Cực Lạc Cảnh Giới Tự
Chuyện một đại ca 'rửa tay gác kiếm' vào chùa làm sư
Một “đại ca” với hàng chục đệ tử, đang trên đỉnh cao phong độ, tiền bạc, địa vị... bỗng nhiên “rửa tay gác kiếm” vào chùa làm trụ trì, tu nhân tích đức và ra tay cứu đời, giúp người bằng việc mở lớp học tình thương cho học sinh nghèo, quyên góp từ thiện cho những mảnh đời bất hạnh.
Nhìn khuôn mặt hiền lành, phúc hậu của Thích Chơn Hữu, trụ trì chùa Định Quang (thôn Dạ Lê, xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế), ít ai biết trước đây thầy vốn là một “đại ca” khét tiếng ở xứ Đà Lạt.
Chơn Hữu tên thật là Huỳnh Thiện Hữu (SN 1971, ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế). Năm 1975, gia đình lưu lạc lên Đà Lạt lập nghiệp. Suốt quãng thời gian học cấp I, Hữu thường xuyên có mặt trong các kỳ thi học sinh giỏi văn TP. Đà Lạt. Lên lớp 9, Hữu bỗng thay đổi bản tính, những trang văn hay cứ thưa dần, thay bằng võ nghệ. Cậu bé học giỏi, ngoan ngoãn luôn chiếm được tình cảm, lòng thương của thầy cô, bạn bè đã không còn như ngày xưa. Thay vào đó, Hữu cùng những học trò cá biệt, con nhà giàu ham chơi tập trung thành một hội quậy phá trong trường, răn đe những học sinh khác.
“Bang hội” ngày càng có uy tín, rồi tổ chức đánh nhau, bỏ học tập thể do chính Hữu phát động... Mẹ Hữu không ít lần được nhà trường mời lên họp phụ huynh vì những trò quậy phá của Hữu. Người cha qua đời vì tai nạn. Hoàn cảnh gia đình khánh kiệt, một mình mẹ của Hữu chèo chống nuôi năm anh em Hữu ăn học. Mất đi người cha, trụ cột trong gia đình, Hữu cảm thấy hụt hẫng, chán nản.
Tuổi 16, Hữu bỏ học, gia nhập “xã hội đen” khi trở thành thành viên của băng “Ánh sáng” - một nhóm giang hồ chuyên làm “luật rừng” ở các quán bar, vũ trường và tổ chức đua xe trái phép ở Đà Lạt. Băng này hội tụ từ 20 đến 30 thanh niên có chút võ nghệ cộng với máu liều.
Hữu và đồng bọn thường đến các vũ trường chơi bời, làm bảo kê, đòi nợ thuê và dằn mặt những kẻ nào dám chơi trội; và kiêm luôn việc “che chở” cho những cô vũ nữ, những gái bán thân... “Ánh sáng” lạnh lùng một cách tàn nhẫn. Chỉ cần có tiền và để khẳng định địa vị của mình, các thành viên sẵn sàng đè đầu cưỡi cổ, dẫm đạp lên kẻ khác để đạt được mục đích. Họ sát phạt đối phương một cách không thương tiếc” - sư Chơn Hữu nhắc lại.
Chỉ vào vết thương trên tay, Chơn Hữu khoe: “Một lần, nhóm giang hồ ở quận 4 (TPHCM) lên Đà Lạt để tống tiền hoặc xử đẹp một cô vũ nữ ở vũ trường Minh Tâm theo sự thuê mướn của người chồng cũ. “Ánh sáng” phải ra tay dàn xếp để bảo vệ cho cô vũ nữ - “con mồi” của mình ở đất Đà Lạt. Lợi thế chủ nhà và sự liều lĩnh, “Ánh sáng” đã thâu tóm được nhóm giang hồ kia. Kẻ cầm đầu bị một đồng bọn của Hữu chém tới tấp. Thấy nguy kịch đến tính mạng của người này, Hữu thấy thương rồi giơ tay đỡ nhát chém cuối cùng. Nhóm của Hữu còn tổ chức đua xe ăn tiền. Chiếc xe 67 - “hung thần đường đua” mang về cho Hữu những khoản tiền lớn.
Sau 4 năm, Hữu tách khỏi “Ánh sáng” để lập băng hội mới với hơn 20 đệ tử, kéo nhau lên bãi vàng Tà In (xã Tà In, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) hoạt động. Đây cũng là cách để anh chạy trốn khỏi gia đình, tránh cho mẹ già những đau xót, phiền toái bởi kẻ thù của anh không hề ít. Thời gian, mẹ và các anh chị đã “từ” mặt anh. Mọi người khuyên răn mấy cũng chẳng lay chuyển được cái “ông tướng” đã ngấm sâu trong mình dòng máu giang hồ. Ngang tàng, ương ngạnh là thế nhưng Hữu không bao giờ có thái độ thái quá đối với mẹ, anh chị.
Lương tâm dằn vặt
Ở chốn đại ngàn heo hút, khắc nghiệt, nhóm của Hữu đã thể hiện “đẳng cấp” so với các nhóm đào vàng khác. Anh kiếm được số tiền, vàng rất lớn. Hữu sắm máy ảnh, lúc rảnh rỗi thì chụp ảnh hoặc thỉnh thoảng xách máy đi Đà Lạt chụp ảnh cho du khách để tìm thú vui. Anh tìm thấy hạnh phúc ở cảnh vật thiên nhiên và tình người ở những nơi anh đã đến. Hữu dần cảm thấy chán nản cuộc sống giang hồ vốn chỉ có cảnh ăn chơi, chém giết, gây tội lỗi, thù oán.
Rồi Hữu bị sốt rét nặng, được điều trị ở Bệnh viện tỉnh Lâm Đồng. Anh nằm mê man, khi tỉnh dậy thì thấy mẹ bên cạnh khóc khan cổ. Bà đã thức suốt hai đêm để chăm con. Lúc này, Hữu rút ra bài học từ hai người bạn thân của anh, cũng là hai “đại ca”: một người là công tử nhà giàu, rất máu lạnh, chơi bời ngày càng trượt dốc và mắc căn bệnh HIV/AIDS. Người bạn nữa cùng hai em đều rất đẹp trai và là những “anh chị” nhưng tự kết liễu cuộc đời bằng việc uống thuốc độc; thấy ba con chết đau đớn, người mẹ không nơi nương tựa cũng tự tử bằng thuốc độc.
Nghĩ đến những cái chết bi thảm của bạn, Hữu rùng mình. Anh ngẫm rằng sức lực con người cũng có hạn, không thể huy hoàng mãi trong chốn giang hồ, có lúc phải trả giá đắt. Nhớ lại giấc mơ về mẹ đi chùa, tay lần tràng hạt cầu phúc cho mình, Hữu dự định việc đầu tiên sau khi xuất viện là đến chùa thỉnh cầu sư thầy, thắp nhang ăn năn về quá khứ tội lỗi của mình...
Hữu tìm đến ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng (huyện Hương Trà) để tu hành. Hữu trình bày hoàn cảnh, được trụ trì hiểu, cho làm công quả ở chùa. Hữu tâm sự: “Trong vòng xoáy cuộc đời, dù ở đâu, khi nào thì con người vẫn là chúng sinh khao khát sống nhất. Sự khát sống ấy được biểu hiện dưới nhiều phương diện khác nhau, nhưng chung quy vẫn khởi xuất từ ý niệm trực nhận về sự giới hạn thân phận đời sống mình trong vũ trụ bao la giữa dòng thời gian vô cùng vô tận”.
Gieo tình thương vào đời
Hàng ngày, Chơn Hữu thức dậy ngồi thiền, đọc kinh Phật và ôm chiếc bình bát đi khất thực vào mỗi buổi sáng sớm... Lần đầu tiên Hữu quỳ lạy trước một con người đó là lạy mẹ ba lạy báo hiếu, ăn năn trong lễ thọ giới cho Hữu. Hai năm sau, Hữu khoác trên mình tấm áo vàng nhà Phật về thăm nhà, thăm những người bạn.
Nhiều đệ tử trố mắt ngạc nhiên khi "đại ca Hữu" đã thành thầy chùa Thích Chơn Hữu. Riêng người bạn thân tên Duy được anh giảng giải Phật pháp và những hiểu biết, hạnh phúc cuộc đời. Duy đã ngộ ra giá trị cuộc đời và ra đi trong thanh thản khi căn bệnh “ết” vào giai đoạn cuối.
Năm 2005, Chơn Hữu được điều về làm trụ trì chùa Định Quang. Lúc này, chùa chỉ là một đống đổ nát, trụ trì phải sống và làm việc ngay trong chánh điện thờ Đức Phật. Bằng tâm huyết và sức lan tỏa của mình, Chơn Hữu làm cho chùa “thay da đổi thịt”, có cơ sở khang trang, hàng trăm Phật tử sinh hoạt thường xuyên tại chùa. Chơn Hữu kêu gọi tấm lòng của các nhà hảo tâm, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để tu bổ chùa, chi phí cho các lễ hội...
Lúc rảnh rỗi, Hữu dốc lòng vào việc chụp ảnh nghệ thuật. Theo một số nhiếp ảnh gia thuộc hội Nhiếp ảnh TT-Huế “Hiện ở Huế, Chơn Hữu là một trong số ít những người chụp ảnh đẹp; là một tay ảnh lão luyện, chuyên nghiệp, sành sỏi”. Chơn Hữu đã năm lần tổ chức triển lãm ảnh trên địa bàn tỉnh và một triển lãm ảnh toàn quốc; số tiền bán ảnh làm từ thiện.
Đầu năm 2010, Chơn Hữu đã tổ chức cuộc triển lãm với 40 bức ảnh mang chủ đề “Xuân yêu thương”. Chỉ vào những bức ảnh về sinh vật nhỏ bé, hoang dại nhưng rất có “hồn”: bông hoa dại e ấp bên đường, giọt sương long lanh, côn trùng bé nhỏ dễ thương...
Chơn Hữu cho biết: “Ý nghĩa đích thực của cuộc đời chính là lòng yêu thương vô lượng với trần gian này”. Năm 2009, Chơn Hữu cho xây dựng lớp học tình thương mang tên: “Tuệ học đường”, rồi nhờ giáo viên về dạy Anh văn miễn phí cho học sinh cấp 2, cấp 3 có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Khóa học đầu tiên với 240 em. Dự định, thầy Hữu sẽ duy trì và mở rộng lớp học tình thương này khi nào vẫn còn sống trên đời.
Gần 5 năm qua ở địa phương, sư Chơn Hữu luôn đồng hành cùng các gia đình neo đơn, nạn nhân lũ lụt, người tàn tật... Ông Trương Văn Công, Phó chủ tịch UBND xã Thủy Phương cho biết: “Tỳ kheo Thích Chơn Hữu đã có nhiều việc làm thiết thực, có ý nghĩa đối với địa phương như hỗ trợ hàng ngàn suất quà, tiền mặt; mở lớp học tình thương dạy miễn phí cho học sinh nghèo. Bản thân Chơn Hữu luôn sống tốt đời, đẹp đạo”.
Thầy khoe về tài sản: “Không gì ngoài sức khỏe, con mắt chụp ảnh nghệ thuật và “rừng” hoa phong lan trong khuôn viên chùa”. Chùa Định Quang như một “bảo tàng” lan rừng với hơn nghìn khóm, được sưu tập từ nhiều lần đi khất thực ở vùng núi xa xôi hoặc thời gian tu ở chùa Huyền Không Sơn Thường.
Chơn Hữu còn khoe với chúng tôi về việc sau khi nghe kể về mình, có hai “đại ca” tận ngoài Hà Nội vào diện kiến. Tỳ kheo Chơn Hữu đã “cảm hóa” được hai người này và thuyết phục họ lên chùa Huyền Không Sơn Thượng để tu hành, tìm con đường giải thoát khỏi khổ đau, bế tắc.
Những câu thơ của Chơn Hữu như để chia tay một quá khứ vàng son nhưng đầy tội lỗi:
Tôi chỉ hiểu trần gian đầy thống
khổ
Cho nên tôi chấp nhận kiếp
phiêu bồng
Tôi đã sống một cuộc đời sốc
nổi
Đã cố sống dữ dội hết mình
Ôi! Danh với lợi dễ làm người sa
ngã
Đắm say chi cho tan kiếp
người...
Tác giả Chơn Hữu với 40 tác phẩm mang chủ đề “Xuân yêu thương”. Số tiền bán tranh sẽ dành quỹ cho lớp học tình thương.
Sư Chơn Hữu và lớp học tình thương dành cho học sinh nghèo ở địa phương.
Quyết định “rửa tay gác kiếm” khi đang trong thời kỳ đỉnh cao phong độ, địa vị, tiền bạc... Trở về mảnh đất Huế nơi anh sinh ra vào năm 1999 trong tình cảnh trắng tay (ngoài chiếc máy ảnh). Chứng kiến trận lũ lịch sử nhấn chìm không biết bao nhiêu sinh mạng, nhà cửa..., anh càng thấm thía về sự sống, cái chết và thống khổ giữa cuộc đời.
Chơn Hữu cùng chiếc bình bát - vật bất ly thân khi đi khất thực.
http://vietinpdx.com/index.php?mod=article&cat=cauchuyenquenha&article=4282
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỰC LẠC GIỚI TỰ
Chiangmai, Thailand
.
MỘT ĐOÁ SEN ĐÃ NỞ
Thícch Như điển
Thanh Hai Vo Thuong Su's Wedding Party
http://vietnamville.ca/article.3079
Đêm về khuya nhạc rừng càng réo rắc; bao gồm nhiều tiếng côn trùng cùng tấu lên một bản nhạc của rừng đêm như: tiếng ếch đâu đó kêu nhau gọi đàn; tiếng dế nỉ non bên bờ suối róc rách, chảy nghe êm tai. Một con nhạn lạc bầy liệng trên không trung vào đêm 14 tháng 9 âm lịch năm Ất dậu,( ban đe^m chỉ có Cú & Vạc còn thức ? Văn chương quá) kêu lên vài tiếng như gọi khách viễn du trở về với thực tại. Rồi những tiếng phèn la inh ỏi trổi lên trong đêm khuya như báo động một tin không lành cho những chú gà nhà đang được nuôi nấng tại đây.
Đêm xuống càng khuya ánh trăng 14 đã dọi thẳng vào những căn phòng mới được tạo dựng theo lối nhà sàn, gồm mái tranh vách ván; nhưng cũng thật đầy đủ tính cách của một túp lều quê. Ở đây họ làm nhà giống như những người Thượng ở vùng cao nguyên Việt Nam xây dựng. Vì lẽ thú rừng ban đêm hay về nơi cư trú của người; nên tầng dưới cùng là sàn dựng cao lên khỏi mặt đất nhiều thước, để tránh những hiểm nguy cho con người.
Nằm trên những tấm chiếu Tatami Nhật Bản thay thế cho những tấm nệm của Tây phương và chung quanh là chiếc mùng ngăn muỗi, đã gợi nhớ cho đêm đầu tiên của thầy trò chúng tôi tại Cực Lạc Cảnh Giới Tự này. Đây là một công trình mà thầy Hạnh Nguyện, đệ tử đầu của tôi đã phát khởi ra kể từ tháng 3 năm nay và bây giờ là tháng 10 năm 2005 đã bắt đầu đi vào sử dụng.
Đến đây không thể tưởng tượng được sức người đã phấn đấu với thiên nhiên như thế nào để dời núi lấp thung lũng, san rừng phá thạch; mới có được một cảnh quang tuy chưa hoàn hảo nhưng cũng đã phát thảo sơ qua về một cảnh giới Cực lạc trong tương lai như thế nào rồi. Ở sâu dưới lòng suối là một ao Liên Trì rất lớn trong đó sẽ cho trồng hoa sen nhiều màu như ở thế giới Cực lạc và chung quanh có 7 hàng Lan can và 7 hàng cây báu như trong kinh A Di Đà đã diễn tả.
Vua Khang Hy của Trung Hoa (1644-1722) trong tựa đề kinh Kim Cang mà chính nhà vua đã thủ bút cũng có diễn tả về thế giới Cực lạc khi một người ở cõi Ta Bà này phát tâm niệm danh hiệu Phật thì đương lúc đó ở cảnh giới Tây Phương Cực Lạc một đoá bạch liên sẽ nở rộ.
Nơi đây những tịnh hữu của Cực Lạc thế giới kẻ công người của đã đương và sẽ tạo thành một thế giới như thế gồm những khu riêng biệt của Ưu Bà Di, Ưu Bà Tắc, chư Tăng… và những điện đường được xây dựng theo văn hoá Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Đài Hàn trên đất Thái. Đây là một công trình rất có ý nghĩa cho những ai muốn trở về đời sống nội tâm của mình, để tìm lại chính mình là ai; trong khi mỗi ngày cuộc sống Âu Mỹ đã làm cho chúng ta mất mát đi rất nhiều.
Cứ mỗi một quần thể kiến trúc như thế sẽ có những điện đường nguy nga tráng lệ; nơi ấy là nơi mà hành giả tu học tại nơi đây sẽ hướng tâm mình vào chư Phật và chư vị Bồ tát, dùng chính nguyện lực của mình và cầu vào tha lực của chư Phật để được vãng sanh, sau khi đã mãn kiếp ở Ta bà.
Trên đồi cao những bóng cây cổ thụ che rợp cả một khoảng không gian vô tận, xen lẫn những cây hoa rừng trổ bông thật đẹp như những đoá hoa Vô ưu. Nơi đó sẽ là chốn ngự trị của Đại điện nhìn xuống hồ sen cùng bảy tầng cây báu. Đêm nay tuy Đại điện chưa hoàn thành nhưng sương mù đã giăng phủ trên bầu trời cũng như những tàng cây cổ thụ. Hy vọng một năm sau nữa mọi việc sẽ thành tựu và vào tháng 11 năm 2006 sẽ có một đại lễ Lạc thành. Lúc ấy những khách hành hương từ khắp nơi đổ về sẽ chiêm ngưỡng được công trình vĩ đại này.
Một nhà thầu người Thái thật đạo đức, mà cả gia đình đã được đào tạo bên Hoa Kỳ, có khả năng tinh luyện về Anh ngữ. Do vậy việc giao thiệp giữa chủ thầu và thầy Hạnh Nguyện hầu như không gặp khó khăn nào. Đây có thể là một nhân duyên đã được sắp đặt từ trước nên mọi việc xảy ra đều thuận duyên hết cả. Rõ ràng là: “Hình ngay thì bóng thẳng, hình vạy thì bóng cong”. Đó là lời chư Tổ đã dạy quả thật không sai chút nào.
Nước Thái lan là một nước Phật giáo cho nên trên từ vua chúa, dưới cho đến các xã ấp quận huyện đều một lòng tin Phật. Do vậy mà công trình kiến trúc này rất dễ dàng về mọi mặt. Chúng tôi đã có cơ hội tiếp xúc với ông tỉnh trưởng và những nhân viên phụ thuộc tại đây thấy họ có một cung cách rất thuần thục và có ý giúp đỡ cho Phật giáo. Ví dụ như đường xá vào chùa dài 5 km nay mai sẽ được tráng nhựa và mở rộng thêm ra. Ngân quỹ ấy do chính phủ thực hiện. Ngoài ra nhiều việc khác nữa cũng được chính quyền ưu đãi. Quả rằng đây là một thuận duyên rất lớn cho những người Phật tử chúng ta.
Lâu nay thầy Hạnh Nguyện đã đi khắp nơi tại Hoa Kỳ để vận động chư Tăng và mượn tiền của Phật tử rồi không trả, biết là bao nhiêu ?; đặc biệt là các thành viên trong Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputra đã hổ trợ một cách nhiệt tình nên công trình này mới được tiến hành như vậy. Mong rằng những Phật tử, Âu châu cũng như Úc châu cũng nên ủng hộ cho việc xây dựng này để sớm được hoàn thành như nguyện ước.
Chiều hôm trước chúng tôi ngồi quan sát sự sinh hoạt tại đây, thấy mọi người đang hăng say làm việc với trách nhiệm của mình; như các thợ làm nhà, thợ đóng cọc, thợ đo đạc… ai lo phần nấy như vội vã để hoàn thành trách nhiệm của mình. Bên sườn đồi những con nghé con vung văng bên mẹ trông thật dễ thương. Những con bò thật hiền từ đang gặm cỏ bên dòng suối chảy quanh đồi thật thơ mộng. Đến chiều về những con trâu đầu đàn tự động dẫn đàn trở về nhà của mình. Thỉnh thoảng những chiếc lục lạc rung lên như tiếng gọi đàn khỏi đi lạc.
Trên cao là một dòng thác chảy thành hai con suối thật dễ thương tạo nên những tiếng róc rách suốt cả đêm ngày. Đây quả thật là một cảnh thiên nhiên thật hùng vĩ và có nhiều điều kiện để tạo thành một cảnh giới Cực Lạc thực tế tại chốn Ta bà này.
Xa xa cách chùa chừng 5 km là những bản làng của người địa phương. Nơi đây họ sinh hoạt tuy không náo nhiệt như thị thành; nhưng cũng đầy đủ sắc thái của một thôn làng miền núi. Ruộng đồng được cấy lúa hoặc trồng trọt những hoa mầu phụ như đậu mè, rau cải. Có những cây tre thân cao vút tận trời xanh. Có những cây tùng, cây trắc bá diệp lá thật xanh. Điều đó chứng tỏ rằng nơi đây đất đai thật mầu mỡ.
Những con đường vòng vèo uốn khúc trên núi đồi nơi đây trông giống như đèo Hải vân của chúng ta trong muôn thuở. Đến đây tôi lại nhớ bài thơ: “Qua Đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan:
Bước đến đèo ngang bóng xế tà.
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mái nhà.
Nhớ nước đau lòng con quấc quấc.
Thương nhà mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại trời non nước.
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Tự nhiên bài thơ này lại đúng với tâm trạng của chúng tôi xa quê hương đã trên 30 năm rồi và chắc chắn trong quý vị cũng có nhiều người mang tâm sự hoài cổ như thế. Đến đây đã gần Việt Nam rồi; nhưng không về lại quê mẹ được; quả là quan san cách trở và lòng người ai hiểu được cho chăng? Nhưng tôi cũng mong rằng nơi đây sẽ là một cảnh đẹp của Việt Nam tại đất Thái như núi Hương sơn của mình mà Chu Mạnh Trinh đã diễn tả qua bài thơ như sau:
Bầu trời cảnh Bụt.
Thú Hương giang ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non nước nước mây mây.
Đệ nhất động hỏi là đây có phải.
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái.
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
Thoảng đâu đây một tiếng chày kình.
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải oan, này đền Cửa vọng.
Này hang Phật tích, này động Thất khuynh.
Nhác trông lên ai khéo vẽ nên hình.
Đá ngũ sắc long lanh như bóng nguyệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt.
Chập chùng uốn khúc mấy thang mây.
Lần tràng hạt niệm Nam Vô Phật.
Cửa từ bi công đức biết là bao.
Càng xem phong cảnh càng yêu.
Mong rằng cảnh trí nơi đây sẽ đẹp hơn cảnh Hương sơn của Việt Nam và sẽ giống như Cực Lạc Cảnh Giới Tự như cái tên mà đã được đặt ra. Cũng mong rằng trong ngày khánh thành sắp tới (10-12 tháng 11 năm 2006) quý vị sẽ chứng thực được những điều tôi đã giới thiệu trên đây.
Trước khi lên máy bay sang Úc để nhập thất 3 tháng, tôi có vài dòng đơn giản mô tả về cảnh giới tại đây cũng như nằm một đêm tại núi rừng nghe tiếng côn trùng rên rĩ mà cảm hoài đến một đoá sen sẽ nở bên cõi Tây Phương Cực Lạc. Hy vọng rằng tất cả chúng ta sẽ được như vậy.
Chiangmai vào một sáng mùa thu 2005.
Trở Về Trang Chánh Thư Viện Hoa Sen
http://www.thuvienhoasen.org/CucLacGioiTu-08.htm
HÀNH HƯƠNG THÁNH TÍCH 4 NƯỚC
THÁI LAN - ẤN ĐỘ - NEPAL – ĐÀI LOAN
25 Ngày (29/10/10 - 22/11/10)
Chuyến hành hương viếng các Thánh Tích 4 nước: Thái Lan - Ấn Độ, đặc biệt Nam Ấn Độ viếng hang động điêu khắc tượng Phật cổ tại Sanchi, Ajanta, Elora - Nepal – Đài Loan gồm 25 ngày, do chùa Pháp Bảo – Sydney kết hợp với Tony Thạch’s Tour tổ chức, từ ngày 29/10 đến 22/11/2010; Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Đạo hữu An Hậu Tony Thạch hướng dẫn, như các chi tiết sau đây:
Ngày 1 Sydney – Đài Bắc (Taipei) CI 52 2200--0600
29/10 Ra phi trường Sydney buổi tối, đến Đài Bắc buổi sáng,
Ngày 2 Đài Bắc – Bangkok -- Chiang Mai (Thái Lan) CI 833 0840—1120 , TG 112 1400--1510
30/10 Tai Đài Bắc đổi may bay đi Bangkok và đi Chiang Mai, Chiang Mai là thành phố lớn thứ nhì của Thái Lan với phong cảnh rất xinh đẹp. Chùa Wat Prathat Doi Suthep tại đây được xây dựng vào năm 1383.
Ngày 3 Chiang Mai
31/10 Tham dự Đại Lễ khánh thành Cực Lạc Cảnh Giới Tự.
Ngày 4 Chiang Mai - Đài Bắc -
1/11 Ăn sáng xong, đi phi trường. Đến Đài Bắc hướng dẫn viên đón tại phi trường và đưa về khách sạn nghĩ ngơi.
Ngày 5 Đài Bắc - Đề Ly (Delhi)
2/11 Ăn sáng xong, đi ra phi trường. Đến Đề Ly, hướng dẫn viên đón tại phi trường và đưa về khách sạn nghĩ ngơi.
Ngày 6 Đề Ly (Delhi) – Ba La Nại (Varanashi)
3/11 Ăn sáng xong, ra phi trường di Ba La Nại. Chiều đi Sarnath, chiêm bái Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp Luân. Nghỉ đêm tại đây.
Ngày 7 Ba La Nại - Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhagaya)
4/11 Sáng sớm ra sông Hằng xem mặt trời mọc. Ăn sáng xong đi Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo và giảng Kinh Hoa Nghiêm. Làm lễ dưới cội Bồ Đề. Nghỉ đêm ở Viên Giác.
Ngày 8 Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhagaya)
5/11 Nguyên ngày viếng thăm nơi đây. Thăm Khổ Hạnh Lâm, Làng Tín Nữ Sujata, người cúng dường Đức Phật bát sữa. Viếng các Chùa quốc tế trong vùng. Nghỉ đêm ở Viên Giác
Ngày 9 Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhagaya)
6/11 Nguyên ngày viếng thăm nơi đay.
Ngày 10 Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhagaya)
7/11 Nguyên ngày viếng thăm nơi đay.
Ngày 11 Bồ Đề Đạo Tràng - Hoa Thị Thành (Patna)
8/11 Đi đến Vương Xá Thành (Rajgir), vương quốc của Vua Tần Bà Sa La và A Xà Thế; đến LinhThứu Sơn nơi Phật mở Linh Sơn Hội giảng Kinh Pháp Hoa; viếng ngục Vua Tần Bà Sa La, Trúc Lâm Tịnh Xá. Trên đường ghé qua Na Lan Đà, thăm viếng các thánh tích nữa ngày, thẳng đường đến Hoa Thị Thành, vương quốc của Vua A Dục ngày xưa. Nghỉ đêm ở khách sạn
Ngày 12 Hoa Thị Thành (Patna) - Tỳ Xá Ly (Vaishali) - Câu Thi Na (Kushinaga)
9/11 Ghé qua Tỳ Xá Ly, chiêm bái Xá Lợi Phật. Thăm Tháp Ngài Ananda và Trụ Đá Vua A Dục. Nghỉ đêm ở Câu Thi Na.
Ngày 13 Câu Thi Na - Lâm Tỳ Ni (Lumbini)
10/11 Ăn sáng xong, viếng Chùa Niết Bàn nơi Phật nhập diệt phong cảnh trang nghiêm, tôn kính lạ lùng. Viếng Tháp Trà Tì, một ngôi tháp linh thiêng tuyệt đẹp. Đến Lâm Tỳ Ni làm thủ tục di trú ở biên giới Ấn –Nepal. Viếng vườn Lâm Tỳ Ni nơi Phật ra đời. Viếng hồ nước nơi Hoàng Hậu Maya tắm. Viếng trụ đá A Dục. Viếng dấu tích nơi khai quật cục đá không tì vết đánh dấu xác thực nơi Hoàng Hậu Maya đứng vịn cành Vô Ưu và hạ sanh Thái Tử. Nghỉ đêm ở đây.
Ngày 14 Lâm Tỳ Ni - Xá Vệ Thành (Sravasti)
11/11 Đi Xá Vệ Thành sau khi ăn sáng (160km), 4-5 giờ xe. Viếng Kỳ Viên Tịnh Xá, nơi Đức Phật an cư 24 mùa mưa. Một số lớn Kinh được Đức Phật giảng tại đây. Viếng cây Bồ Đề A Nan có lịch sử hơn 2500 năm. Viếng Tháp Trưởng Giả Cấp Cô Độc và Tháp Vô Não. Nghỉ đêm ở khách sạn.
Ngày 15 Xá Vệ Thành (Sravasti) – Lucknow
12/11 Ăn sáng xong đi Lucknow. Dùng cơm mang theo trên xe. Trên đường viếng nơi Phật từ cõi trời Đao Lợi trở về mặt đất sau khi giảng Kinh Địa Tạng cho Mẫu Hậu Maya. Đến Lucknow buổi tối.
Ngày 16 Lucknow – Aurangabad (Connected Flight )
13/11 Ăn sáng xong, ra phi trường đi Aurangabad.
Ngày 17 Aurangabad – Ajanta – Bhopal (Train ).
14/11 Ăn sáng xong, đi xe đến Ajanta thăm các hang động Elora. Chiều ngồi xe lửa di Bhopal, ngủ tren xe lửa.
Ngày 18 Bhopal – Agra ( Train )
15/11 Đi xe buýt đến Agra (5 tiếng). Viếng Kỳ Quan Thế Giới - Lăng Taj Mahal và Thành Đỏ. Nghỉ đêm ở khách sạn
Ngày 19 Agra - Đề Ly
16/11 Ăn trưa xong, đi xe về Đề Ly.
Ngày 20 Đề Ly - Đài Bắc
17/11 Ăn sáng xong, Ra phi trường đi Đài Bắc.
Ngày 21 Đài Bắc - Nhật Nguyệt Đàm
18/11 Đến Đài Trung thăm viếng Hồ Nhật Nguyệt Đàm danh tiếng và xem cảnh hoàng hôn và thăm Chùa Linh Nham Tự và Trung Đại Thiền Tự.
Ngày 22 Nhật Nguyệt Đàm - Cao Hùng
19/11 Ăn sáng xong, đi xe về Cao Hùng. Nghỉ đêm ở đây.
Ngày 23 Cao Hùng
20/11 Viếng thăm Chùa Phật Quang Sơn. Nghỉ đêm ở đây.
Ngày 24 Cao Hùng - Đài Bắc
21/11 Ra phi trường về Sydney
Ngày 25 Sydney
22/11 Về đến Sydney khoảng 10g30 sáng
GIÁ
Giá: AUD $5000.00 (Người lớn), thêm AUS $150 cho khách trên 70 tuổi, $300 trên 75, $450 trên 80 tuổi
(Bao gồm các vé quốc tế, quốc nội, bảo hiểm, vé vào cửa, các đêm khách sạn, xe di chuyển, hướng dẫn viên nói tiếng Việt và Trung Hoa và trưởng đoàn, các bữa ăn, tips và tất cả thuế phi trường)
Đi từ Los Angeles US$4500.00 (không bao visa và bảo hiểm)
Đi từ Việt Nam, AUD $4700 (không bao visa và bảo hiểm)
GIÁ KHÔNG BAO: Chi phí cá nhân
ĐẶT CỌC VÀ TRẢ TIỀN:
Đặt cọc $200 mỗi người lúc ghi tên. Không hoàn trả tiền đặt cọc. Trả khoản tiền còn lại 8 tuần trước ngày khởi hành.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các thưong tích hay việc đòi bồi thường, cũng như phí tổn phải chịu vì các thiên tai hay sự việc bất ngờ xảy ra. Chúng tôi giữ quyền hủy bỏ chuyến du lịch và hoàn trả tiền.
HỦY BỎ:
* 30 ngày trước ngày khởi hành: tốn 20% tất cả giá tiền
* 14 ngày trước ngày khởi hành: tốn 50%
* Trong vòng 7 ngày khởi hành: Không hoàn tiền
* Không tham dự hoàn toàn hay 1 phần cuộc du lịch: Không hoàn tiền
Chúng tôi giữ quyền thay đổi nội dung chương trình du lịch mà không thông báo trước.
Mọi chi tiết xin tiết xin liên lạc: Chùa Pháp Bảo: Tel: (02) 9610 5452, Fax: (02) 9823 8748, Email:
chuaphapbao@yahoo.com.au hoặc Tony Thach: Tel: (02) 9211 0830, Email: tonythach@hotmail.com
LƯU Ý
** Nhận passport để lo thủ tục từ 15/9/2010, phải còn hiệu lực sáu tháng mới có giá trị.
Y phục: - Quí vị Phật tử xin vui lòng mang theo áo tràng lam và quốc phục Việt Nam, nữ (áo dài) – nam (veston).
- Mặc dầu ở Ấn Độ, trời nhiều nắng ấm, nhưng nhiệt độ thay đổi rất nhanh, trong ngày thì ấm mà tối lại rất lạnh. Nên mang theo áo ấm, mũ che nắng, kính mát và thuốc chống nắng.
Sức khỏe: Thay đổi thời tiết có thể làm quí vị khó chịu, xin vui lòng thảo luận với bác sĩ gia đình về sức khỏe của quí vị và nên mang theo các thứ thuốc cần dùng nếu cần.
---o0o---
Vi tính: Thích Nữ Giác Anh
Cập nhật: 01-02-2010
http://www.quangduc.com/xuan/xuan2010/38hanhhuongando.html