Sự phát triển năng lượng hạt nhân Châu Á
Châu Á là khu vực duy nhất trên thế giới, nơi công suất phát điện và đặc biệt là năng lượng hạt nhân tăng lên đáng kể.
Tại Đông và Nam Á có 111 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, 21 lò đang xây dựng và theo kế hoạch sẽ xây dựng tiếp khoảng 150 lò.
Sự tăng trưởng điện hạt nhân sẽ được thực hiện ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
1/ Nhật Bản
Có 55 nhà máy (48 GWe) đang vận hành, 2 đang xây dựng, 11 đang là dự án (17 GWe), cộng với 17 lò phản ứng nghiên cứu.
Trong tổng sản lượng điện phát ra, 28% sản lượng điện là năng lượng hạt nhân. Năm 2015, theo dự kiến tỷ lệ đóng góp của điện hạt nhân sẽ tăng lên để đáp ứng mục tiêu hạn chế việc phát khí thải của Nhật theo Nghị định thư Kyoto. Theo kế hoạch dài hạn, công suất điện hạt nhân sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.
Các lò phản ứng bước vào hoạt động mới đây nhất thuộc loại lò tiên tiến thế hệ thứ ba, có hệ thống bảo đảm an toàn cao. Nhà máy đầu tiên thuộc loại này đã hòa vào lưới điện năm 1996.
Nhật Bản cam kết tái xử lý nhiên liệu sử dụng để thu hồi uranium và plutonium và sử dụng lại trong sản xuất điện năng. Cả hai sẽ là nhiên liệu oxit phối trộn trong các lò truyền thống cũng như trong lò phản ứng nơtron nhanh.
Năm 2003, một số lò phản ứng đã ngừng vài tháng để kiểm tra, theo dõi những bất thường. Lò mới nhất trong số này đã chạy lại từ năm 2005.
Nhật Bản có lò thử nghiệm nhiệt độ cao, đạt được 950 độ C, đủ để có thể sản xuất hidro bằng phương pháp nhiệt hóa học. Dự kiến sẽ tận dụng khoảng 20 GW nhiệt hạt nhân để sản xuất hidro vào năm 2050, và nhà máy công nghiệp đầu tiên sẽ đi vào sản xuất vào năm 2025.
2/ Trung Quốc
Có 11 nhà máy đang hoạt động (8.6 GWe), 7 nhà máy đang xây dựng, 24 trong dự án, 76 đang đề xuất, ngoài ra còn có 24 lò phản ứng nghiên cứu.
Trung Quốc đang tiến rất nhanh trong việc xây dựng những nhà máy điện hạt nhân mới, trong đó nhiều nhà máy được bảo đảm về tiến độ và ngân sách.
Nhu cầu về điện của Trung Quốc tăng trên 8% mỗi năm. Nhu cầu lớn nhất là ở tỉnh Quảng Đông, nằm kề với Hong Kong, nơi điện năng có cầu cao hơn cung rất nhiều. Kế hoạch nhà nước đặt ra 50 GWe vào năm 2020, như vậy mỗi năm cần bổ sung trung bình 3.500 MWe. Mục têu dài hạn là năm 2050 đạt 240 GWe.
Trung Quốc đã xây dựng một lò phản ứng trình diễn nhỏ, tiên tiến ở nhiệt độ cao, làm lạnh bằng khí gas dùng tầng nhiên liệu dạng sôi (pebble bed fuel), vận hành từ năm 2000. Một nguyên mẫu dựa trên lò này ở quy mô công nghiệp dự kiến sẽ khởi động năm 2013.
Về R&D đang tiến hành hợp tác với Hàn Quốc sản xuất hidro.
3/ Hàn Quốc
Mô tả ảnh.
Ujin, Hàn Quốc.
20 nhà máy đang hoạt động (17.5 GWe), 3 đang xây dựng, 5 đã có dự án và 2 lò phản ứng nghiên cứu.
Hàn Quốc đã đáp ứng được 35% nhu cầu năng lượng bằng điện hạt nhân và loại năng lượng này đang tăng lên.
Theo kế hoạch Nhà nước sẽ bổ sung thêm thành 28 lò phản ứng, bao gồm cả lò phản ứng tiên tiến và năm 2035 sẽ thực hiện 60% điện hạt nhân. Nhu cầu điện năng ở Hàn Quốc đang tăng mạnh.
Hàn Quốc hợp tác với các công ty Mỹ, triển khai lò phản ứng hạt nhân OPR 1.000 MWe, nội địa hóa 90% và có thể xuất khẩu sang Indonesia và Việt Nam. Mô hình lò API mới dựa trên lò này.
Kinh phí cho R&D và chương trình chế tạo trình diễn của Hàn Quốc là 1 tủ đôla Mỹ, nhằm sản xuất ra hidro thương phảm, dùng nhiệt hạt nhân vào năm 2020.
4/ Ấn Độ
Mô tả ảnh.
GE-Hitachi.
17 nhà máy đang hoạt động, 6 đang xây dựng (3.8 GWe), 19 đã có dự án hoặc đề xuất, cùng với 5 lò phản ứng nghiên cứu.
Ấn Độ đã đạt được sự độc lập trong chu trình nhiên liệu hạt nhân của mình. Điện hạt nhân mới cung cấp dưới 4% điện năng của Ấn Độ. Các nhà máy đang xây dựng sẽ phải hoàn thành vào năm 2010. 24 nhà máy khác đã có dự án hoặc đề xuất, đến năm 2020 sẽ tạo ra 20 GWe điện năng
Ấn Độ là nước đi tiên phong trong việc phát triển chu trình nhiên liệu thorium và có nhiều thiết bị tiên tiến liên quan đến vấn đề này.
5/ Pakistan
Có 2 lò phản ứng đang hoạt động, 1 đang xây dựng, 2 trong dự án và 1 lò phản ứng nghiên cứu.
3% sản lượng điện của Pakistan là điện hạt nhân. Lò phản ứng thứ hai của nước này khởi động từ năm 2000 và lò thứ ba do Trung Quốc cung cấp đang xây dựng. Theo kế hoạch của Nhà nước năm 2015 công suất điện hạt nhân mới là 0,9 GWe và năm 2030 là 7,5 GWe.
6/ Bangladesh
Mô tả ảnh.
Dhaka- Bangladesh
1 lò phản ứng nghiên cứu.
Năm 2007, Ủy ban Năng lượng nguyên tử Bangladesh đề xuất 2 lò phản ứng hạt nhân 500 MWe vào năm 2015. Tháng tư năm 2008 Chính phủ đã xúc tiến ý định đàm phán với Trung Quốc về việc xây dựng một nhà máy mới và Trung Quốc cung cấp tài chính cho dự án. Nước này có 1 lò phản ứng nghiên cứu đang hoạt động.
7/ Indonesia
3 lò phản ứng nghiên cứu.
Nhu cầu điện của Indonesia đang tăng nhanh chóng và đang xúc tiến việc phát triển nhiều dự án năng lượng độc lập.
Chính phủ cho biết sẽ dành 8 tỉ đôla cho 4 nhà máy hạt nhân tổng công suất 6 GWe hoạt động vào năm 2025. Các kế hoạch hiện nay sẽ nhắm vào việc đáp ứng 2% nhu cầu năng lượng bằng điện hạt nhân vào năm 2017.
Cũng có đề xuất xây dựng một nhà máy điện nhỏ và một nhà máy làm ngọt nước biển cho đảo Madure đúng là phản ứng SMARRT của Hàn Quốc.
8/ Thái Lan
1 lò phản ứng nghiên cứu và 1 lò đang xây dựng.
Thái Lan bắt đầu quan tâm đến điện hạt nhân khi dự báo trong 20 năm tới nhu cầu điện sẽ tăng mỗi năm 7%. Khoảng 80% điện đi từ khí thiên nhiên. Nhu cầu về công suất điện năm 2016 là 48 GWe.
Tháng sáu 2007, Bộ trưởng năng lượng đã thông báo rằng cần lập kế hoạch xây dựng một nhà máy điện hạt nhân 4.000 MWe và năm 2011 sẽ cấp kinh phí cho việc chuẩn bị. Năm 2015 bắt đầu xây dựng và năm 2020 đi vào sản xuất.
Thái Lan đang có một lò phản ứng nghiên cứu từ năm 1977 và một lò lớn hơn hiện đang xây dựng.
Mô tả ảnh.
9/ Malaysia
1 lò phản ứng nghiên cứu.
Việc nghiên cứu chính sách năng lượng bao gồm việc xem xét nhà máy điện hạt nhân sẽ hoàn thành trước năm 2010. Cục Điện lực do Nhà nước quản lý (TNB) ủng hộ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân và tháng tám năm 2006 các quan chức nhà nước cũng tiết lộ sẽ đẩy mạnh việc xây dựng điện hạt nhân sau năm 2020, riêng 2 lò phản ứng sẽ xây dựng sớm hơn nhiều.
10/ Philipin
1 lò phản ứng nghiên cứu.
Philipin đã xây xong một lò phản ứng cho nhà máy điện nhưng bỏ chưa hoạt động được vì các vụ kiện tụng liên quan đến tham nhũng và thiếu an toàn. Năm 2007, Chính phủ có lập dự án nghiên cứu phát triển năng lượng hạt nhân, trong bối cảnh chung của sơ đồ năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào than và dầu phải nhập khẩu. Năm 2008, một đoàn của IAEA được Chính phủ mời sang đánh giá lại và đoàn đã tư vấn rằng nhà máy điện hạt nhân đó có thể khôi phục lại và hoạt động một cách kinh tế và an toàn trong 30 năm.
11/ Việt Nam
1 lò phản ứng nghiên cứu.
Có một lò phản ưng nghiên cứu ở Đà Lạt, hoạt động với sự trợ giúp của Nga.
Nhu cầu điện năng tăng lên nhanh chóng dự kiến đạt sản lượng 100 tỷ kWh/năm vào 2010 từ 40 tỷ kWh năm 2003. Trên ½ tổng năng lượng là thủy điện, 1/4 từ khí.
Tháng tư 2008 đã thông báo dự kiến xây dựng một nhà máy 4.000 MWe tại phía Nam tỉnh Ninh Thuận, năm 2015 bắt đầu khởi công và đi vào sản xuất năm 2020.
Nguồn: vietnamnet.vn
http://ineep.hut.edu.vn/index.php/vi/tin-tuc-hat-nhan/tin-the-gioi/87-su-phat-trien-nang-luong-hat-nhan-chau-a