Wednesday, April 14, 2010
Himalayan Buddhist nuns take up kung fu
Himalayan Buddhist nuns take up kung fu
A Buddhist nunneries are usually places of quiet learning and contemplation.
But one Buddhist sect in Nepal's Himalayas is challenging this view, by teaching the art of kung fu.
Joanna Jolly reports.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/south_asia/8619503.stm
Võ Việt Nam Dạy ở Nepal, Ấn Cho Các Ni Viện Dòng Drukpa
Võ thuật Việt Nam dạy cho các ni cô tông pháí Drukpa trên dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, và sẽ sang dạy ở Ấn Độ. (Photo courtesy of BBC)
KATHMANDU, Nepal (VB) -- Võ sư Việt Nam đã đưa võ thuật Việt Nam lên tận các đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn, và các ni cô thuộc tông phái Phật Giáo Tây Tạng Drukpa đã vui thích học võ Việt hàng ngày.
Bản tin trên trang Anh ngữ BBC hôm Thứ Tư 14-4-2010 đã viết về Ni Viện A Di Đà Drukpa (Amitabha Drukpa Nunnery) trên một lưng đồi, bên ngoaì thủ đô Kathmandu của Nepal -- mô tả hình ảnh:
“Lúc đó mới sáng sớm ở Ni Viện A Di Đà Drukpa, trên lưng đồi ngoaị ô Kathmandu, hàng trăm đang đi nhiễu theo chiều đồng hồ quanh một pho tượng Phật màu vàng.
Nhưng thay vì trầm người trong kinh cầu, trên mái tu viện có điều khác đang xảy ra -- họ đang tập môn võ kung-fu đã được nổi tiếng bởi các phim của Lý Tiểu Long thời 1970s.
Các ni cô trẻ Phật Giáo từ tông phái Phật Giáo Drukpa xưa cổ 800 năm này đang được dạy võ bởi vị thầy Việt Nam của họ.
Võ thuât đưa vào Ni Viện này hồi 2 năm trước, và các ni cô tập 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Rupa, một ni cô 16 tuổi từ Ấn Độ, nói võ thuật giúp ni cô tập trung tinh thần. Ni cô nói, “Nó tốt cho sức khỏe, Ngồi Thiền rất là khó, và nếu chúng tôi tập kung-fu, sau đó thấy ngồi thiền dễ hơn nhiều.”
Một ni cô khác, Konchok, cũng từ Ấn Độ sang, nói ni cô thích kung-fu vì võ thuật cho cô sức mạnh.”
Bản tin cũng nói về sư bà Jetsuma Tenzin Palmo, ngột nữ tu người Anh đã trở thành ni cô dòng Drukpa từ hơn 30 năm trước, nói thường trước giờ các ni cô bị bỏ quên, không có hoàn cảnh tốt để sống, cũng không đươc5 dân chúng hỗ trợ như các vị tăng, và không được giúp học cao.
Môn võ Việt Nam dạy ở Ni Viện Amitabha Drukpa theo lệnh của ngài trưởng tông phái Drukpa, ngài Gyalwang Drukpa đời thứ 12, người được tin tưởng là một hóa thân Phật và đã tái sinh nhiều lần để làm trưởng tông phái Drukpa, một tông phái ảnh hưởng lớn ở nhiều nước trên vùng Hy Mã Lạp Sơn.
Ngài nói là khi ngaì còn nhỏ, thấy phụ nữ bị xã hội đối xử bất công, nên khi lớn lên mới nghĩ là cần xây ni viện riêng và “cho họ cơ hội học và tu hành.”
Ngài nói là ngài khuyến khích các ni cô học võ khi ngày nhìn thấy các ni cô từ Việt Nam tập võ. Ngài đã có nhiều chuyến đi thăm Việt Nam để hoằng pháp trong nhiều năm qua.
Sư Bà Jetsuma Tenzin Palmo -- cũng là người có tác phẩm Anh Văn nổi tiếng “Cave in the Snow” kể về những năm Sư Bà ngồi thiền đơn độc trong một hang tuyết trên núi Hy Mã Lạp Sơn -- nói rằng Sư Bà sẽ đưa võ thuật vào Ni Viện của Sư Bà tại tiểu bang Ấn Độ Himachal Pradesh.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=157983
XEM NHIE^.T DO^. VA` GIO*` QUO^'C TE^'
ttp://www.jabo-net.com/heure.html
http://www.timeanddate.com/worldclock/
CHINESE IS AMERICAN 'S BANKER
PHAT NGOC HOA` BI`NH THE GIOI
Lời Tự Thú Của Một Sư Cô
Tôi là Thích nữ Tuệ Nhi Xuất gia tu hành năm 17 tuổi. Lứa tuổi dầy năng động .Sẳn thông minh nhạy cảm tôi theo đuổi sự học hành và được Sư phụ trợ duyên cho ăn học.
Sau nhiều năm vừa tu vừa học Tôi đã đạt được 4 bằng cấp đại học và tự mãn rằng mình có kiến thức học vị thế gian và cả Phật pháp có thể giúp ích cho Tín đồ.
Cha tôi tên Lại văn Từ một người ít học lại là người Tàu ở Chợ Lớn . Công việc của ông là buôn bán đồ phế thải. Hàng ngày ông bôn ba khắp nơi để thu nhặt những đồ đạt người ta không dùng và bán đi để nuôi sống gia đình.
Phước may cho ông gần cuối đời có người mách bảo phương pháp tu hành niệm Phật. Ông thật thà chất phát nghe tin theo và làm một bàn thờ tại nhà để ngày ngày niệm Phật cầu vãng sanh. Mẹ tôi cũng thế.
Bất ngờ một ngày nọ khi ông ở lứa tuổi 75. Ông tự tuyên bố với gia đình ngày 14 tháng 7 ông sẽ vãng sanh Cực lạc. Mọi người trong nhà bán tin bán nghi.
Trước khi vãng sanh ông bị một cơn bệnh nặng phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Nhưng đến ngày 11 tháng 7 năm đó. Ông bình tỉnh xin được xuất viện về nhà.
Ông hỏi gia đình hôm nay là ngày mấy? Gia đình trả lời là ngày 11 tháng 7 . Ông nói ba ngày nữa ba sẽ vãng sanh . Đức Phật đã báo trước rồi. Nấu cho nị ba trái khoai lang cúng Phật . Đúng ngày đấy ông an nhiên niệm Phật ra đi một cách êm nhẹ có đầy đủ ân chứng vãng sanh. Mẹ tôi cũng được vãng sanh sau đó vài năm.
Tôi thấy cha mẹ tôi rất ít học nhưng tin Phật pháp chỉ niệm Phật mà được giãi thoat. Nhìn lại tôi đã 50 mươi tuổi học thức đẩy đủ, toàn văn bằng Tiến sỉ Đại học nhưng tôi không cảm thấy mình có thể giải thoát bằng cách nào.?
Bằng cấp tôi đạt được chỉ để giúp truyền đạt kiến thức thế gian Quả thực không có thực dụng cho sự nghiệp thành tựu trí tuệ thực chứng . Tôi cảm thấy cha mẹ tôi thực sự đã phát minh được trí huệ qua quá trình niệm Phật mà tôi nghỉ quá đơn giản.
Bây giờ tôi mới liễu ngộ được sự thực là học vấn của tôi chỉ là một hình thức vọng tưởng, tôi đã nhét vào đầu những học vị tiến sĩ bằng cấp cao học này nọ chỉ là để thõa mãn cái ta một cách trơ trẻn thực sự không ích lợi cho tôi về phương diện thực chứng chân lý.
Cha mẹ tôi tuy ít học nhưng hai người biết nhét vào đầu họ những câu niệm Phật đơn giản Chính vì sự quá đơn giản này mà không ai ngờ nó ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh và trí tuệ siêu thoát vĩ đại bởi sức gia trì của chư Phật.
Từ nay với lứa tuổi 50 tôi phải dũng mãnh dừng lại sự giảng dạy lập tức quay đầu niệm Phật. Đời sống có ý nghĩa gì khi ta không thể nhận thức vòng sanh tử luân hồi vô gián đoạn đã kéo lê kiếp sống vô minh mà ở đó nổi thống khổ và đau đớn thê lương của mình cùng hàng triệu sinh linh luôn luôn đè nặng.
Tôi không dám dụng ý khuyên mọi người niệm Phật theo tôi. Nhưng tôi muốn bầy tỏ sự giác ngộ của mình khi nhìn thấy song thân tôi không có một trình độ chi hết mà được tái sanh nơi cõi Phật trong khi đó tôi là một người tu hành xuất thế lại có nhiều bằng cấp học vị tiến sĩ mà rốt cuộc vẫn mù mờ trong ý niệm siêu thoát tâm linh.
Phải chăng tôi đã làm những cái không cần thiết mà tôi tưởng rằng vinh dự. Tuy nhiên cha mẹ tôi là người thế tục lại ít học đã biết làm những cái cần thiết trong cuộc đời quá ngăn ngủi này. Phải chăng tôi dù học rất nhiều nhưng vẫn không đạt được trí tuệ để hiểu lời dạy rất đơn giản của đức Phật là”hãy tinh tấn lên để giải thoát” ( không phải tinh tấn để cầu danh hảo thế gian).
Tôi cũng không thực sự hiểu luôn là bản hoài của chư Phật ra đời là để dạy dỗ tâm linh cho mọi người đặng sớm chấm dứt vòng sanh tử chứ không phải để mưu cầu cái gì khác từ thế giới huyền ảo này.
Cái vô mình mà đức Phật thường nhắc đến trong kinh điển phải chăng ám chỉ mọi người không biết MÌNH LÀ AI? PHẢI LÀM GÌ? Và CHẾT ĐI VỀ ĐÂU? trong cuộc đời quá ngăn ngủi này.
Thích Nữ Tuệ Nhi
Làm Thế Nào Báo Hồng Ân Chư Phật? (Cảm ứng bởi 10 Đại Nguyện của Ngài Phổ Hiền Bồ Tát)
Jan 06, 2010
Cali Today News - Hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ mà cực đoan, quá khích đối đầu với chủ nghĩa cá nhân phóng túng. Những tham vọng bành trướng và thống trị nhân lọai chưa bị lọai trừ. Những xung đột vì khác tôn giáo và ngay trong cùng một tôn giáo đang là một nguy cơ gây bất ổn cho tòan thế giới. Những hận thù vì khác biệt chủng tộc đang tạo ra những vụ giết chóc, khủng bố dã man chưa từng thấy. Những đối xử khắc nghiệt với phụ nữ làm chúng ta bùi ngùi thương cảm. Nguyên nhân gây ra những thảm kịch nói trên vô cùng phức tạp và có khi được quy kết cho ý của Thần Linh hoặc sự phẫn nộ của Thần Linh. Nhưng dưới con mắt của Chư Phật, chư Đại Bồ Tát thì căn bệnh này vốn có từ Vô Thủy. Tất cả đều là biến hiện của màn Vô Minh. Từ Vô Minh mà hiện ra Tham Sân Si. Từ Tham Sân Si mà hiện ra tất cả những gì mà con người phải chịu đựng ngày hôm nay. May đâu với giáo lý Từ Bi và Trí Tuệ của Phật mà đất nước chúng ta đứng ra ngòai được những cuộc thanh lọc chủng tộc, chiến tranh tôn giáo. Là người con Phật, việc báo ân chư Phật là chuyện đương nhiên. Theo kinh điển, một nén nhang, một đóa, một niệm “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” thậm chí một sự lắng đọng tâm tư hướng về Tam Bảo cũng đã là báo ân chư Phật. Thế nhưng đối với hàng đại sĩ như ngài Phổ Hiền Bồ Tát thì có khác. Bài này được viết ra để báo hồng ân của chư Phật muời phương và tán thán công đức vô lượng của 10 Đại Nguyện mà ngài Phổ Hiền Bồ Tát đã nói trong Pháp Hội Hoa Nghiêm…của một người học Phật sơ cơ mà trong lòng còn chất chứa đầy phiền não. Để báo hồng ân chư Phật chúng ta có thể phát nguyện làm một trong hoặc tất cả những điều dưới đây:
Thứ Nhất: Lễ kính chư Phật, nhưng làm thế nào để lễ kính chư Phật?
- Hãy trút sạch lòng Tham, hãy gột bỏ lòng Ghen Tị, hãy ra khỏi Si Mê cuồng vọng để lễ kính chư Phật.
- Hãy gội rửa tâm hồn mình cho thanh thản, tâm-ý nhẹ nhàng, hơi thở khoan dung, cử chỉ dịu dàng, ý nghĩ hòa vui để lễ kính chư Phật.
- Hãy vứt ngay đi ý nghĩ Cầu Xin để lễ kính chư Phật.
- Hãy tắm gội ở Suối Giải Oan, hãy xức dầu thơm Bồ Đề, hãy thắp nhang Phá Chấp để lễ kính chư Phật.
- Hãy khơi dậy lòng Từ Bi Hỉ Xả vốn có trong tạng thức mình, trong vô lượng chúng sanh ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai để lễ kính chư Phật.
- Hãy khóac áo Trang Nghiêm để lễ kính chư Phật.
- Hãy dùng con mắt Thanh Tịnh để lễ kính chư Phật.
- Hãy dùng bàn tay Độ Sanh để lễ kính chư Phật
- Hãy quỳ bằng gối Tinh Tấn để lễ kính chư Phật.
- Hãy dùng chuông Tỉnh Thức, dùng mõ Vô Ngại để lễ kính chư Phật.
Thứ Hai: Ca ngợi Phật nhưng làm thế nào để ca ngợi Phật?
- Hãy nói về những khổ hạnh, hoằng thệ độ sanh trong vô-lượng kiếp trước của Phật để khen ngợi Phật.
- Hãy nói thế nào là Đấng Toàn Giác, Tòan Tri, Tòan Trí để ca ngợi Phật.
- Hãy nói thế nào là Đấng Đại Bi, Đấng Tòan Thiện để ca ngợi Phật
- Hãy nói thế nào là Đấng Thế Gian Giải để ca ngợi Phật.
- Hãy nói thế nào là thày dạy của Cõi Trời và Cõi Người để ca ngợi Phật.
- Hãy nói thế nào là Đấng Như Lai Bất Thối Chuyển để ca ngợi Phật.
- Hãy nói thế nào là Đấng Điều Ngự Trượng Phu để ca ngợi Phật.
- Hãy nói thế nào là Đấng Vô Thượng Sĩ để khen ngợi Phật.
- Hãy nói thế nào là Đấng Ứng Cúng, Chánh Biến Tri để ca ngợi Phật.
- Hãy nói thế nào là đấng đầy đủ tất cả những phẩm hạnh tốt đẹp nhất để ca ngợi Phật.
- Hãy nói tới 32 tướng trang nghiêm, đẹp đẽ, ôn nhu, đôn hậu của Phật. Hãy nói tới cử chỉ dịu dàng, khoan dung, lời lẽ ôn tồn, ấm cúng, bảo ban, dạy dỗ, khuyên răn, nhắn nhủ, khích lệ, khen ngợi chúng sinh không dứt – như cha mẹ khuyên con của Phật - để ca ngợi Phật.
- Hãy nói thế nào là Đấng Đại Giác Ngộ để ca ngợi Phật.
- Hãy nói tới việc từ bỏ cung vàng điện ngọc để trở thành một người xin của bố thí, đi chân đất, tài sản ba bộ áo và chiếc bình bát trên tay, rong ruổi 45 năm, không quản thời tiết, không quản gian lao, thuyết pháp độ sanh, chuyển pháp luân, gieo tư tưởng lành, nhân lành, quả lành, pháp lành…cho chúng sinh vô lượng kiếp sau mà không làm tổn hại tới một sinh linh. Một con người hi hữu, một vĩ nhân, một siêu nhân…thế gian chưa từng có …để ca ngợi Phật
Thứ Ba: Cúng dường chư Phật nhưng làm thế nào để cúng dường chư Phật?
- Đừng đem lâu đài, thành quách, đất đai, thuộc địa chiếm đọat được để cúng dường chư Phật.
- Đừng đem chiến thắng lẫy lừng để cúng dường chư Phật
- Đừng giết hại sinh linh để cúng dường chư Phật.
- Đừng giết hại chim muông, thú vật dù con giun, cái kiến để cúng dường chư Phật.
- Đừng hủy họai môi trường, phá họai mùa màng, cây cỏ, biển, hồ, sông, suối để cúng dường chư Phật..
- Hãy đem những âm thanh Thù Thắng, đừng đem âm thanh cuồng nộ, đừng đem âm nhạc nỉ non, bi ai, thống thiết, mời gọi, khóc than để cúng dường chư Phật.
- Hãy đem tiếng hót của lòai chim quý, tiếng nhạc của Trời, những âm thanh vi diệu để cúng dường chư Phật.
- Hãy đem Mây Lành, hãy đem Tứ Bảo: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh để cúng dường chư Phật.
- Hãy đem hoa Mạn Đà La “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” để cúng dường chư Phật.
- Hãy tự biến mình thành một công dân tốt, một người bạn tốt, một người chồng tốt, một người vợ tốt, một đứa con hiếu thảo, một thương gia lương thiện, một nhà báo ngay thẳng, một chính trị gia đạo đức, một người có lòng từ bi, bao dung, độ lượng, một người sẵn sàng san sẻ tình thương và chút tài sản với người khác …để thế giới này an vui… để cúng dường chư Phật.
- Hãy thề nguyện kiếp này, kiếp sau và kiếp sau nữa sẽ làm từ thiện để cúng dường chư Phật.
- Hãy làm tất cả những gì lợi lạc, thanh tịnh, an vui cho Đời để cúng dường chư Phật.
- Hãy nguyện kiếp này, kiếp sau và kiếp sau nữa nói Pháp Vui, Pháp Khổ, Pháp Nhiệm Màu, Pháp Lành, Pháp Thanh Tịnh, Pháp Giải Thóat cho chúng sinh để cúng dường chư Phật.
- Hãy giữ cho Tâm Bồ Đề này kiên cố, nguyện đời đời kiếp kiếp không bao giờ tuân phục, quy y tà ma ngọai đạo hung ác…như thế là cúng dường chư Phật.
- Hãy luôn luôn tâm niệm rằng tất cả Chúng Sinh là gốc, Bồ Tát là hoa, Phật là quả để hằng thuận lợi ích cho chúng sinh . Làm tất cả những gì đem lại lợi ích cho chúng sinh là cúng dường chư Phật.
- Hãy hồi hướng tất cả danh vọng, sự nghiệp, công đức này tới bằng hữu, người trước người sau, cửu huyền thất tổ, anh chị em, tòan thể chúng sanh trong vô biên cõi. Hãy coi những gì mà mình thành tựu chỉ là sự báo đáp chúng sinh ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai, báo đáp công ơn của lịch đại Tổ Sư, không mảy may hãnh tiến, không chấp giữ, không nuối tiếc, không khoe khoang, không kể công như thế mới đúng là cúng dường chư Phật.
Thứ Tư: Sám hối nghiệp chương nhưng làm thế nào để sám hối các nghiệp chướng ?
- Kẻ tham lam không bao giờ thấy đủ..
- Kẻ cay nghiệt không bao giờ biết tha thứ
- Kẻ hung bạo không bao giờ biết hối hận
- Người tàn ác không bao giờ biết nhỏ lệ xót thương
- Kẻ ngu si không bao giờ thấy mình sai trái.
- Chỉ có kẻ thiện lương mới biết cảm thông với người khác.
- Chỉ có người trí tuệ mới thấy mình lỗi lầm.
- Cho nên sám hối là gốc của thiện lương.
- Sám hối là gội rửa tâm hồn mình trong trắng.
- Sám hối là tu sửa tính tình.
- Sám hối là gieo nhân lành cho kiếp sau.
- Sám hối là sống thực với lòng mình.
- Không sám hối làm lòng ta ray rứt.
- Sám hối làm lòng ta thanh thản.
- Sám hối khiến ta cao thượng lên.
- Không sám hối khiến quá khứ đeo đẳng giống như tâm hồn bị xiềng xích.
- Nếu mọi người cùng lúc cùng sám hối thì - cùng lúc họ trở thành anh em, mọi thù hận trong quá khứ tiêu tan, nghiệp chướng tiêu trừ.
- Che dấu quá khứ, che dấu tội lỗi, không sám hối thì nghiệp dữ và thù hận cứ kéo lê từ kiếp này qua kiếp khác không sao dứt được.
- Sám hối ở đây là sám hối với lương tâm, thiện tánh của chính mình.
- Không phải chỉ ăn năn về những gì đã làm cho người còn sống, mà cả cho những người đã chết. Không phải chỉ với loài người mà cả với loài cây cỏ, thú vật, núi rừng.
- Chúng ta phải thẳng thắn sám hối về những gì đã làm cho kẻ thù của chúng ta, những gì ta đã làm ngày hôm qua và cho cả thế hệ mai sau.
- Hãy sám hối về những hành vi nhỏ nhặt vi tế nhất và cả những ý nghĩ bất thiện cất dấu trong tạng thức.
- Hãy sám hối để con người cũ trong ta chết đi để hình thành một con người mới tốt lành hơn.
- Hãy sám hối cho đến khi nào không còn gì để sám hối nữa.
- Vì tội lỗi của tôi tích chứa từ vô thủy, tạo bao khổ đau cho nhân thế cho nên tôi phải sám hối ngày đêm, niệm- niệm nối liền không dứt, vô lượng kiếp sau tôi vẫn còn tiếp tục phải sám hối.
- Các bậc hiền thánh trong ba đời hiện tại, quá khứ, vị lai đều lấy sám hối làm đầu, lấy sám hối làm phương tiện tu hành, là phương thuật mở mang trí tuệ. Có như thế mới gọi là sám hối trước các Đức Phật.
Thứ Năm: Thỉnh Phật trụ thế nhưng làm thế nào để thỉnh Phật trụ thế?
- Hãy nguyện đời đời, kiếp kiếp theo Phật để thỉnh Phật trụ thế.
- Hãy nguyện đời đời, kiếp kiếp làm điều lợi lạc cho chúng sinh để thỉnh Phật trụ thế.
- Hãy tu theo Con Đường Bát Chánh, hãy nương theo pháp Thập Thiện, hãy sống theo pháp Lục Hòa để thỉnh Phật trụ thế.
- Hãy giữ nghiêm giới luật để thỉnh Phật trụ thế.
- Hãy tinh tấn tu tập để thỉnh Phật trụ thế.
- Hãy dùng trí tuệ Bát Nhã khi quán xét sự vật để thỉnh Phật trụ thế.
- Hãy đọan trừ ba nghiệp Thân Khẩu Ý để thỉnh Phật trụ thế.
- Hãy thực hành thiền định Ba La Mật để thỉnh Phật trụ thế.
- Đi, đứng, nằm, ngồi, trú dạ lục thời đều giữ Chánh Định, Chánh Niệm để thỉnh Phật trụ thế.
- Nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ Trung để thỉnh Phật trụ thế.
- Hãy an trú trong cảnh giới Bất Nhị, Thân Tâm vắng lặng để thỉnh Phật trụ thế.
- Khi đã thực hành tất cả các pháp vi diệu này rồi thì chư Phật sẽ hiện tòan thân, khắp mười phương cõi, bất sanh, bất diệt, không đến, không đi, nói là tịch diệt nhưng chẳng bao giờ diệt, vẫn hằng trụ và cùng ở với chúng sinh. Có như thế mới gọi là thỉnh Phật trụ thế.
Đào Văn Bình
Năm 2554 (Phật Lịch) tức năm 2010 (Tây Lịch)
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=05134e6bfe2b545e1e6130b2780376de
Sakyadhita. An organization founded in 1987 whose name means ‘Daughters of the Buddha’. As the name suggests, the organization exists to improve the status of Buddhist women, which it does through the medium of conferences, seminars, and discussion groups. It also publishes the Sakyadhita Newsletter. Membership is open to both laywomen and nuns from all over the world. Since many of the ordination lineages for nuns died out at various points in history, the organization is keen to develop alternative forms of ordination which will allow greater participation by women. The objectives of Sakyadhita, as expressed at its founding meeting in 1987 in Bodhgayā, India, are: (1) to promote world peace through the practice of the Buddha's teachings; (2) to create a network of communications for Buddhist women throughout the world; (3) to promote harmony and understanding among the various Buddhist traditions; (4) to encourage and help educate women as teachers of Buddha-dharma; (5) to provide improved facilities for women to study and practise the teachings; (6) to help establish the bhikṣunī Saṃgha (community of fully ordained nuns) where it does not currently exist.
http://www.encyclopedia.com/doc/1O108-Sakyadhita.html
Bế mạc hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới
TTO - Sau bảy ngày diễn ra hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới (Sakyadhita) lần thứ XI (khai mạc từ ngày 28-12-2009) tại TP.HCM, sáng nay 3-1-2010, hội nghị đã bế mạc và nhất trí thông qua nội dung bản tuyên bố chung gồm 11 điểm.
>> Khai mạc hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới tại VN
Sakyadhita lần thứ XI là tiếp theo những nổ lực của Nữ giới Phật giáo để hoàn thiện các mục tiêu phát triển lâu dài mà Liên Hiệp Quốc đã công nhận bao gồm: Nỗ lực xóa sạch sự nghèo đói; Hoàn tất đường hướng giáo dục phổ quát; Tăng cường sự bình đẳng giới tính và quyền lợi phụ nữ; Giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ em; Cải thiện sức khỏe của các bà mẹ; Chống lại bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh lây nhiễm khác; Bảo đảm tính bền vững về môi trường…
Đặc biệt, điểm thứ 11 của tuyên bố chung, Hội nghị kêu gọi cộng đồng Quốc tế ủng hộ và có các biện pháp khẩn cấp giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc dioxin, cải thiện cuộc sống và giúp đỡ họ quyết tâm đòi lại các quyền lợi thỏa đáng.
Quang cảnh hội nghị trong ngày bế mạc - Ảnh: Tấn Khôi
Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với 2.000 đại biểu, phát biểu 66 bài tham luận xoay quanh chủ đề “Nữ Phật Giáo lỗi lạc”.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=356552&ChannelID=3
Thuận lợi hơn khi xin visa đến Mỹ
Sau hơn hai tháng triển khai chương trình gia hạn visa đến Mỹ thông qua đường bưu điện, nhiều người đã tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc làm thủ tục visa không di dân. Mới đây, Trưởng phòng Lãnh sự của Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM - ông Charles Bennett đã dành cho phóng viên cuộc trao đổi về những chương trình mới nhằm hỗ trợ và giản đơn các thủ tục liên quan đến visa.
Kể từ 1-10-2009, công dân Việt Nam có thể gia hạn visa đến Mỹ mà không cần phải đến phỏng vấn tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội hay Tổng lãnh sự ở TP.HCM. Trong trường hợp đương đơn đang có mặt ở Việt Nam và visa cũ chưa quá hạn 12 tháng, họ có thể gửi visa qua đường bưu điện đến Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội để được cấp mới.
Ông Charles Bennett trong buổi nói chuyện về thủ tục làm mới visa qua đường bưu điện
Điều kiện để được gia hạn là những đương đơn này đã từng đến Mỹ và có thông tin dữ liệu cùng dấu vân tay được lưu lại trong những lần phỏng vấn trước. Bên cạnh đó, visa xin được cấp mới phải cùng loại giống visa mà họ đã có trước đây. Những khách đến Mỹ ngắn hạn (thăm thân nhân, du lịch, công tác..) và sinh viên du học hoặc những doanh nhân, nhân viên luân chuyển trong công ty đa quốc gia (những người đã và đang có các loại thị thực B, F, M, J, H và L) mang quốc tịch Việt Nam đều có thể xin gia hạn visa thông qua chương trình này.
Đại sứ quán Mỹ đã ký hợp đồng với dịch vụ chuyển phát nhanh EMS (công ty này có văn phòng trên khắp cả nước) để chuyển hộ chiếu của đương đơn đến Đại sứ quán tại Hà Nội một cách nhanh chóng và đảm bảo.
Lý giải cho việc tất cả hồ sơ xin làm mới visa chỉ có thể gửi ra Hà Nội, ông Charles Bennett cho biết hồ sơ phỏng vấn trực tiếp tại TP.HCM đang quá tải nên tạm thời mọi thủ tục cấp mới visa qua đường bưu điện sẽ do Đại sứ quán ở Hà Nội giải quyết. Ông cũng khẳng định dù đương đơn đang sinh sống ở nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam thì dịch vụ EMS đều có thể chuyển phát nhanh hộ chiếu đến Đại sứ quán ngay trong ngày và khoảng sau một tuần sẽ gửi trả kèm visa đã được cấp mới.
Trong một số trường hợp, Đại sứ quán Mỹ vẫn có thể yêu cầu phỏng vấn cá nhân để xem xét thêm các thông tin cần thiết nếu có bất kỳ nghi vấn nào trong hồ sơ xin gia hạn visa. Các đương đơn này tùy vào nơi cư trú sẽ được mời đến Đại sứ quán ở Hà Nội hoặc Lãnh sự quán tại TP.HCM để trực tiếp dự phỏng vấn.
Tuy nhiên, cũng theo ông Trưởng phòng Lãnh sự thì từ khi bắt đầu chương trình gia hạn visa qua đường bưu điện đến nay thì mới có khoảng 50 hồ sơ gửi qua EMS và hầu như chưa có trường hợp nào phải phỏng vấn lại. Ông cũng cho biết chỉ trong năm 2009 (tính theo năm tài chính của Mỹ từ 1-10-2008 đến 30-9-2009), Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng lãnh sự tại TP.HCM đã cấp 41.778 visa không di dân cho các đương đơn Việt Nam có nhu cầu sang Mỹ học tập, du lịch, công tác, thăm thân nhân…
Những đổi mới trong cách làm hồ sơ cũng như giản đơn hóa các thủ tục xin visa của Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam cho thấy Chính phủ Mỹ đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi để giúp đỡ công dân Việt Nam dễ dàng nhận được visa theo nguyện vọng chính đáng của mình. Được biết, Chính phủ Mỹ cũng có những chương trình đặc biệt dành riêng cho doanh nhân Việt Nam có ý định sang Mỹ đầu tư và sinh sống lâu dài.
Tất nhiên thủ tục cấp visa loại này khá phức tạp vì đòi hỏi đương đơn phải chứng thực được nguồn vốn đầu tư từ 500 ngàn đến một triệu USD, và đổi lại, doanh nhân sẽ được xem xét cho định cư tại Mỹ để điều hành công việc kinh doanh lâu dài.
Trong năm 2010, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam sẽ tiếp tục cải tiến quy trình cấp visa để rút ngắn thời gian làm thủ tục cho người dân. Cụ thể vào khoảng tháng 4-2010, trên website của Đại sứ quán Mỹ sẽ đưa vào sử dụng chương trình điện tử hóa các hồ sơ xin visa. Kể từ khi đó, đương đơn chỉ cần điền đầy đủ thông tin cá nhân vào các mẫu đơn theo yêu cầu (có sẵn trên trang vietnam.usembassy.gov) và in số mã vạch hồ sơ của mình mang đến Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự để phỏng vấn, thay vì phải in tất cả giấy tờ, đơn từ như trước đây.
Điều này giúp thủ tục gọn nhẹ, dễ dàng hơn, cũng như đương đơn không còn lo sắp xếp các mẫu đơn sai thứ tự hay thiếu giấy tờ vì tất cả đã được hoàn thành đầy đủ trên web trước khi đến phỏng vấn. Ông Charles Bennett nói: “Có thể lúc đầu nhiều người sẽ bỡ ngỡ và chưa quen với quy trình mới này, nhưng dần dần sẽ nhận ra cách làm này tiết kiệm thời gian và lại còn thân thiện với môi trường do không phải in ấn, mang theo quá nhiều giấy tờ khi đến phỏng vấn”.
Ngoài ra, Chính phủ Mỹ cũng đang chờ phúc đáp của Chính phủ Việt Nam về việc kéo dài thời hạn cấp visa từ 12 tháng lên 18 đến 24 tháng. Nếu được sự đồng ý của Chính phủ hai nước thì visa đến Mỹ hoặc đến Việt Nam của công dân hai nước sẽ được kéo dài hơn, tạo điều kiện thắt chặt quan hệ ngoại giao cũng như mở rộng cơ hội đầu tư cùng nhiều lợi ích song phương khác.
Theo ANH KHANG
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=356289&ChannelID=3