Sunday, June 14, 2009

Nam Cali: AN CƯ KIẾT HẠ và khóa tu niệm phật mùa hè

DA^NG HU*O*NG TA'N PHA^.T





Nam Cali: AN CƯ KIẾT HẠ và khóa tu niệm phật mùa hè
Tỳ kheo Thích Thiện Long
Hình thức và giới luật An Cư Kiết Hạ được Đức Phật chế tác để tăng đoàn có thời gian hội tụ về một nơi, kiểm điểm sự tu học, thúc liễm thân tâm, trao truyền năng lượng và đồng thời tránh dẫm đạp lên bao côn trùng trồi lên mặt đất tìm sự sống trong ba tháng mùa mưa tại Ấn Độ.
Sau này, tùy theo địa danh, môi trường và hoàn cảnh địa phương, tinh thần đó vẫn được hàng trưởng tử Như Lai gìn giữ và tuân theo cho đến ngày nay.
Riêng tại mỉền Nam California, trường hạ năm nay sẽ là Phật Học Viện Quốc Tế, thành phố North Hills, sẽ khai hạ ngày 15 tháng 6, và hoàn mãn ngày 25 tháng 6, 2009.
Nơi xứ người, do hoàn cảnh và môi trường khác biệt nên dù trường hạ tổ chức tại đâu, đa số chỉ thu gọn trong thời gian mười ngày!
Năm nay, tại chùa Phật Tổ, thành phố Biển Dài (LongBeach), Nam Cali, đã đáp lại sự mong mỏi của Phật tử mà uyển-chuyển-hóa tinh thần An Cư Kiết Hạ qua hình thức thiết lập “Khóa tu niệm Phật mùa Hè”. Thời gian của khóa tu được giữ theo tiêu chuẩn An Cư Kiết Hạ khi xưa, là ba tháng liền. Khóa tu đã bắt đầu từ ngày 7 tháng 6/09 và sẽ hoàn mãn ngày 6 tháng 9/09.
Ngoài một số Thầy Cô sẽ đi nhập hạ tại trường hạ ở PHVQT trong mười ngày, một số quý Thầy đã tình nguyện ở lại chùa hướng dẫn khóa tu.
Vì chùa Phật Tổ là đạo tràng tu pháp môn Tịnh Độ nên chủ yếu thời khóa là tụng kinh A Di Đà, kinh hành, niệm Phật, lạy Phật, tịnh tọa và nghe pháp.
Quý Phật tử đến với khóa tu sẽ hoàn toàn thoải mái, tùy thời gian, giờ giấc và hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Tới, khi nào có thể tới và đi, khi nào cần đi, vì chủ yếu khóa tu là giúp quý Phật tử yên tâm trong thời gian ấn định ba tháng đó, lúc nào quý Phật tử đến chùa cũng đang có quý thầy hướng dẫn. Phật tử nào có thể ở lại thì bổn tự sẽ cung ứng nhu cầu cần thiết, tuy khiêm nhường nhưng ấm áp, tạm đủ. Quý Phật tử không cần đem theo gì ngoài tâm thanh tịnh.
Xin duyệt qua thời khóa hành trì sau đây để tiện thu xếp việc nhà và đến với khóa tu.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=115&nid=145715





Chùa Từ Hiếu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Chùa Từ Hiếup
慈孝祖廷 (Từ Hiếu tổ đình)
Chính điện chùa Từ Hiếu
Thông tin
Khởi lập 1843
Người lập Hoà thượng Nhất Ðịnh
Địa chỉ thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế
Quốc gia Cờ của Việt Nam Việt Nam

Chủ đề:Phật giáo

Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hoá và lịch sử của cố đô Huế.
Mục lục
[ẩn]

* 1 Lịch sử
* 2 Kiến trúc
* 3 Các vị Trú trì
* 4 Sinh hoạt và tác thành
* 5 Tham khảo

[sửa] Lịch sử
Một cây sến già trong chùa

Năm 1843, sau khi từ chức "Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự" và trao quyền điều hành chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, Hoà thượng Nhất Ðịnh đã đến đây khai sơn, dựng "Thảo Am An Dưỡng" để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già.



Hoà thượng Nhất Ðịnh nổi tiếng là người con có hiếu, tương truyền có lần mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó. Trong tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích:

* Từ: là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại.
* Hiếu: là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.

Cùng với sự đóng góp của Phật tử, vua Tự Đức ban cấp nhiều kinh phí, chùa còn được các vị quan trong cung triều Nguyễn mà nhất là các vị thái giám cúng dường tiền bạc để lo việc thờ tự sau này, năm 1848 Hoà thượng Cương Kỷ bắt đầu xây dựng chùa qui mô hơn và rồi Từ Hiếu trở thành một ngôi chùa lớn.

Năm 1894 Hoà thượng Cương Kỷ tiếp tục trùng tu và kiến thiết toàn cảnh chùa với sự giúp đỡ của vua Thành Thái, giám quan và các Phật tử.

Năm 1931 Hoà thượng Huệ Minh tiếp tục tùng tu và xây hồ bán nguyệt.

Năm 1962 Hoà thượng Chơn Thiệt tiếp tục trùng tu và chỉnh trang toàn cảnh chùa.

Năm 1971, chùa được Thượng toạ Chí Niệm cho trùng tu cửa tam quan, hồ bán nguyệt và những nhà cửa bị hư hỏng.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_T%E1%BB%AB_Hi%E1%BA%BFu


Thiền Vipassana

Vipassana có nghĩa là quán, nên Thiền Vipassana (Insight Meditation) còn được gọi là Thiền Quán hoặc Thiền Minh Sát hoặc phiên âm là Tỳ bà xá na. Pháp Thiền này không được ghi rõ trong riêng kinh nào mà đặt nền tảng trọn vẹn trên kinh Tứ Niệm Xứ. Như trên đã trình bầy, kinh này rất cao sâu, bao gồm những đề tài rộng lớn, tổng quát nên việc thực hành có phần khó khăn, cho nên sau này có những pháp thực dụng dễ thực hành được đề ra như Thiền Vipassana.

Không có tài liệu ghi rõ Thiền này khởi đầu từ bao giờ, chỉ biết là Thiền Vipassana xuất hiện từ đầu thế kỷ này tại Miến Ðiện, và hiện nay phát triển rất mạnh tại các nước tu theo Tiểu thừa như Miến Ðiện, Thái Lan, Sri Lanka ... Ngay tại Mỹ đã có rất nhiều trung tâm dạy tu theo pháp này. Về phương pháp hành Thiền Vipassana có nhiều sách của các vị tăng Miến Ðiện, Thái Lan viết để chỉ dẫn phương pháp tu. Theo phương pháp của vị tăng Miến Ðiện nổi tiếng là Mahasi Sayadaw, lúc mới khởi tu nên quán về thân, và quán về hơi thở ở bụng, chú niệm vào bụng khi hơi thở vào, thấy bụng phồng lên, hành giả niệm "Phồng", khi hơi thở ra, bụng xẹp xuống thì niệm "Xẹp". Ðó là để chú ý tới cảm giác nơi thân do cử động của bụng, chứ không phải là chú ý tới hình dáng của bụng. Phương pháp đó giúp cho người mới tu dễ tập trung sự chú ý. Trong khi đang theo dõi hơi thở mà bỗng dưng cô ý nghĩ nào hiện tới thì niệm "Suy nghĩ", cho tới khi nào ý nghĩ đó tan mất thì trở lại niệm " Phồng", "Xẹp". Nếu khát nước niệm "Khát", muốn đứng dậy đi uống nước, niệm "Muốn", khi bước đi niệm "Bước", bước chân trái niệm "Trái", chân mặt niệm "Mặt". Nếu ngồi hoặc nằm lâu mà thấy mỏi, đau, ngứa chỗ nào đó thì hướng về chỗ đó và niệm "Mỏi", Ðau" hoặc "Ngứa".
Phương pháp mới nghe lần đầu thì có vẻ kỳ lạ, nhưng nếu đã hiểu về kinh Niệm Xứ thì thấy đó là một phương pháp áp dụng rất đúng việc chú niệm để quán về thân, thọ, tâm và pháp. Trong khi Anapanasati chỉ cột tâm bằng cách theo dõi hơi thở thì Vipassana theo dõi chẳng những hơi thở mà tất cả hoạt động của toàn thân, của mọi cảm thọ, cùng những hoạt động của tâm và những đối tượng của tâm, như vậy tức thấy rõ toàn diện con người về hai phương diện thân và tâm. Vipassana được áp dụng không phải chỉ khi ngồi Thiền mà bất cứ lúc nào như đi, đứng, nằm, ngồi, ngay khi đang hoạt động bình thường như ăn, uống, nghe, nói ...

Nhưng như trên đã trình bày, phương pháp của Thiền Vipassana không được chỉ rõ trong kinh, nên tuy mục đích chánh là áp dụng kinh Tứ Niệm Xứ nhưng về phương pháp áp dụng có những điểm khác nhau, không có một pháp Thiền Vipassana thống nhất. Từ kinh Tứ Niệm Xứ các vị tăng Miến Ðiện đã sáng suốt tìm ra phương pháp thực hành theo đúng những lời dậy trong kinh. Sau đó các vị tăng khác cũng nương theo đó mà tu hành và hiện nay pháp Thiền này đã được rất nhiều nơi áp dụng. Cuộc đời và những bài giảng của các vị tăng Miến Ðiện và Thái Lan nổi tiếng như Mahasi Sayadaw, Sunlun Sayadaw, Taungpulu Sayadaw, U Ba Khin, Ajahn Chah, Ajahn Buddhadasa ... được ghi rõ trong cuốn "Living Buddhist Masters" của Jack Kornfield. Thiền này vượt hơn Thiền Anapanasatti vì lẽ dễ hiểu là pháp niệm hơi thở chi là một phần nhỏ trong kinh Tứ Niệm Xứ.

Nếu chúng ta muốn tu theo Thiền Vipassana thì trước hết nên tìm hiểu kỹ kinh Tứ Niệm Xứ thì khi tu sẽ tiến mau hơn và sau nữa là để tránh xa những người tự cho mình là có tài siêu việt và ưa sửa đổi đường lối mà đức Phật đã dạy trong kinh. (Ngoài ra cũng xin trình bày là phải dùng các danh từ bằng tiếng Sanskrit hoặc Pali trên đây vì nhiều tác giả tùy theo ý riêng đã dịch ra tiếng Việt bằng những danh từ khác nhau nên khó biết dùng danh từ nào cho đúng. Hiện nay nhiều sách Anh ngữ về Thiền cũng thường dùng tiếng Phạn nên xin ghi thêm để giúp quý độc giả khi muốn đọc những sách đó.)

Tài liệu trích dẫn :

- Hành Thiền của hòa thượng Thích Minh Châu.
- Pháp hành Thiền Minh Sát, đại đức Mahasi Sayadaw, do ô. Huỳnh Thanh Long dịch.
- Kinh Niệm Xứ, đại đức Narada Maha Thera, do ô. Phạm Kim Khánh dịch.
- Phật học Phổ thông, Khóa thứ V, do Phật học viện quốc tế xuất bản.
- Buddhist Meditation, Thera Piyadassi.
- Seeking the Heart of Wisdom, The Path of Insight Meditation, Joseph Goldstein & Jack Kornfield.
- Living Budđhist Masters, Jack Kornfield.
- The Buddha's Philosophy of Man, Trevor Ling.
http://www.thuvienhoasen.org/tamthai-thien-nt.html