Sunday, March 18, 2007
CHUA PHUOC HUNG
MUỐN XEM BỨC HÌNH TO LÊN, XIM BẤM VÀO BỨC HÌNH
Đất Đồng Tháp Mar/18/06
Đồng Tháp, hay Cao Lãnh, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, phía Bắc giáp CamPuChia, phía Nam giáp Vĩnh Long, phía Tây giáp An Giang và Cần Thơ, phía Đông giáp Long An và Tiền Giang.
Diện tích: 3.238 km2.
Dân số (2004): 1.667.579 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Cao Lãnh.
Các huyện: thị xã Sa Đéc; huyện: Tân Hồng, Hồng Ngư, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Châu Thành, Lai Vung.
Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer, Hoa, Chăm.
Tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132 km (82 miles). Dọc theo hai bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300 km (187 miles, đường bộ) và một mạng lưới sông rạch thông thương.
Thị xã Cao Lãnh cách quốc lộ 1A 36 km (22 miles), cách thành phố Sài Gòn 162km (101 miles). Nằm trên bờ sông Cao Lãnh (một nhánh nhỏ của sông Tiền tách ra sau 16 km (10 miles) lại chảy vào sông Tiền), ở ngay sát Đồng Tháp Mười mênh mông, từ xa xưa Cao Lãnh đã là một độ thị sầm uất và là trung tâm kinh tế của Đồng Tháp.
"Cao Lãnh" bắt nguồn từ hai chữ "Câu Đương", là tên một nhân vật gốc Quảng Nam di cư vào Nam theo đợt chiêu mộ của chưởng dinh Nguyễn Hữu Cảnh. Ông Câu Đương tên thật là Đỗ Công Tường tự Lãnh, đến lập nghiệp ở phủ Tân Thành, lập một ngôi chợ và làm chủ. Vì thế dân gọi tắt là chợ "Câu Lãnh", sau đọc trại ra "Cao Lãnh". Phần lớn đất đai phía Đông tỉnh Đồng Tháp là đầm lầy, rừng tràm rộng lớn. Xưa vùng này rất hiểm yếu, thường là căn cứ kháng chiến chống quân Pháp.
Sông chính của tỉnh Tiền Giang, vốn từ sông Cửu Long ở CamPuChia chảy xuống. Kinh rạch chạy khắp tỉnh và là hệ thống giao thông tiện lợi. Các kinh rạch quan trọng gồm: sông Sở Thượng, sông Sở Hạ, kinh Phước Xuyên, kinh Tháp Mười, kinh Cái Bào, kinh Tư Mới, kinh Xáng An Long (kinh Đồng Tiến)... Những cù lao lớn như cù lao Tây, cù lao Hộ...
Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5. Vào mùa mưa, nước sông Cửu Long đổ từ nguồn xuống mang theo phù sa, nước sông dâng lên ngập cả ruộng đồng, đem phù sa bồi đắp thêm màu mỡ, nhưng gây trở ngại cho một số sinh hoạt bình thường vì mực nước dâng cao, nhất là trong khu vực Đồng Tháp Mười, mực nước dâng từ nữa thước đến hai thước rưỡi.
Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước. Ở đây có giống lúa nổi, một loại lúa mọc tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón.
Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông, thuốc lá, đậu tương và cây ăn trái như: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quýt Lai Vung, bưởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa, mãng cầu có quanh năm.
Thắng Cảnh
Tràm Chim Tam Nông: Tràm chim rộng 7.612 ha nằm giữa 4 xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ và Tân Công Sính, huyện Tam Nông, cách thị trấn Tam Nông 800 m (2400 ft) đường chim bay. Tràm chim nghĩa là chim ở trong rừng tràm, nơi đây thiên nhiên rất phong phú với nhưõng rừng tràm sậy, lao, sen, súng, lúa mạ, năng, lác...và các loài động vật: trăn, rùa, lươn, rắn, các loại cá đồng và nhiều loại chim nước như cò, diệc, vịt trời, cồng cộc, trích cồ và đặc biệt là sếu cổ trụi đầu đỏ. Loại chim quí hiếm này đến tràm chim hàng năm vào mùa khô để cư trú.
Đến thăm tràm chim vào lúc đó, du khách chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ về ăn củ năng cùng với nhiều loài chim khác tụ hợp thành từng đàn đông vui. Sếu to, cao trên 1,7 m (5,4 ft), bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh dang rộng khi bay. Chim sếu rất chung thủy, bao giờ cuõng có đôi vui đùa nhảy múa và rất gần guõivới con người. Với người Việt Nam loài sếu đầu đỏ, còn gọi là chim Hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc.
Du khách đến đây, nhiều người không muốn về ngay, ai cuõng kéo dài thêm chương trình, đi xuồng len lỏi vào các cụm cây ràm để nhìn ổ và trứng của loài chim trích, ngắm nhìn từng đàn con trích vừa đủ lông bơi lội ngay trước muõi xuồng... khi nước rút, nơi đây trở thành cánh đồng của các loại rong tảo, bông súng, sen, lúa trời...
Khu tràm chim đã được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tài trợ để duy trì và phát triển. Nhiều đoàn du khách đã đi hàng vạn cây số từ các nước đến Tam Nông để được nhìn tận mắt con sếu đầu đỏ.
Vườn Cò Tháp Mười: Ở cách thị xã Cao Lãnh 35 km (22 miles). Tới đây du khách sẽ nhìn thấy hàng ngàn con cò đậu trên các cây trắng rợp cả một vùng trời. Vào nhưõng buổi chiều tà, hàng hàng lớp lớp cánh cò chao liệng trên không trước khi về tổ.
Vườn Hoa Tân Qui Đông: Du khách yêu hoa và cây cảnh xin mời đến vườn hoa Tân Qui Đông (cách thị xã Cao Lãnh 3 km (2 miles)). Nơi đây trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, đặc biệt hoa hồng và cây hổ phách là nhưõng mặt hàng xuất khẩu đi nhiều nước. Ở đây còn có nhiều cây dược liệu dùng làm thuốc chưõa bệnh.
Bãi Tắm An Hòa: An Hòa là một cồn cát nằm chơi vơi giưa sông Tiền, cách thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành khoảng 40 phút đi đường.bãi tắm được phát hiện năm 1995, một cồn cát trắng hình trăng khuyết rộng hơn 10 ha độ nghiêng của cồn ít, không có vùng truõng tạo thànhbãi tắm rất an toàn và lý tưởng cho du khách. Tuy mới được phát hiện nhưngbãi tắm An Hòa đã thu hút du khách mọi miền gần xa, tấp nập xuồng ghe kéo về đây để thưởng thức phong cảnh làng quê bình dị hoa trái sum sê, để tắm mình dưới dòng sông tràn ngập nắng và gió, thư giaõn và hòa mình với thiên nhiên.
Kinh Tế
Đồng bào Kinh cư ngụ phần lớn trong tỉnh, còn lại là dân chúng gốc Hoa, Khmer, Chàm, Thái. Các tôn giáo chính là Hòa Hảo, Cao Đài, Phật Giáo và Thiên Chúa.
Nông nghiệp là nguồn lợi chính. Đất Đồng Tháp chia làm hai vùng lúa gạo. Vùng phía Tây do phù sa bồi đắp, đất bằng phẳng, thích hợp cho việc trồng lúa và các loại lương thực như khoai, ngô, các loại đậu đen, đỏ, xanh, trắng, cây đậu nành mọc rất nhanh; đặc biệt là các loại rau thường trồng ở xứ lạnh như xà lách, bông cải, dưa chuột. Vườn trái cây có xoài, mận, vú sữa. Các vùng cù lao như cù lao Tây trồng lúa tốt.
Vùng bên kia là Đồng Tháp Mười thấm phèn, nhưng lại có hai loại lúa đặc biệt là lúa nổi và lúa trời. Lúa trời là loại lúa hoang không ai trồng, mọc vào tháng tư và năm, tháng Mười lúa chín. Còn lúa nổi do dân chúng sạ, nó sống theo mực nước dâng. Nước dâng cao đến đâu lúc mọc cao đến đó. Lúa nổi có nhiều tên như "lúa nổi nàng tây", "lúa nổi nàng tri"... nhưng dân địa phương thường không gọi là lúa nổi mà gọi "lúa mùa" vì lúa trổ vào khoảng tháng 9 âm lịch.
Rừng tràm Đồng Tháp mênh mông đem lại nhiều lợi ích cho tỉnh; ngoài ra còn có cá, cua, ốc, lươn, rùa, sáp mật ong, chim muông, cua ốc... là lợi tức thiên nhiên vô tận của tỉnh. Trước đây, khi đến Đồng Tháp Mười ai cũng nghĩ đến muỗi và đĩa vì nhiều đầm lầy. Nhưng từ sau năm 1956, vấn đề khai kinh, di dân, khẩn hoang lập ấp đã tạo Đồng Tháp Mười thành vùng đất trù phú; muỗi và đĩa không còn là vấn đề ghê sợ nữa.
Kiến Phong cũng là nơi trồng thuốc lá và mía. Ngoài ra, dân chúng còn sinh sống bằng các nghề nuôi các loại gia súc, dệt chiếu, đan lát, tương chao và tiểu thủ công nghệ... Gà Cao Lãnh nổi tiếng đá hay và "gan lì".
Lịch Sử
Năm 1832, vua Minh Mạng chia các trấn thành tỉnh thị Sa Đéc thuộc tỉnh An Giang. Dưới thời Pháp thuộc, An Giang được quân Pháp chia thành sáu tỉnh là Sa Đéc, Châu Đốc, Long Xuyên, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cần Thơ. Đồng Tháp vốn là cánh đồng sâu, mọc đầy lau sậy, dưng, lác, tràm, nên trở thành địa thế hiểm yếu mỗi khi nước ta có giặc.
Năm 1862, anh hùng Đốc Binh Kiều chiêu mộ người nghĩa dũng trong vùng cùng nổi lên đánh giặc Pháp. Khi anh hùng Trương Công Định mất, anh hùng Võ Duy Dương rút quân về Đồng Tháp Mười vào năm 1865 và là người đầu tiên nêu khẩu hiệu "Cần Vương" chống giặc. Ông tung nghĩa quân đánh du kích khắp nơi từ Hà Tiên tới Đồng Tháp Mười.
Ông tổ chức dịch vận rất giỏi, nhiều lính quân Pháp bỏ ngũ và cùng theo nghĩa quân đánh phá các đồn bót của giặc khắp các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Long Xuyên, Sa Đéc thời bấy giờ. Ngày 15.4.1865, giặc đem đại quân vây kín căn cứ Đồng Tháp nhưng bị phục binh của ông chận đánh ở Cái Thia liền mấy ngày đêm. Sau đó, ông rút về Cao Lãnh, rồi sang Vàm Cỏ Tây lập cứ địa, tổ chức lại hàng ngũ. Nhưng chẳng may, ông bị mắc bệnh thương hàn mà từ trần.
Trong số những anh hùng sinh trưởng tại Kiến Phong có Nguyễn Quang Diêu (người xã Tân Thuận, quận Cao Lãnh). Với tư chất thông minh và tâm hồn yêu nước dạt dào, ông đã tham gia phong trào cứu nước và tiếp tay đắc lực cho cao trào Đông Du năm 1907. Tại Cao Lãnh, ông mượn chùa Linh Sơn làm nơi gặp gỡ những người yêu nước trong vùng. Ông thường liên lạc với các nhà cách mạng bị quân Pháp đưa từ Bắc vào an trí trong Nam như Võ Hoành, Dương Bá Trạc, Phương Sơn... đang tạm sống tại vùng Sa Đéc.
Năm 1913, ông cùng nhà cách mạng Đinh Hữu Xương (người xã Mỹ Xương) và một số chiến hữu khác ra hải ngoại nhưng bị bắt tại Hồng Kông. Pháp đưa ông về giam tại Hỏa Lò, Hà Nội, rồi đày đi Guyane (thuộc địa Pháp tại vùng Trung Mỹ). Năm 1917, ông cùng một số nhà cách mạng Việt Nam dùng thuyền trốn qua đảo Trinidad, rồi tìm đường sang Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ. Năm 1920, ông từ đó trở lại Trung Hoa. Năm 1927, ông về nước tiếp tục hoạt động hăng say dù tuổi đã cao và bị mật vụ Pháp lùng bắt ráo riết. Đến ngày 15 tháng 5 năm Bính Tý (1936), anh hùng Nguyễn Quang Diêu từ trần.
Di Tích
Khu Di Tích Gò Tháp: Thuộc ấp 4 xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, cách huyện ly Tháp Mười khoảng 11 km (7 miles) về phía Bắc, cách thị xã Cao Lãnh về hướng đông bắc 43 km (27 miles, theo đường bộ và đường thủy). Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu, tính từ con lộ Mỹ Hòa đi vào: gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, đền thờ cụ Đốc Bình Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ.
Các di tích Gò Tháp mang nhiều giá trị văn hóa - lịch sử. Tháp Cổ Tự cách gò Tháp Mười 100 m (300 ft) về phía Bắc, tương truyền có từ thời Thiệu Trị (1841 - 1847) trước đó là ngôi tháp thờ Chân Lạp. Qua khỏi chùa là đến khu căn cứ Đồng Tháp Mười của cụ Đốc Bình Kiều trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp. Mộ và đền thờ cụ còn ở nơi đây. Đi tiếp là đến miếu Bà Chúa Xứ, gò Minh Sư, hàng năm, khách thập phương kéo về dự lễ vía Bà rất đông. Gò Tháp Mười cách đây khoảng 2000 năm là nơi sinh sống của các cư dân cổ. Tại đây giới khảo cổ học đã phát hiện được nhiều di vật văn hóa cổ, đặc biệt là các di vật văn hóa thuộc nền văn minh Óc Eo.
Chùa Kiến An Cung: Còn gọi là chùa Ông Quách, nằm tại trung tâm thị xã Sa Đéc. Chùa do nhóm người Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc xây dựng vào năm 1924 - 1927 để thờ cúng tổ tiên và là nơi dạy dỗ con cháu. Kiến trúc chùa Kiến An Cung theo kiểu chữ "công". Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại. Mái ngói lợp theo dợn sóng rồng trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao. Sáu đầu ngọn sóng là sáu cung điện thu nhỏ. Hai bên cửa vào chánh điện là 2 con kỳ lân bằng đá xanh rất lớn. Tả, hữu là 2 vị thần Thiện - Ác. Trong sân là nơi cúng tế. Những cột lớn trong chánh điện, các tấm hoành phi, bao lam, đối liễn điều được trạm trổ hoa, lá, chim sơn son, thiếp vàng lộng lẫy tôn nghiêm.
Đền Thờ Thượng Tướng Trần Ngọc (Đền Đốc Binh Vàng): Tọa lạc tại địa phận ấp Nam, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, cách trung tâm thị xã Cao Lãnh 24 km (15 miles) theo hướng tây nam. Thượng Tướng Trần Ngọc (Đốc Binh Vàng) giữ chức tổng binh kiêm chánh giải quân lương dưới triều vua Minh Mạng. Năm 1837, trên đường giải quân lương đến biên thùy An Giang, được tin báo thành An Giang thất thủ, ông đã ra lệnh tiêu hủy đoàn thuyền, giải giáp binh sĩ và sau đó rút gươm tự vẫn.
Sau khi mất, triều đình ban tặng ông chức thượng tướng quận công. Dân chúng nhớ ơn và thương tiếc ông, đã đặt tên con rạch thành rạch Đốc Vàng và lập đền thờ ông tại địa điểm hiện nay. Năm 1965, đền thờ được xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố đẹp và hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. Hàng năm, vào các ngày 15, 16 tháng 2 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức lễ kỷ niệm và cúng tế ông rất long trọng với hàng chục ngàn người tham gia.
Chùa Hương (Phước Hưng Cổ Tự): Là một trong những ngôi chùa cổ kính tại Sa Đéc, chùa do nhóm người Hoa ở Sa Đéc dựng nên cách đây hơn một thế kỷ để thờ Phật. Chùa Hương có kiến trúc đẹp, hài hòa với quang cảnh xung quanh. Chùa có 8 mái và 2 cấp, được lợp mái âm dương tạo gợn sóng, mái cong vút lên cao. Trên nóc là phù điêu hình long, lân, qui, phượng. Cách thức thờ phục của chùa theo lối cổ, tôn nghiêm gồm 2 bộ tam Tây Phương cực lạc (Phật A Di Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát), đặc biệt có một pho tượng A Di Đà bằng đất sét thếp vàng có niên đại hơn 100 năm. Ngoài ra còn có chiếc mõ tụng kinh chạm hình song ngư tuyệt đẹp.
Văn Thánh Miếu: Là công trình văn hóa thờ đức Khổng Tử, xây dựng năm 1857 tại thôn Mỹ Trà, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay thuộc phường |||, thị xã Cao Lãnh) do ông Hồ Trọng Đính, quan tri phủ huyện Kiến Tường đứng ra xây cất. Chính điện đặt bàn thờ, đặt bài vị đức Khổng Tử (Vạn Thế Sư Biểu). Tả hữu là bài vị của Tứ Thánh (Tăng Tử, Nhan Hồi, Tử Tư và Mạnh Tử). Còn bên tả vu, hữu vu thờ Tiền Hiền và Hậu Hiền. Năm 1878, Văn Thánh Miếu được dời đến vị trí hiện nay (đường Lý Thường Kiệt, phường |, thị xã Cao Lãnh). Văn Thánh Miếu được trùng tu lại vào năm 1935 đến 1940, việc thờ phụng được sắp xếp lại. Trong chính điện tả vu làm thư viện, hữu vu làm nơi hội họp, luận bàn đạo lý phương Đông.
Di Tích
Khu Di Tích Gò Tháp: Thuộc ấp 4 xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, cách huyện ly Tháp Mười khoảng 11 km (7 miles) về phía Bắc, cách thị xã Cao Lãnh về hướng đông bắc 43 km (27 miles, theo đường bộ và đường thủy). Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu, tính từ con lộ Mỹ Hòa đi vào: gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, đền thờ cụ Đốc Bình Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ.
Các di tích Gò Tháp mang nhiều giá trị văn hóa - lịch sử. Tháp Cổ Tự cách gò Tháp Mười 100 m (300 ft) về phía Bắc, tương truyền có từ thời Thiệu Trị (1841 - 1847) trước đó là ngôi tháp thờ Chân Lạp. Qua khỏi chùa là đến khu căn cứ Đồng Tháp Mười của cụ Đốc Bình Kiều trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp. Mộ và đền thờ cụ còn ở nơi đây. Đi tiếp là đến miếu Bà Chúa Xứ, gò Minh Sư, hàng năm, khách thập phương kéo về dự lễ vía Bà rất đông. Gò Tháp Mười cách đây khoảng 2000 năm là nơi sinh sống của các cư dân cổ. Tại đây giới khảo cổ học đã phát hiện được nhiều di vật văn hóa cổ, đặc biệt là các di vật văn hóa thuộc nền văn minh Óc Eo.
Chùa Kiến An Cung: Còn gọi là chùa Ông Quách, nằm tại trung tâm thị xã Sa Đéc. Chùa do nhóm người Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc xây dựng vào năm 1924 - 1927 để thờ cúng tổ tiên và là nơi dạy dỗ con cháu. Kiến trúc chùa Kiến An Cung theo kiểu chữ "công". Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại. Mái ngói lợp theo dợn sóng rồng trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao. Sáu đầu ngọn sóng là sáu cung điện thu nhỏ. Hai bên cửa vào chánh điện là 2 con kỳ lân bằng đá xanh rất lớn. Tả, hữu là 2 vị thần Thiện - Ác. Trong sân là nơi cúng tế. Những cột lớn trong chánh điện, các tấm hoành phi, bao lam, đối liễn điều được trạm trổ hoa, lá, chim sơn son, thiếp vàng lộng lẫy tôn nghiêm.
Đền Thờ Thượng Tướng Trần Ngọc (Đền Đốc Binh Vàng): Tọa lạc tại địa phận ấp Nam, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, cách trung tâm thị xã Cao Lãnh 24 km (15 miles) theo hướng tây nam. Thượng Tướng Trần Ngọc (Đốc Binh Vàng) giữ chức tổng binh kiêm chánh giải quân lương dưới triều vua Minh Mạng. Năm 1837, trên đường giải quân lương đến biên thùy An Giang, được tin báo thành An Giang thất thủ, ông đã ra lệnh tiêu hủy đoàn thuyền, giải giáp binh sĩ và sau đó rút gươm tự vẫn.
Sau khi mất, triều đình ban tặng ông chức thượng tướng quận công. Dân chúng nhớ ơn và thương tiếc ông, đã đặt tên con rạch thành rạch Đốc Vàng và lập đền thờ ông tại địa điểm hiện nay. Năm 1965, đền thờ được xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố đẹp và hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. Hàng năm, vào các ngày 15, 16 tháng 2 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức lễ kỷ niệm và cúng tế ông rất long trọng với hàng chục ngàn người tham gia.
Chùa Hương (Phước Hưng Cổ Tự): Là một trong những ngôi chùa cổ kính tại Sa Đéc, chùa do nhóm người Hoa ở Sa Đéc dựng nên cách đây hơn một thế kỷ để thờ Phật. Chùa Hương có kiến trúc đẹp, hài hòa với quang cảnh xung quanh. Chùa có 8 mái và 2 cấp, được lợp mái âm dương tạo gợn sóng, mái cong vút lên cao. Trên nóc là phù điêu hình long, lân, qui, phượng. Cách thức thờ phục của chùa theo lối cổ, tôn nghiêm gồm 2 bộ tam Tây Phương cực lạc (Phật A Di Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát), đặc biệt có một pho tượng A Di Đà bằng đất sét thếp vàng có niên đại hơn 100 năm. Ngoài ra còn có chiếc mõ tụng kinh chạm hình song ngư tuyệt đẹp.
Văn Thánh Miếu: Là công trình văn hóa thờ đức Khổng Tử, xây dựng năm 1857 tại thôn Mỹ Trà, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay thuộc phường |||, thị xã Cao Lãnh) do ông Hồ Trọng Đính, quan tri phủ huyện Kiến Tường đứng ra xây cất. Chính điện đặt bàn thờ, đặt bài vị đức Khổng Tử (Vạn Thế Sư Biểu). Tả hữu là bài vị của Tứ Thánh (Tăng Tử, Nhan Hồi, Tử Tư và Mạnh Tử). Còn bên tả vu, hữu vu thờ Tiền Hiền và Hậu Hiền. Năm 1878, Văn Thánh Miếu được dời đến vị trí hiện nay (đường Lý Thường Kiệt, phường |, thị xã Cao Lãnh). Văn Thánh Miếu được trùng tu lại vào năm 1935 đến 1940, việc thờ phụng được sắp xếp lại. Trong chính điện tả vu làm thư viện, hữu vu làm nơi hội họp, luận bàn đạo lý phương Đông.
Lễ Hội
Lễ Hội Gò Tháp: Di tích Gò Tháp là một quần thể gồm 5 di tích tiêu biểu trong đó có đền thờ cụ Đốc Binh Kiều và miếu bà Chúa Xứ là nổi tiếng hơn cả. Hàng năm khách thập phương kéo về dự lễ hội Gò Tháp rất đông. Lễ vía bà Chúa Xứ cử hành vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, giỗ cụ Đốc Binh Kiều vào ngày 15 - 16 tháng 11 âm lịch. Nội dung các lễ hội gần như ổn định: Lễ cầu an, thảnh sanh, tế thần Nông, cúng Ông (Đốc Binh Kiều) hoặc cúng bà Chúa Xứ. Các lễ được tiến hành một cách long trọng, có nhạc lễ theo nghi thức cổ truyền. Ngoài ra còn có múa lân, hát bội, đấu võ, lửa trận. Lễ hội ở Gò Tháp là lễ hội cầu cho quốc thái, dân an, mùa màng được tươi tốt.
http://www.vienxumagazine.com/DiaPhuong15.htm