Sunday, July 04, 2010

THỐNG KÊ TÔN GIÁO HÀN QUỐC

Thành kính tưởng niệm Từ Vân Đại lão Hòa thượng, bậc Cao Tăng Thạc đức tạo tiền đề cho cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Nhân kỷ niệm ngày Viên tịch lần thứ 76, chúng ta cùng nhau ôn lại Hành trạng của Ngài, làm ngọn Hải Đăng mãi soi đường cho hậu thế tiếp bước Tiền nhân :

Tiểu sử Hòa thượng Thích Từ vân (1866 – 1934)

Hòa thượng thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 39, pháp danh Ngộ Đạo hiệu Từ Vân. Thế danh Đinh Công Thân, sinh năm Bính Dần (1866) Niên hiệu Tự Đức năm thứ 20, tại làng Định Yên, Lấp Vò, (nay là Đồng Tháp). Thân phụ là Cụ ông Đinh Công Thành và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Hoài. Gia đình 7 anh em, Ngài thứ tư. Sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, theo truyền thống đạo Phật.

Thuở nhỏ Ngài tỏ vẻ khác hơn các trẻ khác, không thích ăn sang mặc đẹp, ít nô đùa, ưa trầm tư và ham đọc sách Thánh Hiền.

Năm Bính Tuất (1886) niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 2, vừa tròn 21 tuổi, sau khi đi chiêm bái vùng thất sơn Châu Đốc, bổng nhiên Bồ Đề tâm hoa khai, Ngài đến An Phước Tự tại quê nhà cầu lão Tổ Đạt Hóa hiệu Nguyên Hòa làm Bổn Sư Hòa thượng cạo tóc xuất gia và ban pháp danh Ngộ Đạo hiệu Từ Vân.

Năm Mậu Tý (1888) niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 4, Ngài thọ giới Sa Di tại giới đàn An Phước do Thiền sư Minh Thông hiệu Hải Huệ đương vi Đường đầu Hòa thượng, Ngài Phổ Minh đương vi Yết Ma A xà lê, Ngài Đạt Hóa đương vi Giáo Thọ A xà lê.

Năm Tân Mão (1891) niên hiệu Thành Thái năm thứ 3, Ngài đăng đàn thọ Tỳ kheo, Bồ tát giới tại giới đàn Tiên Thiện – Từ Lâm nơi Tổ đình Phước Hưng, Sa Đéc do Thiền sư Minh Thông hiệu Hải Huệ đương vi Đường đầu Hòa thượng, Thiền sư Hải Huệ hiệu Chân Giác đạo nhân (HT. Tổ Mẹ Nội) đương vi Yết Ma A xà lê, Thiền sư Như Khả hiệu Chơn Truyền đương vi Giáo thọ A xà lê.

Và sau đó Ngài vâng lệnh Hòa thượng Bổn sư về lo Phật sự ở Tổ đình Tân Long, Làng Tân Thuận Tây, Cao Lãnh (nay thuộc Tp. Cao Lãnh).

Năm Ất Tỵ (1905) niên hiệu Thành Thái năm thứ 7, Hòa thượng Bổn sư Viên tịch, lo tang lễ hiếu sự xong, Ngài tiếp tục kế nghiệp Phật sự Tổ đình Tân Long.

Năm Ất Mão (1915) niên hiệu Duy Tân năm thứ 9, Ngài bắt đầu mở trường Gia giáo dạy học và chuẩn bị khắc Mộc bản được trích một trong những Kinh, Luật, Luận và các tác phẩm của Ngài trước tác biên soạn diễn nôm . . .

Năm Kỷ Mùi (1919) niên hiệu Khải Định năm thứ 4, Đại Giới Đàn Minh Phước tổ chức tại Tổ đình Phước Hưng, Sa Đéc. Ngài được cung thỉnh đương vi Đường đầu Hòa thượng, Ngài Bửu Phước Khai Sơn Phước Ân Tự đương vi Tuyên luật sư Yết ma A xà lê, Ngài Vạn Hiển Trụ trì Phước Hưng đương vi Giáo thọ A xà lê.

Năm Tân Dậu (1921) niên hiệu Khải Định năm thứ 6, Ngài tiếp tục xây thêm Tăng xá, tiện nghi phòng ốc để tiếp Tăng chúng tứ phương tụ hội học tu. Giáo dục đào tạo Tăng tài, trong đó xuất sắc nhất là Huệ Quang đắc pháp và sau này được cung thỉnh lên ngôi Hòa thượng Thượng thủ Giáo hội Tăng Già Nam Việt.

Năm Giáp Tý (1924) niên hiệu Khải Định năm thứ 9, Ngài sang Ấn Độ chiêm bái Phật tích và các nước : Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia để nghiên cứu tình hình chấn hưng Phật giáo thế giới trong khu vực.

Năm Ất Sửu (1925) Khai Trường Kỳ tại Tổ đình Tân Long Ngài đương vi Chứng minh và Pháp Sư, Ngài Từ Văn chùa Hội Khánh, Bình Dương đương vi Hòa thượng Bố tát, Ngài Trí Thiền, Sắc tứ Tam Bảo tự, Rạch Giá đương vi Hòa thượng Thiền Chủ, Ngài Khánh Hòa chùa Tiên Linh, Bến Tre đương vi Hòa thượng Chứng Đàn, Ngài An Lạc chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho đương vi Hòa thượng Bố tát, Ngài Như Lý – Thiên Trường, Bửu Lâm Tự, Mỹ Tho đương vi Hòa thượng Chánh Chủ sự, Ngài Thiên Ân chùa An Phước, Lấp Vò đương vi Hòa thượng Bố tát . . . Các bậc Lão tiền bối khai Trường Hương năm này quy tụ Danh Tăng để thảo kế hoạch trù bị cho cuộc Chấn Hưng Phật giáo đầu thập niên 20 của thế kỷ XX.

Năm Bính Dần (1926) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 2, Đại giới Đàn Nguyên Hòa tổ chức tại Bổn Tự Tân Long, Ngài đương vi Đường đầu Hòa Thượng, trong giới tử của đàn giới này có Ngài Thích Thành Đạo (khai sơn Phật Ấn tự, nay thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) đắc giới.

Năm Đinh Mão (1927) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 3, Đại giới đàn Minh Phước tại Tổ đình Phước Hưng, Sa Đéc Ngài được cung thỉnh đương vi Đường đầu Hòa thượng, Ngài Bửu Phước đương vi Yết ma A xà lê, Ngài Vạn Hiển đương vi Giáo thọ A xà lê. Sau đó, Ngài sang Lào dự Đại hội Phật Giáo khu vực.

Năm Canh Ngọ (1930) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 6, Đại giới đàn Nguyên Hòa tại Bổn tự Tân Long, Ngài đương vi Đường đầu Hòa thượng, Ngài Bửu Phước đương vi Yết ma A xà lê, Ngài Vạn Hiển đương vi Giáo thọ A xà lê.

Năm Giáp Tuất (1934) Đại giới đàn tổ chức tại Chùa An Phước, làng Định Yên, Lấp Vò, Ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.

Duyên Ta bà quả mãn, thuận thế vô thường, sinh diệt quy luật, Ngài an nhiên tọa hóa vào ngày 25 tháng 5 năm Giáp Tuất (06 -06 – 1934) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 10.

Trụ thế 68 Xuân. Pháp lạp 40 Hạ, Trụ trì 43 Đông.

Lúc sinh tiền Ngài đào tạo chúng đệ tử học điêu khắc để chế tác mộc bản các Kinh, Luật, Luận hiện đang tàng bản ở Tổ đình Tân Long :

- Kim Cang Kinh
- Lục Tổ Bửu Đàn Kinh diễn nghĩa (văn Nôm – lục bát)
- Di Giáo Kinh chú giải
- Tứ Thập Nhị Chương chú giải
- Sa di Luật nghi chú giải
- Quy Sơn cảnh sách chú giải
- Quy Nguyên trực chỉ
- Hứa sử truyện vãn
- Thiền Cơ Ngộ Đạo truyện (chữ nôm)
- Chư Sám Quốc Âm
- Thập Nhị đại nguyện vương quốc âm
- Tam quy ngũ giới thích nghĩa (nôm)
- Phục Sơ Giác Bổn diễn ca tập
- Thần Chung Tịnh Độ kinh
- Niệm Phật pháp môn công cứ. . .
(Tài công khắc mộc bản gồm đệ tử Ngài như các vị :
Tịnh Tu, Tịnh Tư, Tịnh Tâm, Tịnh Ý, Tịnh Huệ, Tịnh Chí, Huệ Thành, Mỹ Quang, Chơn Huệ. . .)

Cuộc đời hạnh hóa đạo của Ngài rất bình dị, chân tu thật học, nghiêm trì giới luật, là một trong những bậc Cao Tăng Thạc Đức tạo tiền đề cho cuộc chấn hưng Phật giáo Nam bộ vào đầu thế kỷ XX và Huệ Quang Hòa thượng tiếp tục theo gương sáng của Ngài, hợp tác với Hòa thượng Khánh Hòa cùng phát động phong trào chấn hưng Phật giáo.

Chúng đệ tử xuất gia với Ngài như :

Tịnh Đắc, Tịnh Nhãn, Tịnh Toàn, Tịnh Trí, Tịnh Thắng, Tịnh Tu, Tịnh Tư, Tịnh Kiên, Tịnh Nghiêm (Khai sơn chùa Thành Hoa, huyện Chợ Mới, An giang, tục gọi là Đạo Nằm), Tịnh Lý, Tịnh Huệ, Pháp Lý, Pháp Tư . . .

Thích Vân Phong kính biên soạn


THỐNG KÊ TÔN GIÁO HÀN QUỐC
Lần đầu tiên ai đến xứ Kim Chi Hàn Quốc, nếu quan tâm tìm hiểu về Tôn giáo thì sẽ lầm tưởng rằng Tin Lành sẽ chiếm đa số tín đồ, bởi hình thức bề ngoài từ khắp thành thị cho đến nông thôn, đó đây nhìn tứ phương đều có Thánh giá mọc cùng khắp . . . Nhưng thực tế thì khác, cho nên chúng tôi sưu tập giới thiệu cùng quý độc giả theo sự thống kê Tôn giáo Hàn quốc từ năm 1985 – 2005 để chúng ta cùng tham khảo :
Tôn giáo
• Hàn Quốc là một nước đảm bảo tự do tôn giáo. Tại đây, tôn giáo tín ngưỡng và các hoạt động liên quan được tự do phát triển mạnh mẽ.

Lịch sử tôn giáo Hàn Quốc
• Thông qua các truyện thần thoại và truyền thuyết, có thể thấy rằng tín ngưỡng nguyên thủy của người Hàn coi ông Trời là vị thần tối cao, 2 nhân vật tồn tại trên tất cả mọi đối tượng thiên nhiên. Hwan In và Hwan Woong, mang tính thần thánh xuất hiện trong truyện thần thoại Dangun về quá trình dựng nước của dân tộc Hàn chính là đối tượng ông Trời mà người Hàn cổ đề cập tới. Sau đó, tín ngưỡng cầu phúc sử dụng thần chú, pháp thuật trở nên phổ biến. Từ sau thời đại Tam Quốc (Năm thứ 1 trước Công nguyên đến năm 668 sau Công nguyên), Phật giáo, Nho giáo... được truyền bá vào Hàn Quốc và dần dần chuyển thành hệ thống tín ngưỡng mang hình thái cứu độ, lấy tư tưởng cầu phúc làm nền tảng. Trải qua các thời kỳ Tam Quốc, Shilla thống nhất và Koryo, đến khoảng cuối thế kỷ XII, Phật giáo đã trở thành tôn giáo chính và Nho giáo phát triển thành hệ tư tưởng chính trị. Tuy nhiên, đến thời Chosun (1392-1910), Nho giáo bắt đầu hưng thịnh còn Phật giáo bị kìm hãm. Cuối thời Chosun, Cơ đốc giáo được truyền vào Hàn Quốc, các tín ngưỡng bản địa như đạo Cheondo, đạo Jeungsan... ra đời và tư tưởng tôn giáo lấy người dân làm trọng tâm ngàng càng phát triển.

Hiện nay, Cơ đốc giáo và Phật giáo là các tôn giáo chủ yếu, các tôn giáo truyền thống như đạo Daejong, đạo Dangun, trở thành tôn giáo thiểu số trong khi đạo Shaman tiếp tục ăn sâu vào xã hội.

Cộng đồng tôn giáo
• Hàn Quốc : Tính đến năm 2005, Hàn Quốc có 24.970.000 người theo tôn giáo (theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia) chiếm 53,1% dân số.
• Bắc Triều Tiên : Về căn bản, Bắc Triều Tiên không có tự do tôn giáo nên có thể nói tôn giáo thật sự không tồn tại trên đất nước này. Số người chính thức theo tôn giáo ước tính không quá 30.000 người.
• Phân bố cộng đồng tôn giáo tại Hàn Quốc.
Phân bổ tôn giáo Số lượng Tỷ lệ
Năm 1985 Năm 1995 Năm 2005 Năm 1985 Năm 1995 Năm 2005
Không theo tôn giáo
Không rõ ràng 23,216,356
0 21,953,315
2,571 21,865,160
205,508 57.4%
0.0% 49.3%
0.0% 46.5%
0.4%
Toàn bộ 40,419,652 44,553,710 47,041,434
Theo tôn giáo 17,203,296 22,597,824 24,970,766 42.6% 50.7% 53.1%
Phật giáo 8,059,624 10,321,012 10,726,463 46.8% 45.7% 43.0%
Tin lành 6,489,282 8760,336 8,616,438 37.7% 38.8% 34.5%
Thiên chúa giáo 1,865,397 2,950,730 5,146,147 10.8% 13.1% 20.6%
Nho giáo 483,366 210,927 104,575 2.8% 0.9% 0.4%
Wonbul giáo 92,302 86,823 129,907 0.5% 0.4% 0.5%
Cheondo giáo 26,818 28,184 45,835 0.2% 0.1% 0.2%
Jeungsan giáo 0 62,056 34,550 0.0% 0.3% 0.1%
Daejong giáo 11,030 7,603 3,766 0.1% 0.0% 0.0%
Khác 175,477 170,153 163,085 1.0% 0.8% 0.7%
Tôn giáo chủ yếu
• Phật giáo
o Đạo Phật được truyền bá vào bán đảo Hàn Quốc vào khoảng thế kỷ thứ IV. Được du nhập thông qua Trung Quốc, Phật giáo tại Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa hướng đến cứu rỗi chúng sinh, khác với Phật giáo phương Nam hướng đến cứu độ và giải thoát cho cá nhân. Tuy là tôn giáo ngoại lai nhưng Phật giáo kết hợp với văn hoá truyền thống, tín ngưỡng dân gian, v.v…để phát triển thành văn hoá dân tộc và được truyền từ Tam Quốc cho đến thời Koryo.
Sau khi vương triệu Chosun được thành lập vào cuối thế kỷ XII, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng quốc gia và dần lấn át Phật giáo. Tuy vậy, là một tôn giáo truyền thống, Phật giáo vẫn ăn sâu trong dân chúng và phát triển cho đến ngày nay.
Hiện nay, Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc với số tín đồ chiếm trên 40% cộng đồng tôn giáo.
• Đạo Tin lành
o Đạo Tin lành chính thức du nhập vào Hàn quốc vào năm 1884 thông qua các nhà truyền giáo, chủ yếu là người Mỹ. Các nhà truyền giáo mở rộng phạm vi hoạt động thông qua các chương trình như chăm sóc sức khỏe y tế, giáo dục, phụ nữ, từ thiện, xã hội…
Dưới thời kỳ đô hộ của thực dân Nhật từ năm 1910 đến năm 1945, đạo Tin lành đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá tư tưởng độc lập và bắt đầu ăn sâu vào đời sống xã hội. Tuy nhiên, các nhà thờ chống Nhật đều bị đóng cửa, chỉ còn lại nhà thờ than Nhật mới.
Trải qua các thời kỳ hỗn loạn và khó khăn như cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), đạo Tin lành ngày càng lớn mạnh hơn và hiện có lượng tín đồ đứng thứ 2 tại Hàn Quốc, chỉ sau Phật giáo.
• Thiên Chúa Giáo
o Đạo Thiên chúa được truyền bá vào Hàn Quốc vào thế kỷ XIII, trước đạo Tin lành khoảng 100 năm. Xuất phát điểm của việc truyền bá đạo Thiên chúa bắt đầu từ trường phái “Tây học”, là học vấn được truyền bá vào từ phương Tây do những người phương Nam bị tách rời khỏi quyền lực thời bấy giờ, được quan tâm nghiên cứu. Do đó, có thể nói đạo Thiên chúa ở Hàn Quốc là “sự truyền bá tự phát” việc tự nghiên cứu và yêu cầu gửi người truyền giáo…, cho nên đã trải qua quá trình đặc biệt, không có trường hợp tương tự trên toàn thế giới. Trong thời kỳ đầu, đạo Thiên chúa đã bị kỳ thị dẫn đến nhiều trường hợp tử vì đạo.
Lúc đó, triều đình Chosun vẫn giữ chính sách bế quan tỏa cảng nên tín đồ đạo Thiên chúa được xem chính là những người thử thách đối với các chính sách quốc gia đó.
Hiện nay, đạo Thiên chúa là tôn giáo lớn thứ 3 tại Hàn Quốc, chiếm khoảng 35% tín đồ tôn giáo cả nước.
• Hồi Giáo
o Dưới thời thực dân Nhật, nhiều người Hàn Quốc bị cưỡng chế di trú sang Mãn Châu và một phận nhỏ trong số họ trở thành tín đồ Hồi giáo. Các hoạt động truyền bá Hồi giáo thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuộc chiến tranh Triều Tiên khi quân Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến với tư cách là lực lượng của Liên hiệp quốc. Năm 1955, Hiệp hội Hồi giáo Hàn Quốc được thành lập.
Trong những năm 1970, thánh đường Hồi giáo đầu tiên tại Hàn Quốc ra đời tại phường Hannam, sau đó lần lượt là các thánh đường tại các thành phố lớn như Busan, Daegu, Cheonju, Gwangju (tỉnh Gyeonggi), Anyang, Ansan …
Vào cuối năm 2007, tín đồ đạo Hồi ước tính khoảng 140.000 người.
• Tôn giáo truyền thống và Đạo Shaman
o Ngày nay, Nho giáo chỉ còn được xem là 1 hình thức triết học. Tuy nhiên, có thể thấy được rằng tất cả người Hàn Quốc đều có cách suy nghĩ mang tính tôn giáo ở mức độ nào đó.
Đạo Cheondo, đạo Daejong … là các tín ngưỡng dân tộc với tư tưởng sùng bái tổ tiên, tức là tôn Dangun làm thần. Nguyên phật giáo, đạo Jeungsan … là các tôn giáo của dân chúng được phát sinh ở Hàn Quốc.
Đạo Shaman có thể coi là tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc rất sâu xa. Khi đứng trước một quyết định trọng đại hay khi thi cử, lập nghiệp, chống chọi với bệnh nan y, nhiều người thường tìm đến các nhà chiêm tinh hay bà đồng để nhờ cầu xin may mắn hoặc giải vận hạn. Đạo Sahman đã bắt rễ tại khắp một nơi từ thành thị đến nông thôn.
Thích Vâm Phong sưu tập