gọi là xuất sắc và hoàn hảo nên Viện nghiên cứuu Phật giáo của trường Đại học Baistol University đã xứng đáng lãnh giải thưởng của Hội Nghệ thuật và Nhân văn của nước Anh.

HOÀNG GIA ANH TƯỞNG THƯỞNG BẰNG TƯỞNG LỤC CHO HÒA THƯỢNG TRỤ TRÌ CHÙA LONDON BUDDHIST VIHARA

Hòa thượng Vajiragnana thuộc Giáo Đoàn Nayake order là trụ trì của Phật Giáo London Buddhist Vihara đã được Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị trao tặng Bằng tưởng học Huân công Vương quốc Anh: Officer of the Order British Empire tại Điện BucKingham sự tưởng thưởng này biểu lộ sự tôn vinh của Vương Quốc Anh đối với vị tu sĩ Phật giáo cả đời phục vụ nhân loại. Hòa thượng Vajiragmama là nhà lãnh đạo Phật Giáo Anh Quốc, là giáo sư tiến sĩ dạy tại trường Đại học Birkbeck - London University. Hơn 20 năm qua Ngài đã thuyết giảng hoằng pháp và xây dựng niềm tin chính pháp cho dân chúng nước Anh và các nơi trên thế giới. Để thể hiện lòng từ bi của Phật giáo, Ngài đã thiết lập nhiều tổ chức từ thiện giúp đở Châu Mỹ La Tinh nhiều trẻ em mồ côi, tật nguyền và nghèo khó không những ở nước Anh mà còn ở nhiều nơi khác như Kenya, Nepal, Sri Lanka… Giáo Đoàn của Ngài cũng đã thiết lập nhiều trung tâm văn hóa Phật giáo ở nước Anh và thế giới. Ngài còn là tác giả của hàng trăm quyển sách, bài báo viết về đủ các đề tài của Phật giáo.

(Nữ hoàng Anh quốc Elizabeth II gắn
huy hiệu Tưởng Lục huân công cho
Hoà thượng Vijiragnana)

ĐỨC.

PHẬT GIÁO TẠI NƯỚC ĐỨC ĐANG PHÁT TRIỂN

Vào dịp đại lễ Phật Đản 2550, các đoàn thể Phật giáo của người Đức ở thành phố Hamburg vừa tổ chức lễ Phật Đản để ghi ơn ngày Đức Phật xuất hiện cứu muôn loài chúng sinh, vừa kỷ niệm sự kiện Phật giáo phát triển sâu rộng ở nước Đức nhất là tại thành phố Hamburg, được coi là nơi đón nhận Phật giáo đầu tiên khi truyền vào nước Đức. Phật giáo được giảng dạy ở trường đại học Colonial là trường đầu tiên mở khoa Phật Học ở nước Đức.

Sau khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1945, dân Đức bắt dầu chú ý đến Phật giáo. Vào đầu thập niên 1960, Hội Phật giáo Haus Der Stille thành lập ở Rosenbury. Từ thập niên 1970 các đoàn thiền tập bắt đầu xuất hiện và hoạt động càng ngày càng mạnh.

Đến thập niên 1980 các cơ sở Phật giáo như chùa, trung tâm Phật giáo ngày càng nhiều được phát triển và xây dựng ở khắp nước Đức trong đó phải nói đến nhiều trong số những cơ sở này nguyên là nhà thờ, chủng viện của đạo chúa đang bị suy thoái nên phải đem bán rao và các Phật tử người Đức đã mua lại cải biên thành nơi thờ sự của Phật Giáo như ngày nay

Riêng tại Hamburg có hơn bốn mươi trung tâm Phật Giáo và đoàn thể sinh hoạt trong các tông Phật giáo như Nam Tông, Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông, Pháp Hoa Tông (hay Nhật Liên Tông). Ngày nay hầu hết các trường đại học ở Đức đều có mở khoa Phật Học và cấp phát bằng tiến sĩ Phật Học.

SCOTLAND.

PHẬT TỬ CHÙA DHARMA PRGODA TIẾP TỤC CỨU GIÚP NẠN NHÂN SÓNG THẦN TSUNAMI

Ngôi chùa Nam Tông Dhamma Paqoda do Đại Đức Revatha làm trụ trì và Hội phật tử của chùa gồm hơn hai trăm cư sĩ Phật tử vẫn tiếp tục đóng góp tịnh tài hàng tháng để giúp đỡ các nạn nhân sóng thần tsunami xảy ra từ tháng 12 năm 2004 tại nhiều nước ở Châu Á. Chùa Dharma pagoda liên tục cứu giúp cho nhiều người, đặc biệt là học bổng cho các học sinh. Chùa vẫn tiếp tục chương trình này đối với các trẻ em cấp tiểu học và vườn trẻ khoảng ba trăm em mỗi em được trợ giúp 10 Mỹ kim một tháng. Đại Đức Revatha cho biết "Khả năng của Hội Phật tử chùa Dharma Pagoda là như vậy. Nếu có thêm sự đóng góp thì chùa sẽ tăng thêm phần trợ cấp cho thêm nhiều người "Đại Đức trụ trì còn cho biết: "chùa còn đang dự kiến tìm thêm tịnh tài để cử người sang Srilanra mở khóa dậy nghề giúp cho hai trăm quả phụ có chồng đã mất trong nạn sóng thần và họ phải nuôi đám con thơ. Các khóa dạy nghề sẽ mở tại Golle, Matara và Hambantotta" để giúp các quả phụ có nghề nghiệp vững chắc nuôi được đàn con thơ. việc làm của các Phật tử người Scotland trong Hội Phật tử chùa Dhamma Pagodo chỉ là thể hiện hạnh từ bi cứu khổ độ người mà họ đang tu học trong giáo lý của Đức Phật".

HUNGARY.

THÀNH LẬP HỌC VIỆN PHẬT GIÁO PHÁP MÔN (GATE OF THE DHARMA) TẠI THỦ ĐÔ BUDAPEST.

Phật giáo đang hòa nhập vào các nước phương Tây và đã phát triển mạnh mẽ làm biến chuyển rất nhiều nền văn hóa phương Tây kể từ ngày thành lập Viện Nghiên cứu Văn hóa phương Tây. Ông Tomas Agocs Viện trưởng phát biểu: "Người Hungary đang rất quan tâm đến nền văn hóa phương Đông nhất là Phật giáo vì Phật giáo đang là tôn giáo rất hấp dẫn cho giới nghiên cứu khoa học. Vì lý do này nên Viện Nghiên cứu Văn Hóa Đông Tây đã chuyển đổi thành Học viện Phật giáo pháp môn (Gate of the Dharma), vì là một học viện cao cấp nghiên cứu Phật Giáo nên cũng có thể coi đây là viện đại học Phật Giáo Pháp Môn (University of Gate of the Dharma) nhằm mục đích nghiên cứu Phật pháp và tạo điều kiện cho giới khoa học tập trung vào sự nghiên cứu tích cực và tu học tích cực giáo pháp và truyền bá giáo pháp của Đức Phật ra khắp mọi miền đất nước. "Ông nói tiếp rằng : Những ý niệm hướng tới tính xây dựng và tính sáng tạo của Phật giáo đã tạo nên nguồn cảm hứng thích thú và lạc quan cho mọi tầng lớp xã hội, thái độ cởi mở của Phật giáo là khởi điểm lý tưởng cho giới khoa học và tôn giáo thảo luận xa hơn, cả Phật giáo và khoa học đều nhấn mạnh việc kiểm điểm, phân tích và phán đoán thật khách quan về những gì trước khi chúng ta áp dụng. Nghĩa là Phật giáo không bao giờ độc tài cưỡng ép chúng ta phải tin bất cứ điều gì một cách cuồng vọng, cuồng tín, trái với lý trí, suy đoán, sự thật và khoa học. Hiện nay, học viện Phật giáo pháp Môn đang xúc tiến việc nghiên cứu Phật giáo và khảo sát thật kỹ lưỡng để cung cấp cho giới khoa học các câu trả lời về những vấn nạn đang diễn ra mà các tôn giáo khác của phương Tây không thể trả lời được"

NGA.

KHÁNH THÀNH CHÙA VÀNG (THE GOLDEN TEMPLE) Ở KALMYKIA.

Chùa vàng (the Goldne Temple) là ngôi chùa lớn nhất ở nước Nga hiện nay đã long trọng tổ chức lễ khánh thành với sự tham dự của một nghìn khách nước ngoài trong đó có đoàn Phật Giáo Tây Tạng do Đức Đạt Lai Lama hướng dẫn và các đoàn đại biểu Phật Giáo Ấn Độ, Mongalia, Nepal, Tuva, Buryatia… và của bốn nghìn quan khách trong nước gồm có đoàn Phật Giáo từ thủ Đô Moscow, Velgagrad, Saratou, Peterburg… cùng sự tham gia buổi lễ của hàng nghìn dân chúng. Đây là một quần thể gồm chùa tháp uy nghiêm, tráng lệ với bảo hùng đại diện hoành tráng, với các tượng Phật uy nghi và Mỹ thuật. Chùa còn có một tu viện hay đúng hơn là một trường đại học Phật Giáo vì tại đây sẽ giảng dạy chương trình nghiên cứu Phật học cao cấp như các trường đại học ngoài thế gian. Với tu viện này, từ nay các vị Tăng, Ni và cư sĩ muốn nghiên cứu Phật Giáo ở cấp đại học không phải ra nước ngoài du học nữa mà có thể nghiên cứu tại tu viện chùa vàng. Theo kế hoạch các vị giảng sư Phật pháp và các giáo sư Phật học sẽ đến đây từ các trường đại học trên thế giới để giảng dạy Phật giáo, không những tại đây mà còn ở bất cứ nước nào trên lãnh thổ nước Nga và kể cả các nước ở châu Âu. Chi phí xây cất chùa vàng trên khu đất gần 20 hectare (mẫu Tây) là 8 triệu 500 nghìn Mỹ kim.

Trùng hợp với các lễ khánh thành chùa vàng ở Kalmya là lễ an vị tượng Đức Phật Thích Ca cao 9 mét tại Elista được ghi nhận là pho tượng Phật cao nhất tại nước Nga và châu Âu (xem giao điểm số 60 phần tin Phật giáo thế giới - M.N.).

(tượng Phật cao9m)

(chùa Vàng Golden Temple ở nước Nga)

PHẬT SỰ TẠI CHÙA VÀNG: XÂY CẤT 17 PHO TƯỢNG NHỮNG HỌC GIẢ NỔI TIẾNG CỦA ĐẠI HỌC NALANDA.

Mặc dù vừa mới làm lễ khánh thành nhưng vị trụ trì chùa vàng (the Golden Temple) và các Phật tử của chùa vẫn tiến hành công trình kiến tạo 17 pho tượng của các vị luận sư, giảng sư, biện sư, dịch giả, tác giả rất nổi danh của trường Đại học Nalanda, được coi là trường đại học đầu tiên của thế giới. Phải mất thời gian là tám tháng để hoàn tất công trình Phật sự này. 17 pho tượng sẽ được an vị tại một đại sảnh đường bên ngoài đại hùng bảo điện của chùa vàng để tưởng niệm ghi công đức của các vị tiền bối đối với giáo pháp vi diệu của Đức Phật Tổ Như Lai. Hiện nay tượng của Tát Long thụ (Nagarjuna) đã hoàn tất (ảnh). Sẽ hoàn tất tượng của các vị vô trước, thế thân, Asanaga, Shantideva, ChandoaKirti v.v…

Ngân sách để thực hiện 17 pho tượng này dự tính một trăm nghìn Mỹ kim.

(Tượng Bồ Tát Long Thụ - Nagarjuna)

HY LAP (GREECE)

CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO HELLENIC BUDDHIST COMMUNITY MUA ĐẤT XÂY DỰNG CƠ SỞ
PHẬT GIÁO.

Đạo hữu NiKos Liberopoudos trong Bản điều lệ này lãnh đạo cộng đồng Phật Giáo Hellenic Buddhist Community loan báo: chỉ năm tháng sau khi cộng đồng Phật giáo được chính phủ cấp giấy phép công nhận, vào tháng 5 năm 2006 cộng đồng sau phiên họp đã đi đến quyết định mua khu đất rộng hai hectare ở Arcadia (ảnh) để kiến thiết các cơ sở Phật giáo góp phần vào cuộc hoằng dương Phật pháp cho dân chúng Hy Lạp. Việc mua đất đã thành công tốt đẹp và Bản điều lệ này cảnh đạo cộng đồng Phật Giáo đã nhận đất và đang họp thảo luận về việc xây các cơ sở hoằng pháp trên khu đất này.

Ban lãnh đạo cộng đồng Phật giáo Hellenic Buddhist Community với khu đất hai mẫu mới mua để xây dựng
Cơ sở Phật giáo

PHÁP

CHÙA DEJAM LING Ở MAJENCOULES TỔ CHỨC KHÓA TU GIA ĐÌNH.

Khóa tu Phật Thất gia đình đã được tổ chức cho ba mươi người thuộc sáu gia đình trong thời gian cuối tuần từ 7 đến 9 tháng 7 năm 2006. Vì lý do không đủ chỗ nên khóa tu chỉ nhận người lớn mà chưa nhận con cháu của họ cùng đến tu học. Ban quản trị chùa đang có kế hoạch xây thêm khu cư xá để đáp ứng nhu cầu tu học đang lên của các Phật tử người Pháp.

Khóa Phật thất gia đình tổ chức cho 30 tu học

BA LAN

KHÓA I HUẤN LUYỆN GIẢNG SƯ PHẬT PHÁP CHO CÁC CƯ SĨ THUỘC NHIỀU NƯỚC.

Giáo Đoàn Phật giáo Somti Maha Sangha đã tổ chức khóa I huấn luyện giảng sư Phật pháp ngắn ngày từ 8 đến 18/4/2006 tại trung tâm Phật giáo Paldenling ở nước Ba Lan. Khóa do Đại Sư Igos Berkhin, người Nga, từ Ukrain, hướng dẫn cách thức truyền đạt Phật Pháp đến thính chúng. Khóa tu do Phật giáo nước Slovakia và nước BaLan cùng tổ chức và có mười lăm cư sĩ Phật tử người Slovakia, Cộng Hòa Tiệp, Ba Lan, Ý vcà Mexico tham dự.

Ý

LỄ KỶ NIỆM 25 NĂM THÀNH LẬP CHÙA MERIGAR BUDDHIST TEMPLE Ở ARCIDOSSO

Suốt từ ngày 18 đến ngày 24/6/2006 đã diễn ra lễ kỷ niệm 25 năm thành lập chùa Merigar Buddhist Temple ở thị trấn Arcidosso, thuộc tỉnh Grosseto Province. Suốt thời gian này đã có hai nghìn Phật tử người Ý đã đến dự các buổi lễ cầu nguyện, lễ quy y Tam Bảo và các khóa tu Phật Pháp, diễn giảng v.v… Các Phật tử này đều do Đại Đức Dharma Moreno Marcato người Ý và chư Tăng của chùa chủ trì và hướng dẫn trong số quan khách được mời có sự hiện diện của Cựu Thị trưởng Arci Dosso Marcello Bianchini, Đương kim thị trưởng Emilo Landi, tỉnh trưởng tỉnh Grsseto Province Luo Scheggi, Trưởng ty Du lịch Annamana Bramerini, Dân biểu Quốc Hội Clandio Franci, chủ tịch cộng đồng Giovanni Alessandri v.v…

Đại Đức trụ trì chùa và các viên chức chính phủ hiện diện

Phật tử Ý nghe Pháp ngồi tràn từ chính diện ra
đến ngoài vườn chùa

GIÁO ĐOÀN PHẬT GIÁO SANTI MAMA SANGHA TỔ CHỨC KHÓA THI PHẬT PHÁP CHO CÁC THIẾU NHI PHẬT TỬ TẠI CHÙA MERIGAR BUDDHIST TEMPLE.

Giáo đoàn Phật giáo Santi Maha Sangha (SMS) đã tổ chức khóa thi Nhật Pháp với chủ đề "Growing Up With Awareness" (Trưởng thành với Tuệ Giác) tại chùa Merigar Buddhist Temple vào ngày 13 tháng 6 năm 2006 cho 80 thiếu nhi tuổi từ 10 đến 15 là con em của các Phật tử bổn đạo chùa Mergar, Hàng năm chùa sẽ tổ chức các khóa Phật pháp dành cho các thiếu nhi. Đây là kỳ thi trắc nghiệm đầu tiên. Kết quả cuộc thi cho thấy trình độ Phật Pháp của các thiếu nhi rất khá và đạt điểm cao từ 91 đến 100 điểm. Đại Đức Pharma Moreno Marcato - trụ trì đã trao giải thưởng cho tất cả 80 em.

Các thiếu nhi Phật tử sửa soạn vào thi khóa Phật pháp

CHÂU ÚC

CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO NAMGYAL DZOGCHEN COMMUNITY MUA ĐẤT XÂY CHÙA Ở VÙNG CENTRAL TILBA BANG NEW SOUTH WALES

Cộng đồng Phật giáo Namgyal Dzagchen Community ở bang New South Wales đã vận động các Phật tử thuộc cộng đồng phát tâm cúng dường tịnh tài số tiền 450 nghìn Úc kim để mua 240 acres đất thuộc vùng Central Tilba trong tương lai sẽ kiến thiết một tòng lâm (ferest mouestery) Phật giáo làm nơi tu học và phát triển Phật pháp.

Sau sáu tháng vận động tịnh tài và được sự cúng dường tích cực của các vị Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử thuộc các cộng đồng Phật giáo tại nước Úc nên cộng đồng Phật giáo Namgyal Dzogchen Community ở New South Wales đã có đủ số tiền cần thiết để mua khu đất như dự định. Hiện nay, cộng đồng đã làm chủ khu đất này và đã phát động các Phật tử tới làm công quả như phát quang, dọn dẹp khu đất vào mỗi cuối tuần. Do đó, cộng đồng đã dựng tạm một căn nhà và một nhà bếp để có chỗ nghỉ ngơi và nấu ăn cho các Phật tử tới làm công quả. Cộng đồng đang chuẩn bị phát động sự cúng dường đợt 2 để có ngân quỹ xây cất Tòng lâm và đang gủi thư mời các kiến trúc sư Phật tử ở nước Úc và các nước cúng dường bản họa đồ kiến trúc ngôi Tòng Lâm.

Phật tử Úc làm công quả

Nhà bếp tạm là nơi nấu cơm chay cho
các Phật tử tới làm công quả

Bửa cơm chay đạm bạc sau giờ công
quả của các Phật tử phát tâm

NGHIÊN CỨU SỰ KIỆN PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN Ở PHƯƠNG TÂY

Bà Christina Roche - Tiến sĩ thuộc Viện Nghiên Cứu Văn Hóa của Đại học Western Sydney University phát biểu rằng hiện tại người Úc và người các nước phương Tây càng ngày càng hướng về việc nghiên cứu và thực tu thiền Phật giáo với số lượng càng lúc càng đông với số lượng dường như không ngừng lại.

Tại các nước châu Úc thì Phật giáo được coi như phương thuộc linh diệu có thể xử lý được sự căng thẳng, tham lam và bạo lực đầy dẫy trong xã hội. Các thống kê cứ 4 năm một lần của văn phòng thống kê Chính phủ Úc cho thấy Phật giáo đang là tôn giáo phát triển nhanh nhất ở nước Úc, không phải chỉ người di dân mà phát triển mạnh, chiếm đa số là người Úc bản xứ. Chính những người Úc công nhận rằng Phật giáo có tinh thần rất tốt, không bị bó buộc theo sự chỉ đạo nào. Phật giáo lại kết hợp giữa an lạc, từ bi, bình đẳng và giác ngộ.

Tiến sĩ Christina Rocha

Người phương Tây thấy rằng Phật giáo cung ứng cho họ công chức đối trị với cuộc sống hàng ngày và giúp họ giải tỏa các khó khăn và căng thẳng của cuộc sống bận rộn. Bà nói thêm rằng xã hội phương Tây cần theo chân lý Phật giáo vì Phật giáo không chấp nhận đố kỵ và tị hiềm, lại không có sự sợ hãi và sự nghi ngờ như các tôn giáo khác. Bà Christina Roche cũng nêu thêm 2 nguyên do nữa làm Phật giáo phát triển mạnh ở phương Tây là sự kiện Đức Đạt Lai Lama được giải Hòa bình Nobel Poixe năm 1989 và các sách về sự tu học Phật giáo của Ngài lúc nào cũng là sách bán chạy nhất (best sellers). Số người tu học giáo lý Phật giáo càng ngày càng đông do Ngài chủ trì các buổi giảng pháp, các khóa tu và các lễ xuất gia, quy y Phật giáo. Nguyên do là thế giới biết đến Phật giáo là nhờ các hãng phim Hollywood đã sản xuất nhiều phim về Phật giáo như The little Buddha, Kundun, The cup, Seven Years in Tibet, Samasra và Sidddhartha (phỏng theo chuyện của văn hào người Đức Hermana hesse là nhà văn Phật tử đã đoạt giải Nobel về văn chương. Qua cuộc nghiên cứu này bà kết luận rằng: số lượng người phương Tây theo Phật giáo còn tiếp tục gia tăng không ngừng vì họ muốn thiết lập cho họ một giá trị tinh thần và thực tiễn mà chỉ có Phật giáo mới cung ứng được.

CHÂU MỸ - CANADA

CANADA

KHÁCH SẠN COSMOPOLITAN ĐỨNG HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI VỀ THIẾT KẾ THEO PHONG
CÁCH THIỀN.

Cosmopolitan Hoteo đã được xếp hạng đầu trong danh sách 60 khách sạn nổi tiếng trên thế giới. Khách sạn ở Toronto, đường Col borne được tôn vinh là khách sạn đặc biệt nhất thế giới vì cách thiết kế rất thiền vi Phật giáo. Ông Gil Blutich một Phật tử người Canada, rất mộ thiền Phật giáo - là chủ khách sạn Cosmopolitan đã áp dụng Thiền vào khách sạn với thiết kế quy mô. Ngoài những thiết bị hiện đại, mỗi phòng còn có gối thiền, hình ảnh Đức Phật đang thiền định và những tiện nghi khác cho thiền, khác ở khách sạn sẽ có một CD hướng dẫn thiền cho những ai muốn thực tập.

PERU

ĐỨC ĐẠT LAI LAMA HOẰNG HÓA

Đầu năm 2006, Đức Đạt Lai Lama đã đến hoằng hóa tại nước Peru trong chuyến đi hóa đạo tại các nước châu Mỹ la tinh, chuyến đi đã tạo sự chú ý rất lớn cho giới lãnh đạo, tri thức và tôn giáo ở nước Peru. Ngày đầu tiên 9-5 Đức Đạt Lai Lama đã gặp các nhà lạnh đạo các tôn giáo. Ngài tuyên bố: "các mâu thuẫn dựa vào thế lực tôn giáo là điều bất hạnh nhất mà chúng ta nên tránh xa". Ngài cũng kêu gọi những người có quyền lợi và giàu sang nên chia xẻ với các người nghèo về giáo dục, y tế, xã hội để nhằm cải tiến đời sống cho họ. Tại chua Quricancha ở Casco Ngài đã thuyết giảng về chủ đề: "Tám phương pháp luyện tâm" Pháp thoại tại tòa thị chính có sự hiện diện của thị trưởng Caslos Valencia cùng các viên chức chính quyền và 1500 thính chúng. Sau cùng là buổi thuyết pháp ở trường Đại học Peru ở thủ đô Lima cho 3000 sinh viên với chủ để "sức mạnh của sự tha thứ".

Đức Đạt Lai LaMa thuyết pháp tại
chùa Qovicancha

BRAZIL

PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN TỐT ĐẸP.

Phật giáo đang hiện diện và đang phát triển tốt đẹp ở vùng đất rộng lớn thuộc châu Mỹ La tinh. Các tông Phật giáo từ Nam tông đến thiền tông và Mật tông với các chùa tháp, trung tâm Phật giáo, học viện Phật giáo với các hệ thống truyền thừa và nghi lễ, tụng niệm khác nhau đều hiển diện ở nhiều nơi trên xứ sở Brazil từ thủ đô Brasilia đến các vùng xa xôi khác. Phật giáo càng phát triển khi tổ chức Phật giáo quốc tế được thành lập ở Brazil chuyên lo về xã hội và y tế cho các người nghèo sống biệt lập ở các vùng xa hẻo lánh. Tổ chức này đi vào con đường nhập thế của Phật giáo đã thu hút được những nông dân ở các vùng quê. Khi chùa Zulai Pagoda được xây cất cũng thu hái được nhiều thành quả trong giới trí thức và sinh viên. Chùa Zu lai Pagoda đang dần dần trở thành trường đại học Phật giáo trừ năm 2003 cung ứng nguồn liệu Phật giáo cho giới trí thức ở Brazil.

Chùa Honmon Butsurgu Pagoda

Chùa Zu Lai Pagoda

VIRGIN ISLANA

XÂY CẤT CHÙA PHẬT.

Chùa Niết Bàn được coi là ngôi chùa đầu tiên được xây ở hòn đảo Virain Island trong vùng biển caribbean. Chùa được xây ở thành phố ST.Thomas, do sự phát tâm xây cất của một gia đình Phật giáo người Việt gốc Hoa từ hai năm qua với kinh phí hơn 600 nghìn Mỹ kim. Chùa xây cất trang nghiêm hùng vĩ trần chính điện vươn cao, chạm khắc phù điêu rất tinh vi chùa sẽ là trung tâm sinh hoạt Phật giáo để mọi có cơ hội sưu tầm và ứng dụng Phật pháp vào đời sống thực tế và phương pháp chính niệm sẽ giúp cho dân chúng ở đảo có đời sống tinh thần, tâm linh tốt đẹp hơn.

MỸ

XÂY CHÙA TARA TEMPLE Ở SAN JUAN BANG COLORADO.

Sư cô Tsultrim Allione là vị Ni người Mỹ đã xuất gia tu học ở ni viện Phật giáo nước Nepal từ nhiều năm trước khi về nước. Sư cô đã hành hoạt ở vùng San Juan thuộc bang Colorado, Do thiện duyên một phật tử người Mỹ là đệ tử quy y của sư cô cảm mến đạo hạnh và trí tuệ của sư cô nên gia đình người Phật tử này đã cúng dường cho sư cô khu đất rộng 6 acres tương đương với 24.276 mét vuông. Sư cô Tsultrim Allione sẽ xử dụng khu đất này để xây ngôi chùa có pháp hiệu là Tara Tempe (ảnh) để góp phần truyền đạt Phật pháp đến dân chúng ở các vùng lân cận. San Juan. Tất cả các thủ tục xin phép xây cất ngôi chùa đã hoàn tất vàchính quyền địa phương đã cấp giấy phép. Dự định khởi công vào cuối năm nay.

Bản họa đồ chùa Tava Temple

XÂY CẤT HỌC VIỆN PHẬT GIÁO INSTITUTE OF BUDDHIST STUDIES Ở ITHACA BANG NEW YORK

Tu viện Phật giáo Namgyal Monasteny là căn nhà kiểu Victoria xây từ thế kỷ trước tọa lạc tại số 412 N. Aurera St, Ithaca, NY 14850. Sau 15 năm sinh hoạt, phật sự càng ngày càng gia tăng, số lượng người đến nghiên cứu, tu học phật pháp càng lúc càng đông. Vì vậy, tu viện đã không đủ chỗ và phương tiện cho các thính chúng tu học. Được sự trợ giúp, khuyến khích của Đức Đạt Lai lama và các Phật tử nên Hội đồng trị sự tu viện đã quyết định mua khu đất rộng 28 acre chỉ cách tu viện độ 3 miles để phát triển thành học viện Phật giáo. Các vị trong Hội Đồng trị sự đã góp ý cùng với các kiến trúc sư và kỹ sư xây cất Học viện Phật giáo theo cấu trúc và phương hướng của đồ hình Mandala (xem bản họa đồ kiến trúc). Sau khi xây cất xong vào năm 2008, Học viện sẽ có diện tích 13 nghìn Squair foot gồm năm tòa nhà có sân ở chính giữa với hệ thống tường bao quanh và cổng tam quan.

Minh Ngọc

Tài liệu tham khảo :

1. Buddhadharma : Summer 2006, Nova Scotia, Canada.

2. Buddhism Today : March - May 2006, New South Wales, Australia.

3. The Middle Way : Feb - April 2006, London, England.

4. Mandala : June - July 2006 & Aug-Sept 2006, Oregou, U.S.A.

5. Mountain Record: Spring & Summer 2006, New York, U.S.A.

6. Shambhala Sun : May-June & July - August 2006, Colorado, U.S.A.

7. Snow lion : Summer 2006, New York, U.S.A.

8. The Mirror : March - April & May - June 2006, Massachusetts, U.S.A

9. Tibet Press : May - June 2006, Washington, D.C, U.S.A.

http://www.giaodiemonline.com/oct/minhngoc.htm


Đưa 60 Dân Việt Vào Mỹ Lậu, Nhóm Giả Chiếu Khán Vào Tù

Theo nguồn tin cung cấp cho báo chí của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ngày 30 tháng 3 năm 2006, một nhóm chủ chốt làm chiếu khán nhập cảnh giả người Việt Nam trong khu vực Tây Bắc Hoa Kỳ đã bị kết án 3 năm tù giam. Nhóm này gồm một số anh chị em trong một gia đình người Việt, chiêu mộ, mua chuộc những người Mỹ bản xứ, tổ chức đưa những người này về Việt Nam làm hôn phu/hôn thê giả để lập hồ sơ xin chiếu khán mang người nhập cư lậu vào Hoa Kỳ.

LỘC HỮU NGUYỄN, 40 tuổi, và PHƯỚC NGUYỄN, 43 tuổi, cả hai cùng cư ngụ tại thành phố Vancouver, tiểu bang Washington. Theo bản án ban hành tại Tacoma ngày 30 tháng 6 năm 2006, mỗi người nhận hình phạt 03 năm tù giam và 03 năm quản chế tại nhà do có âm mưu cấu kết trong vụ làm giấy tờ nhập cảnh giả và rửa tiền. Tại phiên tòa xử, thẩm phán Ronald B. Leighton đã nói với các phạm nhân rằng ông hy vọng các bản án phạt tù này sẽ giúp ngăn cản những người khác tránh không phạm những sai lầm tương tự. Thẩm phán cũng đã ghi nhận vụ này đã phương hại đến rất nhiều người khác.

Theo hồ sơ lưu giữ liên quan đến vụ án, bọn người tổ chức đã chiêu mộ nhiều công dân Hoa Kỳ, đưa họ du lịch Việt Nam để tham gia vào quá trình làm giấy tờ kết hôn giả với người Việt Nam trong nước để tạo điều kiện dễ dàng cho những người này nhập cư vào Hoa Kỳ. Những người được tuyển mộ đã được trả số tiền lên đến $10,000 cộng thêm một cuộc du lịch miễn phí đến Việt Nam. Về phía những người Việt Nam thỏa thuận tham gia vào trò lừa đảo này để được xuất cảnh phải trả một số tiền từ $20,000 đến $30,000 cho mỗi chiếu khán nhập khẩu diện không di dân vào Hoa Kỳ. Nhóm người âm mưu tổ chức đã giúp các tuyển viên soạn thảo những lá thư tình (letters of affection) và những tấm hình được đạo diễn cẩn thận (staged photos) giữa các hôn phu/hôn thê đã được tuyển chọn và các hôn phu/hôn thê người Việt Nam để hoàn tất hồ sơ lừa đảo. Một số các tuyển viên đã từ chối không tiếp tục tham dự các âm mưu này sau chuyến du lịch thăm Việt Nam đã bị những người trong tổ chức hăm dọa hoặc cảnh cáo tố giác.

Công cuộc điều tra vụ án đã cung cấp chứng cứ buộc tội tên LỘC HỮU NGUYỄN ngay từ năm 2000 đã có manh nha phạm pháp, khi việc làm ăn của hắn không còn khấm khá như trước. Một người quen đồng ý trả LỘC $15,000 nếu LỘC chịu cưới cháu gái gã này hiện sinh sống ở Việt Nam để giúp đưa cô gái này sang Mỹ. Trong 04 năm tiếp theo, LỘC NGUYỄN và PHƯỚC NGUYỄN, cùng các em gái, AMANDA NGUYỄN và MONICA NGUYỄN, đã chiêu mộ được hơn 130 công dân trẻ Hoa Kỳ chịu sắm vai "hôn phu/hôn thê" để làm thủ tục xin nhập cảnh giả cho người yêu. Vụ điều tra này được gọi theo mật danh "Operation Pit Boss - Cuộc Hành Quân Pit Boss" vì nhiều chú rể và cô dâu ma được tuyển lựa từ các sòng bài nơi tên Everett Ledbetter, một thành viên trong nhóm mưu đồ, giữ chức pit boss (manager sòng bài).

Để yêu cầu tòa án tuyên xử một hình phạt thích đáng cho nhóm tổ chức đầu nậu, hai luật sư cố vấn, Matthew Thomas và Douglas Whalley, đã đệ trình lên Tòa những tổn thất vụ án này gây ra như sau: "Các chuyên viên điều tra vụ án đoán đã có từ 50 đến 60 người Việt Nam đã nhập cảnh lậu vào Hoa Kỳ do hậu quả của âm mưu này. Trong số này, bộ phận cưỡng chế thi hành luật hải quan và di trú đã chỉ có thể trục xuất một trường hợp cho đến thời điểm hiện nay" vì các mối quan hệ phát triển bang giao giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam. Ngoài ra, cũng vì vụ án này, việc xét duyệt các chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ cho các hôn phu, hôn thê đến từ Việt Nam đã bị ngưng trệ một thời gian cho đến khi vụ án được đem ra xét xử. Việc đình hoãn đã làm phiền lòng những cặp hôn phu - hôn thê chính đáng, thật lòng yêu thương nhau và đủ tiêu chuẩn để được đoàn tụ sớm hơn. Kết quả là tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đã có các hồ sơ xin cấp chiếu khán ùn đọng trong suốt 03 năm.

Ngoài trường hợp của anh em nhà họ NGUYỄN, những tên tham gia mưu đồ phạm pháp khác cũng đã bị xử án. MONICA NGUYỄN bị kết án 10 tháng tù giam (in prison), 03 năm quản chế sau thời gian ngồi tù (supervised release) cộng thêm $2,000 tiền phạt. Tên EVERETT LEDBETTER nhận 06 tháng tù ở (in prison), 06 tháng tù tại nhà (electronic home monitoring), $2,000 tiền phạt và 03 năm quản chế sau khi ra tù. AMANDA NGUYỄN nhận mức án 08 tháng tù, $2,000 tiền phạt và 03 năm quản chế sau khi mãn hạn tù. Tên RICHARD EARL ANDERSON nhận 04 tháng tù, mức phạt $3,000, và 03 năm quản chế.

Một người đóng giả hôn phu liên quan đến vụ án đã bị câu lưu, những người khác còn lại vẫn đang bị truy tố. RYAN DANIELS, 28 tuổi, cư dân thành phố Puyallup, bang Washington, đã bị kết án 04 tháng tù tại nhà và 02 năm quản chế.

Trong bản nhận xét về hồ sơ vụ án, luật sư cố vấn Doug Whalley đã có nhận xét về về một khía cạnh của vụ án này mà ông cho rằng là điều đáng cho chúng ta quan tâm: Có 130 công dân trẻ đã được tuyển chọn tham gia âm mưu lừa đảo để nói dối và lừa gạt chính phủ của mình, và họ chẳng hề bao giờ khai báo về điều này. Cuối cùng thì chính cha mẹ của một trong những tuyển viên lừa gạt đã liên lạc với bộ phận thi hành pháp luật.

Vụ án này do bộ phận thi hành pháp luật của Sở Di Trú và Hải Quan Hoa Kỳ (U.S. Immigration and Customs Enforcement - ICE), Cục An Ninh Ngoại Giao thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (the States Department's Diplomatic Security Service), Phòng Điều tra Hình Sự của Sở Thuế Vụ Liên Bang (the Internal Revenue Service - Criminal Investigation Division), cùng với sự hỗ trợ của Hội Đồng Ngành Kinh Doanh Cờ Bạc thuộc bang Washington. Hồ sơ vụ án do hai luật sư cố vấn Matthew Thomas và Douglas B. Whalley khởi tố.

Muốn biết thêm chi tiết liên quan đến vụ án, xin liên lạc Emily Langlie, Public Affairs officer thuộc văn phòng luật sư chính phủ, tại số (205) 553, 4110.

THÚY CHI - IRS/SPEC
http://www.vietbao.com/?ppid=75&pid=62&nid=100006