DA^NG HU*O*NG TA'N PHA^.T
Room Sinh Hoat Phat Phap Online
=========&========
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Vào giờ phút này, chúng tôi nhận thấy đã sắp đến giờ cử hành đại lễ Phật Đản, Phật lịch 2552, Dương lịch 2008 tại đạo tràng Room Sinh hoạt Phật pháp online. Vì vậy, để cho buổi lễ được trang nghiêm và trọng thể, thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi xin trân trọng thông báo đến toàn thể quý nam nữ Phật tử vào đây tham dự đại lễ. chúng ta cần hạn chế text chát trao đổi riêng tư, cố gắng thúc liễm thân tâm thanh tịnh để chuẩn bị cung đón Chư Tôn Thiền Đức quang lâm chứng minh và cử hành đại lễ.
Kính thưa cùng toàn thể đại chúng
Dòng sinh diệt như sóng cuồn cuộn chảy
Cuốn trôi theo bao nghiệp báo luân hồi
Chúng sanh còn đau khổ mãi không thôi
Giữa vô minh chưa một lần tỉnh thức
Rồi một ngày đất trời như sáng rực
Cây trổ hoa và chim múa hát ca
Khắp trời người cùng hoan hỷ thiết tha
Hân hoan đón, Đấng Đại Bi xuất hiện
Thật vậy, “ Một chúng sanh duy nhất, một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc cho Chư Thiên và Loài Người.”
Đất chuyển động, trần đời đầy rúng động
Hoa lá cười réo gọi đón Thánh Nhân
Nước trăm sông trong sạch thật vô ngần
Tuôn sức sống đón Thế Tôn thị hiện
Ôi ! thật là hân hoan, hân hoan cho cả mấy tầng trời, vì nhân loại ơi, một đoá hoa đàm vừa nở, một ánh sáng lạ chói ngời. Từ phía nam, dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, nơi Kinh Thành Ca Tỳ La Vệ, chính nơi ấy, vị cứu tinh của nhân loại đã giáng trần.
Kính thưa liệt quý vị, có những sự xuất hiện rồi chìm vào quên lãng của dòng thời gian. nhưng ngược lại, cũng có những sự xuất hiện đã trở thành dấu ấn không phai trong tiềm thức của nhân loại, hằng hữu với thời gian và không gian biến dịch, là cội nguồn giải thoát sinh tử của chúng sinh, đó chính là sự xuất hiện của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Bậc Đạo Sư Vĩ Đại của Chư Thiên và loài người.
Quả thật như vậy, kính thưa liệt Quý Vị
Một sát na lịch sử
Hoa sen bảy bước xưng Tôn
Huỷ diệt sanh già bệnh chết
Dựng xây tâm thể trường tồn
Vì vậy, Nhân loại ơi, Chúng sanh ơi, hởi tất cả những ai vẫn còn trầm luân trong huyễn mộng, giam cuộc đời với ảo hoá phù vân, tất cả có hay chăng một đấng Giác Ngộ mới ra đời, hãy thức dậy, thức dậy mà nghe tiếng reo vang mầu nhiệm của đất trời, vũ trụ như đã trở mình chào đón Đấng Từ Tôn.
Nghi ngút khói, hương dọn đường Hy Mã
Tuyết băng rơi, lã chã ánh dương lên
Gió muôn phương thổi tảng đá gập ghềnh
Bật tiếng khóc, hoa ưu đàm nở nhánh
Giây phút ấy thế gian bừng chấn động
Đoá Ưu đàm hé nụ mấy ngàn năm
Hương sen thơm, tinh khiết toả khắp trần
Phun nước mát, chín rồng Chầu Phật Tổ
Kính bạch Chư Đại đức Tăng Ni, kính thưa cùng toàn thể đại chúng, vào giờ phút này, chúng con nhận thấy Chư Tôn Thiền Đức tăng Ni đã hiện diện trong đạo tràng, vì vậy, để cho buổi lễ được trang nghiêm thanh tịnh, một lần nữa, chúng tôi xin mạn phép kính mong Quý Phật Tử chúng ta hãy giử gìn chánh niệm để chuẩn bị cung đón Quý Ngài quang lâm và cử hành Đại Lễ.
Vào Giờ Phút này chúng tôi trân trọng kính mời 2 vị MC Monglean và MC Kloan lên mic để cung đón Chư Tôn Đức Tăng Ni quang lâm và chính thức điều hành Đại Lễ Phật Đản của room hôm nay, trân trọng kính mời
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thay mặt Ban Tổ Chức, Chúng con thành kính long trọng cung đón Chư Tôn Hoà Thượng , Chư Thượng Toạ Đại Đức Tăng Ni đã hoan hỷ đáp lại lời thỉnh cầu của Ban Tổ Chức chúng con quang lâm vào đây tham dự, chứng minh và trợ duyên cho buổi Lễ được thành tựu công đức. Sự hiện diện của Quý Ngài chính là niềm động viên to lới đối với chúng con trên bước đường tu học Phật Pháp.
Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma ha tát.
Trân trọng kính cung đón Chư Tôn Đức
- Mở nhạc Cung đón Chư Tôn Đức Tăng Ni ( huynh Nhan3544)
Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật
Ngưỡng bái bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni, kính thưa cùng toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử.
Ngược dòng lịch sử, cũng vào thời điểm này, hơn hai ngàn sáu trăm năm về trước, khi nhân loại đang còn trầm luân thống khổ. Vì lòng bi mẫn và muốn khai mở , chỉ bày cho chúng sanh con đường giác ngộ để vượt thoát những khổ đau sinh tử của kiếp người mà Đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni đã thị hiện vào đời. Và từ đó đến nay dù đã trãi qua hơn 25 thế kỷ, với bao biến thiên và thăng trầm của cuộc sống, nhưng lịch sử tư tưởng, hình ảnh và những lời dạy cao quý của Ngài vẫn mãi mãi là kim chỉ nam cho chúng sanh noi theo.
Hôm nay, thứ bảy, 24.05.2008, tại đạo tràng sinh hoạt Phật Pháp Online, để tưởng nhớ công ơn cao dày cũng như ngày Đản sanh của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, cùng với toàn thể Tăng Tín đồ Phật Giáo khắp năm châu bốn bể, chúng ta câu hội về Room để long trọng cử hành Đại Lễ Khánh Đản Đấng Cha Lành.
Trước khi chính thức bắt đầu cử hành đại lễ, thay mặt ban Tổ Chức, Chúng con xin được mạn phép kính thông qua chương trình buổi lễ như sau:
1. Cung Nghinh Chư Tôn Đức quang lâm và trang nghiêm đạo tràng
2. Tuyên bố lý do, thông qua chương trình và giới thiệu thành phần tham dự.
3. Niệm Phật cầu gia bị
4. Cử nhạc Phật Giáo ca và phút nhập từ bi quán
5. Cử ba hồi chuông trống Bát Nhã cung đón Lễ Đản Sanh
6. Diễn văn khai mạc Đại lễ Phật Đản, PL.2552, DL.2008 của Ban Tổ Chức
7. Ý nghĩa Thông Điệp Phật Đản THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ DUY NGÃ ĐỘC TÔN”
8. Nhạc phẩm cúng dường ngày Đại Lễ
9. Đạo Từ của Ban Chứng Minh
10. Cảm tưởng của Đại diện Nam Nữ Phật Tử nhân ngày Phật Đản
11. Khoá lễ tụng kinh Nam và Bắc truyền
12. Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức
13. Chương trình văn nghệ cúng dường ngày Phật Đản
Để cho buổi lễ được trang nghiêm và tăng thêm phần long trọng, thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi xin được mạn phép cung đón và trân trọng giới thiệu đến toàn thể đại chúng thành phần tham dự trong buổi lễ hôm nay. về phía Chư Tôn Đức:
Vào tham dự và chứng minh Đại lễ, Chúng con vô cùng vinh hạnh cung đón Hoà Thượng….Thượng Toạ…v..v…Xin trân trọng giới thiệu đến cùng toàn thể đại chúng.
Ngoài ra, chúng con cũng xin long trọng cung đón và giới thiệu Quý Chư Tôn Đức Tăng Ni ẩn sau những nickname mà chúng con không được biết, đã hoan hỷ vào đây tham dự và chứng minh buổi lễ hôm nay, xin trân trọng cung đón và giới thiệu.
Ban Tổ Chức chúng tôi cũng xin trân trọng chào đón Quý Nam nữ Phật Tử, Quý Thiện Hữu trí thức đã dành chút ít thời giờ quý báu của mình để vào đây tham dự và trợ duyên cho buổi lễ được thành tựu tốt đẹp, trân trọng kính cung đón và giới thiệu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Với sự tham dự và chứng minh của Chư Tôn Đức cũng như sự hiện diện đầy đủ của quý Nam Nữ Phật Tử khắp năm châu.Vào giờ phút này, đạo tràng đã được trang nghiêm và thanh tịnh, vì vậy, để chính thức bắt đầu cử hành buổi Đại lễ Phật Đản, Phật lịch 2552, Dương Lịch 2008 tại đạo tràng room sinh hoạt Phật Pháp Online, Thay mặt Ban Tổ Chức, Chúng Con thành kính cung thỉnh Chư Tôn Hoà Thượng , Chư Thượng Toạ Đại Đức Tăng Ni cùng toàn thể đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh chắp tay niệm hồng Danh Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ba lần để chính thức bắt đầu cử hành đại lễ, trân trọng kính cung thỉnh.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT ( 3 l ần)( Thay Tinh Nguoi)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Tiếp theo chương trình sẽ là nghi thức Chào Phật Giáo kỳ, Nghi thức xin được phép bắt đầu:
-Mở nhạc Phật Giáo Ca ( Huynh Nhan2544)
Để tưởng nhớ đến thâm ân của Chư Phật, Chư liệt vị Tổ Sư, Ông Bà Cha Mẹ, công ơn của Tổ Quốc, của những anh linh liệt sĩ, những đồng Bào gian khổ đã cống hiến trọn đời cho Đạo Pháp và Dân Tộc, đồng thời cũng để kỳ nguyện cho những nạn nhân đã tử nạn trong cơn biến thiên của tạo hoá vừa qua ở Miến Điện và Trung Quốc. Phút nhập từ Bi Quán xin được phép bắt đầu
-MC đánh một tiếng chuông
Phút nhập T ừ Bi Quán đã trôi qua.kính mời toàn thể đại chúng an toạ
Kính bạch Chư Tôn Đức tăng Ni, kính thưa liệt quý vị
Trăng vằng vặc, trời Tỳ Ni bát ngát
Mây muôn phương rạng rỡ bóng thiên thần
Mạn Đà La, Thiên nhạc trỗi hoan ca
Con cúi lạy, đấng Đại Từ giáng thế
Và giờ đây, trong giây phút thiêng liêng và mầu nhiệm này, toàn thể Tăng Ni Phật Tử Chúng con, thành kính nghiêm mình hướng tâm về Lâm Tỳ Ni Viên chính thức cung đón Đại Lễ Đản Sanh của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Đề nghị Ban Chung Cổ cử ba hồi chuông trống Bát Nhã để cung đón Đại Lễ.
-Mở chuông trống bát Nhã. ( Huynh Nhan3544)
Chung cổ vừa vang đón Phật Đà
Người về nhân loại hưởng hoan ca
Đài sen bảy báu hương thơm ngát
Một chút lòng con xin kính dâng
Tiếp theo chương trình sẽ là phần tuyên đọc diễn văn khai mạc Đại Lễ Phật Đản PL. 2552 của Ban Tổ Chức room Sinh Hoạt Phật Pháp Online, trân trọng kính mời Đạo Hữu Tam Nha?
- Phần đọc diễn văn của Ban Tổ Chức (Tam Nha)
Ôi ! hạnh phúc thay !
Hạnh phúc thay Chư Phật giáng sinh
Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh
Hạnh phúc thay tăng già hoà hợp
Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu
Thay mặt ban tổ chức, chúng con thành tâm bái thỉnh Thượng Toạ…hoan hỷ tuyên đọc và chia sẽ cho chúng con đôi điều về Lời Thông Điệp Đản Sinh của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nhân mùa Phật Đản năm nay, trân trọng kính cung thỉnh Thượng Toạ.
- Phần Tuyên đọc Thông Điệp Phật Đản ( TT. Thích Vien Giac)
Dòng pháp nhủ trao truyền chân thật nghĩa
Tựa phạm âm vang vọng chốn Tỳ Ni
Nhiệm mầu thay thông điệp Đức Từ Bi
Chúng con nguyện ngàn đời xin ghi tạc
thật vậy, vừa rồi là đôi lời Pháp nhũ thiêng liêng dường như vang vọng tự ngàn xưa của Đức Từ Phụ Bổn Sư đã được Thượng Toạ mở bài cùng đại chúng. Thật là hy hữu, thật là mầu nhiệm. Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng con xin thành kính tri ân Thượng Toạ đã hoan hỷ.
Tiếp theo chương trình, hoà chung với niềm hân hoan của nhân loại, tiếng reo vang của vũ trụ đất trời, chim oanh vàng chuốt giọng giữa rừng xưa, gió réo rắc trên đồi cao Hy Mã. sẽ là nhạc phẩm hoan ca đón mừng ngày Khánh Đản, nhạc phẩm sẽ được dâng lên cúng dường qua giọng hát của Nam Ca Sĩ Phật Tử Nhiên Hậu, xin trân trọng kính mời Huynh.
- Phần hát nhạc Phẩm Cúng dường ( Huynh NHIEN HAU )
Vừa rồi là nhậc phẩm do Huynh Nhiên Hâu dâng lên cúng dường ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích ca Mâu Ni, xin trân trọng cám ơn Huynh.
Nam Mô Bổn Sư Thích ca mâu Ni Phật
Kính lạy Tăng người thừa chí cả
Thay Thế Tôn Hoằng hoá đạo mầu
Khắp cùng thiên hạ vô cầu
Làm Thầy mô phạm dẫn đường chúng sanh
Thật vậy, kính bái bạch Chư Tôn Đức, kính thừa toàn thể quý Phật Tử, hình ảnh của đoàn thể Tăng Già là hình ảnh hiện sinh cao cả của đạo giải thoát, đã được Đức Phật trao truyền từ ngàn xưa nơi vườn Lộc Uyển.
Hôm nay đây, trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh của Buổi Lễ trọng đại này, thay mặt Ban Tổ Chức cũng như toàn thể quý nam Nữ Phật Tử hiện diện trong đạo tràng. Chúng con thành kính đê đầu bái thỉnh Hoà Thượng Thích….vì lòng bi mẫn đối với hàng phật tử chúng con, hoan hỷ ban lời đạo từ nhân ngày Đản sanh này để buổi lễ được thập phần viên mãn và hiện tiền chúng con cũng được ân triêm công đức. Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát, thành kính cung thỉnh Hoà Thượng.
- Phần đạo từ của Chư Tôn Đức Chứng Minh ( HT. Tịnh Từ, TT Minh Thien va` Chu Ton Duc Chung Minh)
Xin chấp tay hoa trước Phật Đài
Bụi trần buông thả khỏi đôi vai
Nghe sao thanh thản bình yên quá
Hết tiếng sầu thương tiếng thở dài
Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật
Vừa rồi là lời đạo từ của Chư Tôn Đức Chứng minh, thay mặt ban Tổ Chức cùng toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử hiện diện trong đạo tràng, thành kính tri ân về những lời dạy cao quý của Quý Ngài, chúng con nguyện xin y giáo phụng hành và đầu thành đảnh lễ cúng dường tam bái.
Ngày Phật Đản không dâng hoa nhung gấm
Dâng lòng son hoà quyện với bùn non
Bảy đoá sen ngày ấy vẫn vuông tròn
Ngàn năm nữa chẳng mỏi mòn Gương-Cánh
Tiếp theo chương trình là phần phát biểu cảm tưởng của Đại Diện Nam Nữ Phật Tử, chúng tôi kính mời Đạo Hữu Quảng Đức04, đại diện Nam Phật Tử hoan hỷ lên mic để đọc lời cảm tưởng nhân ngày Phật Đản, trân trọng kính mời.
- Phần đọc cảm tưởng ( Huynh Nhan3544)
Ngày Phật Đản con ngồi đây thấm lạnh
Nhìn hoa rơi thấy cả một đường về
Bọt bèo trôi con chẳng phút não nề
Ngày Phật Đản vẫn đề huề chơn tánh
Tiếp theo là phần cảm tưởng của đại diện Nữ Phật Tử, chúng tôi kính mời đạo hữu viênxu01 lên mic, trân trọng kính mời.
- Phần đọc cảm tưởng ( vienxu01)
Kính lạy Đức Thế Tôn Từ Phụ
Phạm âm Ngài tỏ rạng mấy nghìn năm
Lòng Thế Tôn như biển cả xa xăm
Với pháp nhũ đầy vàng châu cảm kính
Vừa rồi là phần cảm tưởng của Đại diện quý Nam Nữ Phật Tử. Giờ đây, trong phút giây mầu nhiệm và thiêng liêng này, thay mặt Ban Tổ Chức, chúng con thành kính cung thỉnh Sư Pháp Đăng hoan hỷ pháp phục chỉnh tề quang lâm đạo tràng để cử hành khoá lễ tụng kinh Nam Truyền. thành kính cung thỉnh Sư.
- Khoá Lễ Nam Tụng Kinh Nam Truyền ( Sư Pháp Đăng)
Vừa rồi là khoá khoá lễ tụng kinh Nam Truyền, tiếp tục chương trình, Chúng con thành kính cung thỉnh Đại Đức Thích Phổ Hoà hoan hỷ pháp phục chỉnh tề quang lâm đạo tràng để cử hành khoá lễ Bắc Truyền, thành kính cung thỉnh Đại Đức.
- Khoá Lễ Nam Tụng Kinh Nam Truyền ( Thầy Phổ Hoà)
Vừa rồi là khoá lễ tụng kinh Bắc truyền do Đại Đức Thích Phổ Hoà đảm trách đã hoàn mãn. Thành kính tri ân nhị vị đại đức.
Nam Mô Bổn Sư Thích ca mâu Ni Phật
Từ vạn kiếp hoa Ưu Đàm khoe sắc
Trong tình thương chân thật của lòng người
Đạo nhiệm mầu trang trãi khắp muôn phương
Dòng suối mát tâm linh tuôn bát ngát
Ngưỡng bái bạch Chư Tôn Hoà Thượng, Chư Thượng Toạ Đại Đức Tăng Ni
Kính thưa toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử
Giờ đây, dưới sự tham dự, chứng minh và trợ duyên của Chư Tôn Thiền Đức tăng Ni cũng như toàn thể Quý Nam Nữ Phật Tử. Buổi Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2552, Dương lịch 2008 do room sinh hoạt Phật Pháp Online đã được thập phần viễn mãn. Thay mặt Ban Tổ Chức, trân trọng kính mời Đạo hữu Phật Tử Nguồn Đức hạnh lên mic thay lời cho ban Tổ Chức để cảm tạ và tri ân đến Chư Tôn Đức Tăng Ni cũng như toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử đã vào đây tham dự và hỗ trợ cho buổi lễ hôm nay, trân trọng kính mời đạo hữu.
- Phần đọc lời cảm tạ của Ban Tổ Chức ( Nguonduchanh)
Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật
Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức vừa rồi đã khép lại chương trình Phật Đản chính thức của Room sinh hoạt Phật pháp online, một lần nữa, thay mặt Ban Tổ Chức Chúng, con xin được thành kính tri ân đến toàn thể đại chúng đã đến tham dự, kính chúc tất cả một mùa Phật Đản An Lạc và Như Ý.
Nam Mô Công Đ ức Lâm B ồ Tát Ma Ha Tát
Tiếp nối chương trình sẽ là phần văn nghệ cúng dường ngày Phật Đản, trân trọng kính mời MC Huy Hoàng và MC Hoatigon lên míc để chính thức điều hành chương trình văn nghệ cúng dường của room nhân mùa Phật Đản hôm nay, trân trọng kính mời.
================//=================
Note:
• Phần mực xanh xậm sẻ do MC Andre Nguyen
• Phần mực đỏ sẽ do MC Sen Bien
• Phần mực xanh lá cây sẽ do MC Monglean
• Phần mực hồng sẽ do MC Kloan
• Phần mực đen là phần ghi chú, MC không đọc phần này.
NGUYÊN THỦY PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN
Tác Giả: Kimura Taiken
Hán Dịch: Âu Dương Hãn Tồn - Việt Dịch: Thích Quảng Độ
Xuất Bản: Viện Đại Học Vạn Hạnh Việt Nam 1969 - Chùa Khánh Anh, France
MỤC LỤC
Tựa
THIÊN THỨ NHẤT: ĐẠI CƯƠNG LUẬN
Chương 1 Phương Pháp Chỉnh Lý Nguyên Thuỷ Phật Giáo với Phương Châm Của Bộ Sách Này
Chương 2 Phật Giáo với Thời Thế
Chương 3 Giáo Lý Đại Cương
THIÊN THỨ HAI: THẾ GIỚI QUAN HIỆN THỰC (Luận về Khổ và Tập Đế)
Chương 1 Nhân Quả Quan Về Nguyên Lý Thế Giới
Chương 2 Hữu TìnhLuận Đại Cương
Chương 3 Tâm Lý Luận
Chương 4 Nghiệp và Luân Hồi
Chương 5 Luận về Mười Hai Duyên Khởi
Chương 6 Luận Về Bản Chất Tồn Tại
Chương 7 Căn Cứ và Sự Phán Đoán Giá Trị của Sự Tồn Tại
THIÊN THỨ BA: LÝ TƯỞNG VÀ SỰ THỰC HIỆN (Luận về Diệt và Đạo Đế)
Chương 1 Tổng Quát về Tu Đạo Luận
Chương 2 Khái Luận về Đạo Đức
Chương 3 Sự Tu Đạo của Tín Đồ
Chương 4 Phương Pháp Tu Dưỡng của Người Xuất Gia
Chương 5 Tiến TrìnhTu Đạo với La Hán
Chương 6 Niết Bàn Luận
TỰA
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo. Người ta không thể nào tưởng tượng được sự tồn tại của một cái cây mà không có gốc nhưng nếu chỉ có gốc không thôi thì cây ấy không còn sức sống; hoặc giả có gốc, có thân cây mà không có cành lá thì cây ấy cũng như cây trong mùa đông không khỏi gây cho người ta cái ấn tượng trơ trụi tiêu điều. Nếu phần gốc và thân cây giữ cho cái cây đứng vững, thì phần cành lá sum suê, xanh tốt là sự biểu dương cho cái sức sống mãnh liệt của toàn bộ cái cây; hơn nữa tàn cây tươi thắm tỏa ra che rợp khoảng không gian có đủ sức mang lại cho người lữ hành trên con đường dài mệt mỏi những phút giây êm mát, thoải mái giữa buổi trưa hè oi bức.
Cái cây Phật Giáo cũng thế: cả ba phần Căn Bản, Tiểu Thừa, Đại Thừa có hợp lại, có biểu lí và bổ sung cho nhau thì mới là cái cây Phật giáo hoàn toàn. Sau khi đọc xong ba bộ sách Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận và Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận của Bác sĩ Kimura Taiken, chúng tôi đã có ý nghĩ như thế. Do đó theo thiển kiến, quan điểm của các nhà Đại Thừa (Bồ Tát) xưa đối với các nhà Tiểu Thừa (La Hán) cũng như những thành kiến của các nhà Tiểu Thừa đối với các nhà Đại Thừa đều là sai lầm. Chẳng hạn quan niệm của các nhà Đại Thừa thường cho các nhà Tiểu Thừa là hạng “tiêu nha bại chủng” (dứt hạt giống Phật), nghĩa là hạng người ích kỷ, chỉ biết tìm cầu giải thoát cho riêng mình, không lo “hoằng pháp lợi sinh” để tiếp nối cái tinh thần truyền đạo của Phật v.v.. là quan niệm rất sai lầm, hoàn toàn không đúng với sự thật lịch sử. Khi đọc lịch sử truyền bá Phật pháp, không ai biết đến trường hợp Phú-lâu-na (Punna).
Ở Mạn tây Ấn Độ thuở xưa có một địa khu gọi là Du-lâu-na (Sunaparanta), Phật giáo chưa được truyền đến đây và dân bản xứ thì rất hung ác. Phú-lâu-na có ý định qua đó truyền giáo, bèn đến xin phép Phật để đi. Phật bảo: “Dân xứ Du-lâu-na dữ tợn, khó thuyết phục lắm, nếu ông đến đấy mà họ sỉ vả ông thì sao?”. Phú-lâu-na trả lời: “Con nghĩ rằng họ vẫn là những người hiền lành, vì họ đã không dùng gậy gộc đánh đập con”.
- “Vậy nếu họ dùng gậy gộc đánh đập ông thì ông nghĩ sao?”. - “Con nghĩ họ vẫn là người lương thiện vì họ đã chẳng dùng dao búa chém giết con”. - “Thế lỡ họ dùng dao búa chém giết ông thì ông nghĩ sao?”. - “Con nghĩ là họ vẫn tốt và con phải cám ơn họ vì nhờ họ mà con xả bỏ được cái thân nhơ nhớp khổ đau này.” Biết được ý chí kiên quyết và dũng cảm ấy, Phật liền tán đồng và cho phép Phú-lâu-na đến truyền đạo tại xứ đó. Ai dám bảo thái độ ấy là thái độ “độc thiện kỳ thân”, là “tiêu nha bại chủng”?. Đây chỉ là một trường hợp điển hình trong vô số trường hợp khác mà ở đây chúng tôi không thể kể hết được. Hơn nữa, cứ nhìn vào tình hình Phật giáo Tiểu Thừa tại các nước như: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, v.v… Hiện nay ta cũng thấy rõ công đức truyền bá và duy trì Phật pháp của các nhà Tiểu Thừa như thế nào rồi, đặc biệt tấm gương sáng chói của Anagarika Dhammapala gần đây cũng chính là tiếp nối cái tinh thần truyền thống của những Puma và Mahinda từ nghìn xưa vậy.
Trái lại, quan niệm của các nhà Tiểu Thừa thường cho rằng Đại Thừa là “Phi Phật thuyết” (Đại Thừa không phải phật nói ra ngụ ý là ngoại đạo), rồi tự mãn với lối sống truyền thống của mình, tự đóng kín, không chịu tìm hiểu các kinh điển của Đại Thừa thì quan niệm ấy nếu không là cố chấp thái quá thì cũng là hơi hẹp hòi. Nếu bảo Đại Thừa “Phi Phật thuyết” thì ngoài một bậc Đại giác “Cùng tận chúng sinh nghiệp tính” ra, ai có được những tư tưởng siêu việt như tư tưởng trong các kinh Đại Thừa? Rồi độc giả (nếu tôi hân hạnh có được) sẽ thấy, thế giới quan “trùng trùng duyên khởi” một kiến trúc vĩ đại, trong Hoa Nghiêm, thế giới quan “không” của Bát Nhã, tư tưởng “chư pháp thực tướng” trong Pháp Hoa, tư tưởng “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương, cho đến tư tưởng “Vô trụ niết bàn”, “phiền não tức Bồ Đề”, v.v… Tất cả những tư tưởng mông mênh, bao la và thăm thẳm ấy đều đã bắt nguồn từ tư tưởng của Phật Giáo nguyên thủy.
Phật pháp chỉ có một vị, đó là vị giải thoát, nhưng phương pháp để đạt đến giải thoát thì có rất nhiều và phương pháp nào-dù là Đại Thừa hay Tiểu thừa cũng đều nhằm đạt đến mục đích nhất vị kể trên. Chính vì muốn nhấn mạnh ở điểm đó nên chúng tôi đã cố gắng phiên dịch các cuốn Đại Thừa Phật giáo Tư tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật giáo Tư tưởng Luận và cuối cùng cuốn Nguyên Thủy Phật giáo Tư tưởng Luận này để cống hiến một ít tài liệu cho những vị nào hằng lưu tâm đến các vấn đề Phật giáo, nhất là thường thắc mắc đến những điểm dị đồng giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa.
Chắc độc giả sẽ tự hỏi tại sao chúng tôi đã không bắt đầu dịch từ Nguyên Thủy, qua Tiểu Thừa, rồi đến Đại Thừa để cho người đọc dễ theo dõi quá trình diễn biến của Tư tưởng Phật giáo hơn mà lại dịch Đại Thừa trước thì có khác nào người đọc sách bắt đầu từ trang cuối cùng trở lên không? Đó chính là đều chúng tôi rất tiếc. Đôi khi chúng tôi có ý nghĩ rằng trong cái thế giới đảo điên này, nếu người ta bắt đầu mọi công việc từ cuối trước có lẽ lại hay hơn. Nhưng đây không phải là lý do trong trường hợp này, mà lý do là chúng tôi đã có được cuốn Đại Thừa trước hết, kế đó là cuốn Tiểu Thừa nhưng đến cuốn Nguyên Thủy này thì chúng tôi đã không thể nào kiếm được là vì nó đã được dịch và xuất bản lần đầu từ gần bốn mươi năm nay và từ đó theo chỗ chúng tôi biết vẫn chưa được in lại. Nhưng duyên may đã đến khi chúng tôi được Thượng Tọa Trí Quang cho biết là Thượng Tọa Thiện Siêu hiện có cuốn sách này, bởi thế một hôm, nhân Thượng Tọa Minh Châu có việc sắp đi Huế, chúng tôi đã bày tỏ niềm khao khát của chúng tôi với hy vọng được Thượng Tọa giúp đỡ bằng cách trực tiếp hỏi Thượng Tọa Thiện Siêu để mược giúp tôi thì chắc chắn sẽ được và Thượng Tọa Minh Châu đã hoan hỷ nhận lời. Thế là sau chuyến đi Huế ấy của Thượng Tọa Minh Châu, chúng tôi đã có được cuốn Nguyên Thủy Phật Giáo Tư tưởng Luận, một bảo vật mà chúng tôi hằng mong ước. Khi có được Nguyên Thủy thì chúng tôi cũng đã dịch gần hoàn thành cuốn Tiểu Thừa đó là lý do cắt nghĩa tại sao chúng tôi đã bắt đầu cuốn Đại Thừa trước.
Nhân cơ hội này, chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của chúng tôi đối với quý Thượng Tọa Thiện Siêu, Minh Châu và Trí Quang đã giúp đỡ chúng tôi đạt thành ý nguyện. Chúng tôi đánh giá rất cao sự giúp đỡ đó và coi nó là một duyên may lớn cho chúng tôi.
Sau hết, chúng tôi thành kính cầu mong các bậc cao minh sẽ phủ chính cho những lỗi lầm mà chúng tôi tin rằng có rất nhiều, để, nhờ đó, sau này, nếu có thể, cuốn sách sẽ được kiện toàn trong kỳ tái bản.TVHS
NGƯỜI DỊCH
Chân thành cảm ơn Thầy Thích Đồng Thường và quý Thầy cùng Phật tử Chùa Giác Nguyên đã hoan hỷ giúp đánh máy vi tính ba quyển Phật Giáo Tư Tưởng Luận do HT. Thích Quảng Độ dịch và bộ Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật do Hoà Thượng Thích Trí Tịnh dịch (Tâm Diệu)
http://www.thuvienhoasen.org/tutuongluan-nguyenthuy-00.htm
Niem 念
Phat 佛
Nhat 一
Thanh 聲
Phuoc 福
Sanh 生
Vo 無
luong 量
禮 Le
佛 Phat
一 Nhat
拜 Ba’i
滅 Diet
罪 Toi
恆 Hang
沙 Sa
WEBSIDE CHU`A HUE LA^M U'C CHAU
http://nivienthienhoaucchau.net/
skip to main | skip to sidebar
niemphatthanhphat
Friday, February 27, 2009
Qui tắc Phật thất
1.1 Qui tắc Phật thất
Luận về Phật thất nguyên vì hiểu rõ chu kỳ lẽ sanh tử. Bảy ngày là một kỳ, mỗi ngày 6 thời không gián đoạn. Ban đầu một thất, 2 thất cho đến 3, 4 thất. Bốn phương thính chúng câu hội, nhất thời thắng hội rộng khai. Chỉ sợ lười dễ sanh, tinh tấn khó đến, nếu không ràng buộc lấy gì sách tấn thân tâm. Không có quy tắc lấy gì để người tin kính, nên cẩn trọng lược ghi những điều qui tắc như sau:
1- Trong 7 ngày đầu nên buông hết vạn duyên, phải dụng công không dứt, cần yếu là nhứt tâm bất loạn. Xem như trước mặt là một hội liên trì vậy.
2- Canh 5 nghe chuông liền thức dậy xuống giường, sau khi rửa mặt xong, tất cả chúng đều vào điện niệm Phật, không được nằm yên không dậy, lánh nhọc an thân.
3- Sáng mặt trời đã lên liền dùng cháo. Sau khi dùng cháo xong vào ngay chánh điện niệm Phật, chờ một cây nhang tàn mới đứng dậy đi kinh hành. Kinh hành mãi đến khi cây hương còn một tấc trở về chỗ ngồi niệm Phật. Cây hương khác đốt khẩn niệm hiệu Phật, nghe 3 hồi chuông dứt, đồng loạt nghĩ niệm. Nghỉ giải lao dùng trà xong, gõ mõ nhỏ khởi sự tiếp tục niệm.
4- Ngồi niệm tới hương cháy hơn một tấc, hai vị lãnh chúng Đông Tây đứng lên xoay mặt vào nhau xá một xá, nhìn lên tiến tới đi từ từ lên cầm phan chắc nơi 2 tay bước đi đều, theo hàng đôi. Giây lát, mõ dẫn 2 hàng người cùng đi, không được đi sai lộn. Thấy người nào ngà ngật, người cầm phan lớn tiếng niệm Phật đánh thức tĩnh đưa phan cho người đó cầm. Đương sự liền đi kinh hành, người cầm phan trước bèn ngồi thế chỗ y. Cứ theo phan, người kinh hành niệm Phật không thể ngủ, và lần lượt như thế mà nhắc nhỡ nhau. Đến lúc cây nhang còn hơn một tấc, mõ dẫn trở về chỗ ngồi, phan cũng trở về chỗ. Hai bên đối diện, người cầm phan cắm vào giá rồi về chỗ, cây nhang vừa cháy hết như trên.
5- Người cầm phan cần phải xem kỹ nếu thấy mắt nhắm tuy vẫn ngồi ngay, đầu thẳng, miệng niệm theo chúng. Người này hoặc hơi hôn trầm hoặc đang lúc đắc ý, không nên giao phan, không nên trao đổi qua lại, nếu đưa phan qua bị phạt. Nếu người đầu hơi cúi gật mới đưa phan cho cầm
6- Người hôn trầm thấy phan đưa tới tâm sân nổi lên không tiếp cầm phan bị phạt quỳ một cây hương.
7- Người cầm phan trên tay mà tự ý chạy rối loạn hàng ngũ bị phạt
8- Người cầm phan, thấy có người hôn trầm đáng đưa cho cầm mà không đưa bị phạt
9- Kinh hành nên đi thứ tự không được rối loạn chen trước lấn sau, nghểnh cổ lắc đầu bị phạt. Nếu lánh nặng tìm nhẹ mình trần vào phòng, luận bàn tạp nhạp phạt gấp đôi.
10- Ngoài công tác ra, trừ việc Phật sự chung, thì giờ trống nên nhiếp tâm niệm Phật. Nếu dụm đầu lại nói chuyện bị phạt. Nếu lấy cớ có việc đi ra ngoài thả bộ, phát hiện ra được bị phạt nặng. Giả như có việc chung không đến được nên báo cho lãnh chúng biết rồi mới đi, ai vi phạm bị phạt.
11- Tàn một cây nhang xong, ai trực trong ngày rót trà hai bên, chúng tuần tự uống trà. Không được trà dư đổ hắt ra đất, ai phạm bị phạt. Làm vỡ chén phải đền. Dùng trà xong mới đứng lên, người nào đứng dậy trước bị phạt.
12- Lúc đi đại tiện giới hạn một tấc hương, đi tiểu hạn nửa tấc hương. Vô cùng lúc với người khác không được nói cười giao đầu kề tai nhau, ai phạm phạt quỳ hương
13- Khi tọa hương cây hương cháy quá hai tấc, Duyệt Chúng phải tuần tra hai bên xem có ai chưa tới, đem dời bồ đoàn (tọa cụ) ấy tới trước Phật, lúc người đó đến liền chấp tay quỳ niệm hương xong, nhè nhẹ đứng lên lễ Phật, xoay qua lễ Phương Trượng, rồi tự cầm bồ đoàn về chỗ ngồi..
14- Người sơ cơ không ngồi kiết già được có thể ngồi bán già cũng được; cần thiết là phải ngồi thân ngay thẳng
15- Tiếng niệm Phật cần phải rõ ràng dứt khoát, không được cao quá, cao thì niệm không lâu được; cũng không được thấp quá, thấp là bị hôn trầm (ngủ gật), chỉ cần tiếng phát ra giữa môi và lưỡi; tâm niệm miệng xướng, tai nghe cho chí đứng - nằm - ngồi luôn luôn giữ một câu niệm A Di Đà Phật. Như thế mới tin được tiếng, tiếng nhiếp niệm; niệm niệm nhiếp tiếng đó là công phu, lâu ngày tự nhiên trở thành thuần thục.
16- Trong lúc tu Phật thất gặp bịnh duyên nên tin tưởng đức Phật A Di Đà là vô thượng y vương. Nếu cố gắng nỗ lực không rời ma bịnh liền tiêu. Nếu như không thể tiếp tục được nữa cần phải nghỉ ngơi nên báo cho chủ thất biết, kế đến cho đại chúng biết. Phải dẹp bồ đoàn rồi mới ra khỏi chỗ. Không được cố kéo dài bịnh dây dưa làm hỏng tịnh nghiệp. Nếu có việc riêng ra khỏi chùa mà không báo cáo, bị phạt nặng.
17- Ở trong chúng hoặc đi tới lui hợm hĩnh, lời nói gây xích mích, sách động loạn chúng, đuổi khỏi chùa
18- Trong chúng có lỗi, Duyệt Chúng đưa ra mà không chịu nhận bị phạt; người biết mà không nêu ra cùng bị phạt.
19- Trong đạo tràng có người già bịnh nên tìm cách tùy thuận không nên câu nệ quy tắc, như tùy hỷ niệm Phật; tạm đến rồi đi cũng không có nơi điều quy định này.
20- Dùng cháo tiểu thực đốt 3 cây nhang, dùng ngọ trai đốt 4 cây. Tụng thời kinh Tịnh Độ, lễ 12 lạy Phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, Địa Tạng Bồ Tát mỗi vị 3 lạy. Ba tự quy, lạy Tổ xong, uống trà, nghỉ giải lao xong đi kinh hành niệm Phật. Niệm 1000 lần hay quy định theo giờ giấc 15 phút, 30 phút hoặc 45 phút hoặc một tiếng đồng hồ xong trở lại hồi hướng.
Mỗi người về chỗ nghỉ ngơi, thầm niệm Phật rồi đi ngủ đúng theo thời biểu qui định không nên sai trái.
21- Đêm thứ 7 hoàn mãn phần hồi hướng, niệm Sám Văn Tây Phương; quỳ niệm Phật, Bồ Tát, Tự quy y xong, lui ra lễ Tổ. Đại chúng tới phòng Phương Trượng đảnh lễ 3 lạy và chờ Ngài khai thị xong, lễ tạ xong mỗi người tự lui về chỗ. Mỗi khi mãn thất, học chúng đi, đứng, nằm, ngồi đều thầm niệm Phật, kỵ nhất là bàn nhãm nói tạp; 2 thất, 3 thất đều áp dụng như thế.
22- Lấy trong Nội Quy mà nói phạt đều là phạt quỳ hương niệm Phật. Do vì nhân địa mà ngã xuống, trở lại nhân địa mà đứng dậy. Chỉ nên một lần ngã mà đứng dậy chứ không nên vụt đứng vụt ngã, tự sai lầm không nhỏ vậy.
Trụ trì… cẩn sao lục.
Ngày… tháng… năm…
Chứng nghĩa ghi rằng, qui tắc tu tịnh nghiệp cùng Nội Qui Phật thất, tuy phân hai nhưng chú mục cảnh sách, đại bộ thật ra không có khác nhau. Phật thất thời gia công hành trì. Tư Tề đại sư nói rằng: “niệm Phật không là điều khó, khó là ở chỗ nhất tâm. Nhứt tâm cũng không khó, khó ở chỗ dứt gốc ái”. Nên quán thân thể nầy bẩn hôi khó mà nói hết được, trong ngoài và ở giữa không có một vật nào trong sạch cả. Cái thân này đã như vậy, thân khác cũng như thế; che dấu ác tâm thâm căn, cẩn thận chớ sanh tham đắm. Nên quán cõi Cực Lạc thuần là hoa sen sanh, không gá thai của cha mẹ nên thọ mạng vô cùng thanh tịnh.
Lúc nhứt tâm niệm Phật, hoa sen liền hóa sanh, nếu người niệm không gián đoạn quyết định được vãng sanh nước An Dưỡng. Lại nói rằng, Nam Mô A Di Đà người nào mà chẳng niệm được. Nếu niệm không cảm ứng như mẹ con khó gặp nhau. Đi, đứng và ngồi, nằm luôn phải buộc cột tâm niệm niệm tiếp nối liên tục, niệm đạt thành một khối. Niệm Di Đà như thế, Di Đà tự hiện đến, quyết định sanh Tây Phương, trọn đời không thoái chuyển.
1.2 Phụ: sớ hồi hướng Phật thất
Tấu vì: mắt biếc rỡ ràng, thấy sen xanh hàng cây la liệt. Hào quang uyển chuyển, trời người vui hưởng ánh trăng đầy. Bốn tám nguyện mở bày sâu rộng, tiếp độ đều mà chẳng nói không, độ hằng hà sa chúng ngu mông (muội). Niệm 10 niệm mà vãng sanh xong, nhiệm mầu ứng hiện vô song, lòng từ che phủ bao dung.
Nay có Phật thất dâng sớ văn hoàn tất, đối trước Phật xướng tuyên công đức. Ngưỡng mong oai đức từ bi, rủ thương chứng tri.
Đọc tại chùa … thành phố… Vâng lời di giáo Thích Ca Như Lai mở khóa tu tịnh nghiệp này. Pháp sự Sa Môn …cúng Phật và cúng các bậc hiền Thánh, tạo nên Phật thất.
Trụ trì Tỳ kheo …
Đạo tràng Phật thất có … chúng Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di… vị.
Hôm nay cúi đầu niệm hương, nhất tâm đảnh lễ Thánh chủ hai cõi Di Đà, Thích Ca, Quan Âm, Thế Chí các bậc đại Thánh hiền trên tòa kim liên. Đoái mong cảm thông cho việc làm của chúng con. Nhân vì chúng con thân mạng chẳng đồng song tâm niệm vẫn một. Tự nghĩ rằng sanh ra nhằm đời mạt pháp trôi nổi trong sóng dục mãi quên về, cách Thánh càng xa, cận ánh từ quang mà khó thấy. Bèn nương tòng lâm mở bày Phật thất trong vòng 7 ngày dụng công tu tập, nguyện nhất tâm bất loạn, quyết định chọn ngày … tháng… đến ngày… kết thất. Mời thỉnh bốn chúng câu hội về bổn tự trì niệm hiệu Phật A Di Đà muôn đức hồng danh trong 7 ngày đêm.
Lại nguyện: lời kinh lan ra khắp xứ trừ sạch căn trần. Lúc niệm hiệu Phật tăng phước huệ, dù tăng, dù tục đều kết nên nhân của chín phẩm, hoặc nữ hoặc nam cùng hẹn đạt quả nơi ba bực (thượng, trung, hạ) mong được như vậy. Ngưỡng mong từ bi nhiếp thọ.
Văn sớ đã tỏ bày trên nguyện Tam Bảo chứng minh.
Văn sớ hồi hướng (kết thúc) Phật thất.
Ngày… Tháng… Năm….
Trụ trì … dâng sớ.
Chứng nghĩa ghi rằng theo sách Trùng đính Tây Phương công cứ rằng: vào rằm tháng 5 năm thứ 53 đời Càn Long, Lục Cận Đường tại Tô Châu, giáng đàn bảo các con rằng, có một biến cố rất là quan trọng mọi người không thể nào chạy trốn thoát, người người đều phải tử vong, các con có biết không? Hiện tại chúng ta bốn đại nhẹ nhàng, tinh thần khoẻ mạnh, chưa từng nghĩ một sớm nằm trên giường bệnh hồn phách ly tan không biết đâu là đâu không nhận ra đông tây, chẳng phân được nam bắc. Đường trước mờ mờ tơ hào không nắm được, theo nghiệp xoay vần phải thọ khổ vô cùng. Chỉ có khi còn mạnh khỏe lo tu tịnh nghiệp, đến lúc chợt thấy Phật tới tiếp dẫn sanh trong hoa sen thọ mọi điều vui, sống lâu vô cùng. Các con có chí về đạo này nên ta giảng ba môn tín, hạnh, nguyện. Tín là tin có cõi Tây Phương Tịnh Độ, cũng như tin cõi Ta Bà là có thật thời Tịnh Độ đâu không phải là thật hữu. Cùng trong viên minh giác hải khởi niệm là đến, cũng giống như cùng một xứ cùng một thành, cất bước là tới ngay. Đã tin cõi Tịnh Độ quyết định hẳn đến. Lại nên tin pháp môn niệm Phật như mặc áo, ăn cơm; mặc áo chống lạnh, ăn cơm trừ đói, niệm Phật khỏi sanh tử. Nay tin, mai không tin chưa gọi là chân tín mà phải tin hết lòng. Một niệm bổng nhiên không tin chưa gọi là chân tín. Từ nay trở đi cho tới khi chết một lòng tin ráo riết không một tơ hào nghi hoặc mới là chân tín (tin thật).
Đã tin có cõi Tây Phương, lại tin có pháp môn niệm Phật. Nói suông lời tán dương có ích gì cho việc sanh tử? Cho nên phàm người phát lòng tin phải nên theo đúng lời dạy thực hành. Ngày nay tin liền thực hành hôm nay, ngày mai tin liền thực hành ngày mai, cho chí mong từng chữ thật là khẩn thiết. Thế gian tin Phật niệm Phật cũng không thiếu chi người, nhưng hoặc vì họ mong hiện đời này giàu có hoặc cầu đời sau được phước thọ (sống lâu), được làm thân người không bị đọa lạc. Đây là trái với ý chỉ Phật dạy. Phật dạy ta thoát khỏi sanh tử, ta lại men vào sanh tử. Phật dạy ta sanh về Cực Lạc, ta lại bám víu Ta Bà. Một đời tin niệm phó cho đông hải cũng như làm ruộng gieo giống xong bèn chờ hạt nẫy mầm, có đúng không? Cho nên người phát tâm tin chân chánh nên hành hạnh chân. Hành hạnh chân nên phát nguyện tha thiết, trọn đời nầy quyết định không sanh lên cõi trời hay cõi người, ắt hẳn cần sanh cõi Tây Phương Tịnh Độ. Niệm Phật như thế mới tùy thuận lời Phật dạy, không đến nổi luống uổng thời gian. Các con nên cố gắng lên!
http://www.quangduc.com/luat/59bachtruong.html
Được đăng bởi chuaphuochung vào lúc 1:46 AM
Nhãn: Qui tắc Phật thất
Newer Post Older Post Home
www.buddhistchannel.tv