NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT
Tuesday, September 20, 2016
Ngài Ðại Ðức Santakicco (Tịnh Sự)
Ngài Ðại Ðức Santakicco (Tịnh Sự)
Ngài TỊNH SỰ, thế danh là VÕ VĂN ĐANG sanh năm 1913 . tại xã Hòa Long, quận Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp ngày nay).
Thân phụ của Ngài là cụ Ông VÕ VĂN TỔ, thân mẫu của Ngài là cụ Bà TRẦN THỊ THÔNG. Ngài được sanh trong một gia đình Nhogiáo, với bản chất thông minh, nên vừa bảy (7) tuổi, thân phụ Ngài cho học vỡ lòng chữ Nho. Ngài tiếp thu rất lẹ, lãnh hội rất
mau . Nhữngngười thân tộc vui tánh gọi Ngài là "thần đồng Lê Quí Đôn".
Khi mười hai (12) tuổi, Ngài vào chùa Bửu Hưng (cùng xã Hòa Long) tu và học kinh luật Sa di thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông. ThấyNgài thông minh, thầy của Ngài bấy giờ
đặt pháp danh cho Ngài là HUỆ LỰC.
Lúc hai mươi (20) tuổi, Ngài sang chùa Kim Huê (tại Sa Đéc) tu và học kinh Luật Tỳ
Kheo.
Đến hai mươi lăm (25) tuổi, Ngài về trụ trì Chùa Phước Định ở chợ Lách.
Khi ba mươi (30) tuổi, Ngài sang trụ trì chùa Viên Giác tại Long Hồ, Vĩnh Long.
Lúc ba mươi lăm (35) tuổi, Ngài sang nước Campuchia (Cao Miên) thọ giới Sa di tại
chùa Kùm-pung (Treyloko) ở Trà Pét, trong truyềnthống Phật giáo Nam tông Theravada.
Đến ba mươi tám (38) tuổi, Ngài sang nước Thái Lan, thọ giới Tỳ Khưu tại
chùa Paknam ở Bangkok . Vì thấy Ngài chuyên tâm hành đạo,nên vị thầy tế độ đặt pháp danh cho Ngài là
TỊNH SỰ Santakicco). Nơi đây, Ngài chấp trì nghiêm túc hạnh Đầu đà (Dhutanga), hànhThiền Chỉ (Samatha), tu Thiền Quán (Vipassana) và học Luận A-tỳ-đàm (Abhidhamma) đến sáu năm bảy tháng mới trở về Việt Nam.
Khi bốn mươi lăm (45) tuổi, Ngài về trụ trì chùa Viên Giác lại như trước, nhưng bây giờ, Ngài thay đổi sinh hoạt chùa, từ hình thức lẫn nộidung, hoàn toàn hành trì theo truyền thống Phật giáo Nam Tông. Trong thời gian trụ trì tại chùa Viên Giác, Ngài dịch Tạng Luật, các bộKinh Tạng, dạy Pháp học Siêu Lý và Pháp hành Tứ Niệm Xứ.
Lúc năm mươi chín (59) tuổi, Ngài về trụ trì chùa Siêu Lý tại Phú Định, thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, Ngài mở trường Phật học,chuyên dạy môn Abhidhamma và dịch các sách giáo khoa Phật học như: Vô Tỷ Pháp sơ đẳng, trung đẳng, cao đẳng và tạng A-tỳ-đàm.
Đến bảy mươi (70) tuổi, Ngài mới hoàn thành các dịch phẩm nói trên.
Qua năm bảy mươi mốt (71) tuổi, Ngài thọ bệnh tại chùa Siêu Lý ở Thành phố Hồ Chí Minh, rồi về chùa Viên Giác ở Vĩnh Long dưỡngbệnh.
Đêm mùng 6 tháng 5 năm Giáp Tý, Ngài thọ bệnh kiết lỵ. Đến nữa đêm, Ngài gọi Chư Tăng đến ban lời di huấn và gởi lời sám hối phổthông đến toàn thể Chư Tăng trong Giáo Hội, rồi gom tâm an trú trong Chánh niệm, Tỉnh giác. Lúc 6 giờ 15 phút, sáng ngày mùng 7 tháng5 ÂL (nhằm ngày 5 tháng 6) năm 1984, Ngài đang ngồi với sư Giác Tâm, bỗng Ngài ngước lên nhìn trần nhà và mĩm cười rồi tịch.
Sunday, May 22, 2016
KINH NGHIỆM VƯỢT QUA BỆNH TẬT ĐỂ SỐNG SÓT
KINH NGHIỆM VƯỢT QUA BỆNH TẬT ĐỂ SỐNG SÓT
TRONG DÂN GIAN CÓ BIẾT NHỮNG PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ ĐƯỢC NHỮNG BỊNH CÓ THỂ TỬ VONG. NHƯNG CHÚNG TA CÓ THỂ ĐƯỢC CHỈ ĐÚNG THUỐC ĐỂ UỐNG HẾT BỊNH HAY KHÔNG??? ĐÓ LÀ SỐ MẠNG. NẾU TỚI SỐ RỒI THÌ KHÔNG GẶP THẦY VÀ KHÔNG GẶP THUỐC.
CHO NÊN QUÝ THẦY THƯỜNG XƯỚNG TRƯỚC QUAN TÀI…..
“BẦU THUỐC THÁNH KHÔNG CỨU ĐƯỢC NGƯỜI VẮN SỐ,
CHÉN LINH ĐƠN KHÔNG CHỮA ĐƯỢC NAN Y.
Friday, September 12, 2014
LOI ICH CUA SU NIEM PHAT
LOI ICH CUA SU NIEM PHAT
Saturday, September 06, 2014
TIẾN SỸ THÍCH THIỆN MỸ. LỢI ÍCH CỦA SỰ NIỆM PHẬT 2
TIẾN SỸ THÍCH THIỆN MỸ. LỢI ÍCH CỦA SỰ NIỆM PHẬT 2
Sunday, October 13, 2013
mua ban hat chum ngay
mua ban hat chum ngay
o www.addthis.com/dashboard to customize your tools -->
http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6/cay_chum_ngay_vi_thuoc_quy.pdf
http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6
http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6
http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6
mua bán hạt chùm ngây
cây chùm ngây vị thuốc quí Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271 Email : thienmy.thich@gmail.com Chùm ngây: loài cây vạn năng cho vùng sinh thái khắc nghiệt Cây chùm ngây còn được gọi là "cây phép mầu", "cây thần diệu", hay "cây phép lạ", bắt nguồn từ tên tiếng Anh là "Miracle tree" Tiếng Ấn Độ là “ Moringa”. Thật vậy, đây là một loài cây đa tác dụng hay nói cách khác là cây vạn năng (multipurpose tree), vì ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các vùng đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nó được xem tài nguyên vô giá, chống nạn thiếu dinh dưỡng, Thông tin chi tiết về cây chùm ngây bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng hộ giảm nhẹ thiên tai. Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, các bộ phận của cây chùm ngây còn có dược tính phổ rộng, được dùng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Chính nền y học cổ truyền của Ấn Độ cũng đã xác định được 300 bệnh khác nhau được điều trị bằng lá của cây này. 1. Về dinh dưỡng học: cây chùm ngây đã thể hiện được rằng, hầu hết các bộ phận sống của nó có chứa đủ các thành phần dinh dưỡng, có thể giúp ích cho sự sống của con người và động vật. 1.1. Lá cây được dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát... Ở châu Phi, nó được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con. Lá chùm ngây chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng rất cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, provitamin A cao gấp 4 lần trong cà-rốt, calcium cao gấp 4 lần trong sữa, potassium cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp, và ngay cả protein cũng cao gấp 2 lần trong sữa. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B, các acid amin có lưu huỳnh như methionin, cystein và nhiều acid amin cần thiết khác. Do vậy, lá chùm ngây được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thực vật có giá trị cao. Trong 100 g bột lá sấy khô có: calori 205, protein (g) 27,1, chất béo (g) 2,3, carbohydrate (g) 38,2, chất xơ (g) 19,2, Ca (mg) 2,003, Mg (mg) 368, P (mg) 204, K (mg) 1,324, Cu (mg) 0,57, Fe (mg) 28,2, S (mg) 870, acid oxalic (mg) 1,6%, vitamin A-β carotene (mg) 16,3, vitamin B1 - thiamin (mg) 2,64, vitamin B2 - riboflavin (mg) 20,5, vitamin B3 - nicotinic acid (mg) 8,2, vitamin C - ascorbic acid (mg) 17,3, vitamin E - tocopherol acetate (mg) 113, arginin (g/16gN) 1,33%, histidin (g/16gN) 0,61%, lysin (g/16gN) 1,32%, tryptophan (g/16gN) 0,43%, phenylanaline (g/16gN) 1,39%, methionine (g/16gN) 0,35%, threonine (g/16gN) 1,19%, leucine (g/16gN) 1,95%, isoleucine (g/16gN) 0,83%, valine (g/16gN) 1,06%. 1.2. Bông chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước Tây phương sản xuất trà hoa chùm ngây bán ngoài thị trường), cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium. Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn với hương vị như măng tây. 1.3. Hạt chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt, có nơi trồng chùm ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn / ha. Dầu hạt chùm ngây chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid behenic. Ở Malaysia, hạt chùm ngây được dùng để ăn như đậu phụng. Dầu chùm ngây ăn được, và còn được dùng bôi trơn máy móc, máy đồng hồ, dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng, dùng để chải tóc. Dầu chùm ngây được bán ở thị trường dưới tên gọi tiếng Anh là ben-oil. Chính vì thế cây chùm ngây có tên là "Ben-oil tree". 1.4. Các đoạn rễ non được dùng làm rau thay cho cải ngựa. Cải ngựa là một loài rau diếp với tên khoa học là Armoracia rusticana = Cochlearia armoracia, tên tiếng Anh là Horseradish, vì thế cây chùm ngây còn có tên tiếng Anh là "Horsradish tree" và cũng từ đó người Việt còn gọi nó là "cây cải ngựa". 2. Về y học: nhiều bộ phận của cơ thể cây chùm ngây đã được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. 2.1. Lá, hoa và rễ được dùng trong y học cộng đồng, 1/ chữa trị các khối u. 2/ Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và 3/vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, 4/ lá chùm ngây có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. 5/ Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; 6/còn hạt dùng trị trướng bụng. 7/ Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da. 8/ Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống nhiễm trùng da. 9/Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có thêm nước cà-rốt là một thức uống lợi tiểu. Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. 10/Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, 11/diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. 12/ Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao. 13/ Hạt điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Loại kháng sinh này là một hỗn hợp kháng khuẩn và nấm có tên pterygospermin, danh pháp hóa học là glucosinolate 4 alpha-L-rhamnosyloxy benzyl isothiocyanate. Nhiều nơi trên thế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông, nước sông trong mùa lũ có tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 - 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột hạt chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 - 200 / 100 ml. 14/ . Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. 15/ Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh pterygospermin. 2.4. Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy. 2.5. Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các báo "Phytotherapy Rechearch" và "Hort Science" cũng đã cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp và ngay cả làm êm dịu thần kinh trung ương. VIII. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY TRÊN THẾ GIỚI: 16/ Mỹ hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất, sử dụng trong công nghê mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trong hơn là chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm, hóa chất. 17/ Ấn Độ: Chùm Ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal..); Phạn ngữ: Shobhanjana.Là một trong những cây thuốc “dân gian” rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia); trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện); trị đau quanh cổ (thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Cocci nia cordifolia, hạt mướp (Luffa) và hạt Lagenaria vulgaris); trị tiểu ra máu; trị thổ tả (dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen, và Chìa vôi. Hoa dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa để làm thuốc đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm còi, gây nôn và đau bụng khi có kinh. Hạt: dầu từ hạt để trị phong thấp. 18/ Pakistan: Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm Ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ngoài các cáchsử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như : Lá giả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ.. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai..Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt , phong thấp, gout, sưng gan và lá lách..Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng.. 19/ Trung Mỹ: Hạt Chùm Ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán • Saudi Arabia : Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông. • Việt Nam : Rễ Chùm Ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục. Hạt làm giảm đau. Nhựa (gomme) từ thân có tác dụng làm dịu đau. Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý: Hiện nay chưa có những báo cáo về những nguy hại đối với sức khoẻ trong việc sử dụng Hạt và Rễ Chùm Ngây theo các liều lượng trị liệu. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. Liều cho uống : 5gram/ kg trọng lượng cơ thể, thử trên chuột , gây phản ứng keratin hóa quá mức tế bào bao tử và sơ hóa tế bào gan. Liều chích qua màng phúc toan 22 đến 50 mg/ kg trọng lượng cơ thể gây tử vong nơi chuột thử nghiệm. Không nên dùng Rễ Chùm ngây nơi phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai. ( Nguồn:DS Trần Viết Hưng/ ĐH Cần Thơ) 3. Về ứng dụng công nghiệp: gỗ cây chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi, nhưng năng lượng không cao. Nó được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho kỹ nghệ giấy và còn được dùng để chế phẩm màu xanh. Vỏ cây có khả năng cung cấp ta-nanh (tannin, tanin), nhựa dầu và sợi thô. 4. Khả năng phòng hộ: Cây chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây chùm ngây được trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có khả năng cải tạo đất, lá dùng làm phân xanh và làm thức ăn bổ sung cho gia súc rất tốt, cây có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp nên được trồng làm cảnh. 5. Đặc điểm hình thái học: Cây chùm ngây có dạng sống là cây gỗ nhỏ, cao từ 8 - 10m. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 - 60 cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc mốc, không lông, dài 1,3 - 2 cm, rộng 0,3 - 0,6 cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 30 - 120 cm, rộng 2 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 20), tròn dẹp, to khoảng 1 cm, có 3 cánh mỏng bao quanh. 6. Đặc điểm phân loại: chùm ngây là một trong 13 loài thuộc chi Moringa, họ Moringaceae, với tên khoa học là Moringa oleifera Lamk.. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiếng Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc từ olei- (dầu) và -fera (mang, chứa). Tên đồng nghĩa là Moringa pterygosperma Gaertn. (pterygosperma: phôi có cánh, tên kháng sinh pterydospermin cũng từ đây mà có), Guilandina moringa L., Moringa moringa (L.) Small. Trên thế giới, chùm ngây được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Tiếng Anh: Horsradish tree, Ben tree, Behn tree, Ben-oil tree, Benzolive tree, West Indian ben, Drumstick tree, Moringa tree Tiếng Pháp: Ben ailé, Ben ailée, Ben oléifère, Moringa ailée, Pois quénique Tiếng Đức: Behenbaum, Behennussbaum, Meerrettichbaum Tiếng Hà Lan: Benboom, Peperwortel boom Tiếng Ý: Been, Bemen. Tiếng Arabia: Habbah ghaliah, Rawag (Sudan), Shagara al ruway (Sudan). Tiếng Bồ Đào Nha: Acácia branca, Moringa, Muringueiro. Tiếng Tây Ban Nha : Arbol de las perlas, Arbol do los aspáragos, Ben, Jacinto (Panama), Jasmin francés, Jazmin francés (Puerto Rico), Maranga, Maranga calalu (Honduras), Marango (Costa Rica), Palo de aceite (Dominican Republic), Palo de abejas (Dominican Republic), Paraíso, Paraíso blanco (Guatemala), Perlas (Guatemala), Resada (Puerto Rico). Tiếng Nga: Моринга олейфера. Tiếng Myanmar: Dandalonbin, Dan da lun. Tiếng Nhật: Wasabi no ki. Tiếng Khmer : Daem mrom. Tiếng Indonesia : Kelor, Kalor. Tiếng Malaysia : Moringa, Muringa, Sigru. Tiếng Ấn Độ : Sobhan jana. Tiếng Tamil: Murungai. Tiếng Thái: Ka naeng doeng, Ma khon kom, Ma rum (bean / pod), Phak i huem, Phak i hum, Phak nuea kai, Phak ma rum (leaves), Se cho ya. 7. Đặc điểm phân bố: Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Arabia, châu Phi, vùng Viễn Tây châu Mỹ; được trồng và mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Phi, nhiệt đới châu Mỹ, Sri Lanka, Ấn Độ, Mexico, Malabar, Malaysia và Philippines. Ở Việt Nam, từ lâu, cây đã được trồng ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc. Gần đây, kiều bào ở Mỹ Trần Tiễn Khanh đã chuyển về Việt Nam 100 hạt giống, đã được phân phát cho một số nông dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng. 8. Đặc điểm sinh thái: Cây có khả năng sống từ vùng Cận nhiệt đới khô đến ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô đến vùng rừng ẩm. Chịu lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 - 28,5oC và pH 4,5 - 8. Chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô 9. Nhân giống: Ở Ấn Độ, cây được nhân giống bằng cành 1 - 2 m. Thời vụ thích hợp từ tháng 5 - 8. Cây bắt đầu cho quả sau 6 - 8 tháng trồng. Quả được thu hoạch giữa tháng ba và tháng tư, sau đó thu lại một đợt nữa trong tháng 9 và tháng 10. 10. Tình hình sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp., Polyporus gilvus. Như vậy, đối chiếu các tính năng thực vật học, sinh thái học và các thành tựu về dinh dưỡng học, y học, môi trường học, chúng tôi thấy rằng, đây là một loài cây đầy tiềm năng cho việc hỗ trợ sự phát triển cộng đồng nông thôn miền núi và vùng cát ven biển. Ở khu vực miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, cuộc sống của cư dân trên dải đất cát ven biển đang gặp nhiều khó khăn, do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và điều kiện khắc kiện của môi trường sống, rất cần phát triển những loài cây vạn năng thích hợp. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc nghĩ tới việc bố trí thử nghiệm các mô hình trồng cây đa tác dụng cho vùng cát ven biển và vùng cát nội đồng, mà cây chùm ngây là một đối tượng không thể bỏ qua, hầu giúp cư dân nơi đây có thêm một nguồn tài nguyên mới, hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cứu đói những lúc giáp hạt. *Lợi ích và công dụng : Chùm ngây là một trong những loài cây vô cùng hữu ích. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm. Lá của cây chùm ngây được dùng làm rau. Nó có thể ăn sống như các loài rau sống khác. Cũng có thể nghiền lá ra để làm nước sinh tố. Nếu nấu canh thì ta được món canh giống với canh rau ngót. Người già, trẻ em và người có thể trạng yếu, nếu ăn rau chùm ngây sẽ rất mau khỏe. Cần chú ý, phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì có thể bị sẩy thai. Chùm ngây còn có tác dụng phòng và trị rất nhiều bệnh như: Ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, bệnh tim mạch, ung loét, co giật, bệnh gan... Nó giúp ta hạ huyết áp và hạ cholesterol, chống oxy hóa... Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đều đề cao cây chùm ngây, coi nó là cứu tinh cho người nghèo, đặc biệt ở các nước thuộc thế giới thứ 3... Và còn rất nhiều công dụng không thể ngờ tới của chùm ngây mời anh em thao khảo trên internet *Giá trị kinh tế [LIST] • lá non 1 kg từ 70.000 - 80.000 đồng • Rễ cây 20 năm tuổi 800 - 1000 000 đồng/kg • Bột lá khô :500 - 600 000 /kg
Sunday, June 02, 2013
Lợi ích của niệm Phật - Pháp Sư Tịnh Không
Lợi ích của niệm Phật - Pháp Sư Tịnh Không
Tuesday, April 23, 2013
Tiểu sử Hòa Thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963)
Ý nghĩa Đại Giới Đàn VĨNH TRÀNG
Đức Thế Tôn ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên là “Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Cho nên suốt 49 năm thuyết pháp, đức Thích Ca Như Lai duy chỉ bày cho chúng sanh biết làm thế nào để giác ngộ Phật tánh nơi tâm mình. Nhưng muốn giáo pháp trường tồn, phải lấy giới luật làm Thầy và có người thừa kế : “Tam Thế Chư Phật dĩ giới luật vi sư” (Ba đời chư Phật đều lấy giới luật làm thầy) và “Tỳ ni tạng trụ Phật Pháp diệc trụ, Tỳ ni tạng diệt Phật Pháp diệc diệt” (Giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật mất thì Phật pháp cũng mất).
Thật vậy! Sau khi thành tựu đạo quả Bồ đề dưới cội cây Tất-bát-la, đức Thế Tôn chuyển pháp luân lần đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển cho năm anh em Kiều Trần Như với bài pháp Tứ Diệu Đế. Từ đó, Tam Bảo được hình thành. Ánh sáng Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi của đức Phật lan tỏa khắp muôn nơi, người quy hướng về Ngài xin xuất gia càng thêm đông, và dần dần tăng đoàn lớn mạnh.
Trong suốt mười hai năm đầu, đại chúng tỳ kheo hoàn toàn thanh tịnh, tất cả mọi sinh hoạt đều nằm trong khuôn khổ của thiền định và tỉnh giác, người đắc Thánh quả nhiều, chưa có những điều phi pháp xảy ra. Nhưng sau đó, Tăng đoàn lớn mạnh, xen lẫn trong đại chúng thanh tịnh có những người làm điều phi pháp, phá vỡ sự thanh tịnh và hòa hợp, làm cản trở sự tu tập giải thoát. Chính vì thế, để ổn định Tăng đoàn, Đức Phật đã chế định ra giới luật theo nguyên tắc “tùy phạm tùy chế”, phạm tới đâu chế tới đó, tùy bệnh bào chế thuốc trị liệu, tạo nên kỷ luật cho đời sống xuất gia.
Những điều giới mà Đức Phật chế ra trong suốt một đời được các vị đệ tử của Ngài gìn giữ, truyền thừa và kết tập lại thành một hệ thống gọi là Luật Tạng. Năm giới của cư sĩ tại gia, mười giới của Sa di và Sa di ni, 250 giới của tỳ kheo, 348 giới của Tỳ kheo ni, 10 giới trọng, 48 giới khinh của Bồ tát giới… cũng được trích ra từ đó.
Chúng đệ tử Phật, những trang Thích tử Như Lai, bậc xuất trần thượng sĩ, tự nguyện giữ gìn mạng mạch Phật Pháp để lưu truyền nơi thế gian, lãnh trách nhiệm “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, từ đời này sang đời khác đã không ngừng nói lên sự chân thật, sự tốt đẹp của cuộc đời.
Cận đại lịch sử hơn 300 năm trước, bậc Thạch trụ Tòng Lâm, Hương Hải Thiền sư đặt chân trên dãi đất hẹp xứ đàng trong và thuận gió xuôi buồm, vượt trùng dương ra đàng ngoài, khôi phục dòng thiền Trúc Lâm đất Bắc, liên tục mở đàn thí giới, thắp sáng ngọn Tâm đăng Phật Tổ. Phương Nam đàng trong các chúa Nguyễn theo bước chân các bậc minh quân, thánh triết tiền nhân, chủ trương : “Quốc vương đại thần duy trì Phật pháp”. Vào ngày mồng 01 tháng 04 năm Ất Hợi (1695) Quốc Chúa Bồ Tát Nguyễn Phúc Chu làm đại thí chủ, Hộ giới Già Lam, tổ chức Đại Giới Đàn quy mô, lập tam Đàn cụ túc truyền giới cho 1.400 (một nghìn bốn trăm) giới tử, Đàn Sa Di, Tỳ Kheo, đàn thứ ba truyền giới Bồ tát cho Công hầu, Khanh tướng, Tông tộc Chúa Nguyễn. Quốc Chúa cũng thọ giới Bồ tát một đàn riêng biệt, duy trì mạng mạch Phật pháp.
Vùng đất mới Sa Giang đầy phù sa, xứ hiền hòa, sông nước hữu tình, đầy hoa thơm, cây lành trái ngọt, mở đầu dân cư đông đúc, làm ăn mua bán tấp nập nơi giao thương Đông Khẩu đạo (Sa Đéc), những sứ giả Như Lai, theo đoàn người đi mở đất, Thiền sư Tịnh Độ dựng đạo tràng Đức Long Cổ Tự năm 1700, Lê Thiền Sư khai sơn Phước Lâm Cổ Tự năm 1720. . . từ đó liên tục mở các đàn truyền giới và Cơ sở Tự viện càng nhiều, truyền thừa Gia phong thiền Lâm Tế từ đời kế tục mãi cho đến nay. Sa Đéc còn nổi tiếng bởi nhân gian truyền tụng : “Sa Đéc là đất Phật”.
Khởi nguyên dân tộc miền Nam, các Chúa Nguyễn và Quốc chúa Bồ tát Nguyễn Phúc Chu cùng chư tôn đức Tăng già, đem ánh đạo vàng Từ bi Trí tuệ phổ hoá nhân gian, ứng dụng thực tiễn mọi phương tiện thiện xảo, hiệu quả trong việc giáo hoá quần chúng thành công chân thiện mỹ, góp phần Tốt Đạo Đẹp Đời - Phụng Đạo Yêu Nước trên tinh thần: “QUỐC VƯƠNG ĐẠI THẦN DUY TRÌ PHẬT PHÁP - HỘ QUỐC AN DÂN”. Trên non cao tận trời xanh, dưới biển cả mênh mông, đất rộng thênh thang, nơi nào có linh khí của đất trời, nơi đó có cuộc sống an nhiên tự tại của các Ngài.
Cho nên người đệ tử Phật cần phải tôn nghiêm giới luật như là vị đạo sư của mình để ứng dụng xây dựng Đạo pháp Dân tộc.
Cơ sở tự viện nào có nề nếp thanh quy nghiêm ngặt, đó là môi trường tốt để đào tạo Tăng tài cho Đạo Pháp và dân tộc. Đạo Phật có tồn tại và phát triển hay không, chính là nhờ những thế hệ Tăng già phúc trí trang nghiêm, Tài Đức song toàn. Tài năng nhờ hiểu sâu Phật Pháp, Đức hạnh nhờ giữ giới tinh chuyên. Có Tài mà không có Đức thì chưa phải là người xuất gia đệ tử Phật chân chính. Cho nên, khẳng định rằng : “Giới luật chính là thọ mạng của Phật Pháp vậy”.
Sau khi thống nhất đất nước, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 đến nay, các tỉnh thành trong cả nước liên tục tổ chức các giới đàn truyền giới cho Tăng Ni và Phật Tử tại gia, với trách nhiệm là: “Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”, thực hiện tính kế thừa tre tàn măng mọc, nhằm duy trì mạng mạch giáo pháp của Như Lai.
Các Tăng Ni Phật Tử sau khi thọ nhận giới pháp, trang nghiêm giới thể do thập sư trao truyền, một mặt lo tu tập bản thân để nâng cao đức hạnh, mặt khác thể hiện công hạnh lợi tha là hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh (hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp).
Với ý nghĩa to lớn ấy, Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh Đồng Tháp thể theo nguyện vọng của Tăng Ni và Phật Tử tại tỉnh nhà, đáo lệ tổ chức Đại Giới Đàn Vĩnh Tràng - Thời gian: 04 ngày, từ ngày 18 đến ngày 21/04/2013 (nhằm ngày 09 đến 12 tháng 03 năm Quý Tỵ).
- Địa điểm:
* Giới đàn Tăng: Phước Hưng Cổ Tự, phường 1, TX. Sa Đéc.
* Giới đàn Ni: chùa Phước Huệ, Phường 1, TX. Sa Đéc.
Đại Giới Đàn này được mang tên “Giới Đàn VĨNH TRÀNG”, nêu gương bậc Giới đức kiêm ưu, Đạo hạnh khả kính, làm biểu tín cho hàng Thích tử đắc giới, tiếp nối mạng mạch Phật pháp, truyền đăng tục diệm, tiếp ngọn lửa hương Từ bi Trí tuệ của Phật Tổ.
Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Đồng Tháp, Tổ đình Phước Hưng Cổ Tự, Đạo tràng Ni giới Phước Huệ, long trọng tổ chức Đại Giới Đàn Vĩnh Tràng, dùng Hương Tịnh Thủy “Bát Công Đức”, ghi lại hành trạng đại lão Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng làm Phương danh, cúi đầu chí thành thắp Giới-Định- Huệ hương, tưởng niệm bậc Cao Tăng Giới Đức Kiêm Ưu, đã cống hiến trọn đời, hiện thân giáo, tiêu biểu Danh Đức sáng ngời cho hậu thế trong sự nghiệp giáo dục đào tạo Tăng Ni, Phật tử tiếp nối, hoằng pháp độ sinh :
Tiểu sử Hòa Thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963)
Hòa thượng thuộc dòng thiền Lâm Tế chánh tông đời thứ 40, pháp húy Hồng Tỵ, hiệu Vĩnh Tràng, thế danh Trần Văn Tỵ, sinh năm Tân Tỵ (1881) tại Lai Vung, Phủ Tân Thành, An Giang (nay huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). Thân sinh Ngài là cụ ông Trần Văn Bè, vốn sinh trưởng trong gia đình trung lưu kính tin Tam Bảo.
Năm Giáp Thìn (1904) sau khi thông thạo nghề thợ Kim hoàn, sự nghiệp thành đạt, cụ thân sinh quyết định lo bề gia thất cho Ngài. Nhưng do duyên Bồ đề đã ươm mầm, vườn hoa Bát nhã đơm bông, chí thoát trần thúc giục, Ngài khước từ việc hôn nhân và xin phép song thân cho Ngài theo lý tưởng Phật đà tìm đường giải thoát… Bái tạ từ giã Phụ thân, hiền mẫu, dịp lễ tưởng niệm ngày Tổ sư Minh Thông hiệu Hải Huệ viên tịch lần thứ nhất, vào ngày mồng 4 tháng 8 năm này, Ngài tìm đến Bửu Lâm Cổ Tự (Chùa Tổ) rạch Cái Bèo, làng Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, đảnh lễ đại lão Hòa thượng Như Liễn hiệu Phổ Lý, xin thế phát xuất gia làm Thích tử và Ngài được Hòa thượng Bổn sư ban cho pháp danh Hồng Tỵ hiệu Vĩnh Tràng. (Đại lão Hòa thượng Phổ Lý là một trong những vị danh Tăng đầu thế kỷ 20, sau khi buổi hiệu triệu canh tân Phật giáo do Tổ Khánh Hòa, Huệ Quang. . . Ngài vô cùng cảm kích, dùng tiếng khóc dấy động phong trào chấn hưng Phật giáo toàn quốc).
Do được hầu cận chư vị cao Tăng thạc đức, được chư tôn giáo phẩm tiền bối un đúc, nên sự học tu của Ngài càng thêm tinh tấn và hiệu nghiệm.
Năm Ất Tỵ (1905) sau khi lễ Đại tường mãn tang Sư tổ Minh Thông hiệu Hải Huệ, thì Ngài được thọ giới Sa di tại Tổ đình Khải Phước Nguyên, Lấp Vò, Thiền sư Như Khả hiệu Chân Truyền đương vi Đàn đầu Hòa thượng.
Năm Tân Hợi (1912) Ngài thọ Cụ túc giới tại giới đàn Minh Thông, Tổ đình Khải Phước Nguyên, Lấp Vò, Thiền sư Như Khả hiệu Chân Truyền đương vi Đàn đầu Hòa thượng.
Sau đó để tiếp tục sự nghiệp Truyền đăng tục diệm, báo Phật thâm ân, hoằng truyền chánh pháp, hóa độ chúng sanh, Ngài được Hòa thượng Bổn sư bổ xứ về Lai Vung Trụ trì ngôi Già lam Hội Phước ven sông Hậu và cố vấn Trụ trì các Tự viện lân cận như Chùa Phương Trì, Chùa Long Phước. . .
Mùa Thu năm Đinh Sửu (1937) các vị bô lão Hội đồng làng Tân Vĩnh Hòa, đại diện Phật tử Sa Đéc cung thỉnh Ngài về Trụ trì ngôi Phước Hưng Cổ Tự.
Mùa Xuân năm Mậu Dần (1938) Ngài phát nguyện bách bộ hành hương ra tận đất Bắc, chiêm bái Danh lam Thánh tích. Khi về Ngài đến Tổ đình Thiên Phúc Tự (chùa Thầy chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội), chiêm bái Thánh tăng, chia sẻ Phật sự với vị Trụ trì và thỉnh một chiếc mõ bằng gỗ quý, nặng khoảng 15 kg, đường kính bề ngang 1,4 m, bề dọc 70 cm. Không quản đường xa vạn dặm, vượt bao vất vả khó khăn, Ngài vừa đội chiếc mõ trên đầu, mỗi bước chân liền niệm Phật. Hành trình bao tháng ngày niệm Phật kinh hành, mang bảo vật pháp khí đất Bắc về tận Đồng bằng sông Cửu Long, cầu nguyện non sông đất nước, Bắc Nam liền một dãi, mãi mãi trường tồn bất diệt. Chiếc mõ được an vị và bảo lưu tại Chánh điện Phước Hưng Cổ tự cho đến nay.
Trải bao năm tháng với tuế nguyệt phong sương, sớm hôm hòa quyện với tiếng mõ, hồi chuông ngân vang cùng kinh vàng, kệ ngọc:
Mõ sớm chuông chiều, gợi ý khách trần trong biển ái;
Câu kinh tiếng kệ, nhắc lòng người tục giữa sông mê.
Năm Kỷ Sửu (1949) giặc Pháp quyết định thiêu hủy ngôi Cổ Tự Phước Hưng với lý do nghi ngờ chùa này là cơ sở nuôi dấu chiến sĩ Cách mạng chống Pháp, nhưng nhờ đức hạnh của Ngài cảm hóa giới quan chức trí thức địa phương cùng quần chúng Phật tử mà ngôi Cổ Tự thoát hỏa nạn, và Danh thắng Phước Hưng được tồn tại.
Năm Nhâm Dần (1962) do tuổi già sức yếu, tự biết không còn trụ thế bao lâu, Ngài kiến nghị Giáo hội bổ xứ người về đãi lao Ngài Trụ trì ngôi Cổ Tự. Trọng Đông năm này, Hòa thượng Thích Thiện Hòa – Trị sự Trưởng Giáo hội Tăng Già Nam Việt ký quyết định bổ nhiệm đồng môn pháp lữ, Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt Trụ trì Phước Hưng Cổ Tự và lo hậu sự cho Ngài.
Đầu Xuân năm Quý Mão (1963) nhân dịp lễ kỷ niệm ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm đản sinh, Ngài tắm gội, mặc áo cà sa, nằm nghiêng bên hữu, thế cát tường, tay phải gối đầu, tay trái xuôi theo hông, miệng Ngài mỉm cười từ biệt đại chúng bằng câu niệm A Di Đà Phật, an nhiên thu thần viên tịch vào giờ Mão ngày 19 tháng 2 âm lịch.
Trụ thế 83 Xuân
Giới lạp 52 Hạ
Trụ trì 52 Đông
Những vị đệ tử xuất gia với Ngài tiêu biểu như các vị :
Hòa thượng Thích Thiện Huệ, hiện Trụ trì Tổ đình Phước Hưng Cổ Tự, Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp, cố Hòa thượng Thích Thiện Phước pháp húy Nhật Thọ, nguyên Trụ trì chùa Phật Học, Cần Thơ, cố Hòa thượng Thích Thiện Long pháp húy Nhật Thạnh, nguyên Trụ trì chùa Phương Trì, cố Hòa thượng Thích Thiện Tồn pháp húy Nhật Dần, nguyên Trụ trì Hội Phước Cổ Tự, Lai Vung, cố Hòa thượng Thích Thiện Thanh pháp húy Nhật Uông, nguyên Trụ trì chùa Long Phước, Long Hậu, Lai Vung . . . Đệ tử tại gia quy y thọ ngũ giới, Thập thiện, Bồ tát giới hàng vạn người.
Lúc trẻ, Ngài vân du khắp danh lam thánh tích đất Bắc, độc bộ hành cước, tham học chư sơn thiền đức vùng thất sơn mầu nhiệm, Châu Đốc.
Đương thời Ngài được sự quý mến của chư tôn đức Tăng già, đặc biệt là đại lão Hòa thượng Luật sư Thích Chánh Quả trụ trì Kim Huê Cổ tự.
Một hôm viên quan Tri huyện Lai Vung, Trần Thượng Tân (1917-1947) đến hỏi ý nghĩa Phật tánh, Ngài trích dẫn Kinh Viên Giác để chia sẻ :
“Tất cả chúng sanh đều đã thành Phật”
- Trong quặng, vàng đã thành sẵn, chỉ do lẫn lộn với đất cát tạp chất, nay luyện bỏ đất cát thì vàng hiện ra. Nếu trong quặng vốn không sẵn có vàng thì dù tinh luyện cách mấy cũng không thể thành vàng.
Cũng vậy; Phật tánh không thể giảm bớt hay gián đoạn, Chân Tâm, Phật tánh vốn sẵn nơi chính mình :
Niệm Phật niệm Tâm, Tâm niệm Phật;
Tham thiền tham Tánh, Tánh tham thiền.
Chúng ta tu hành cũng giống như luyện vàng vậy!
Đối với xã hội, Ngài là bậc mô phạm mẫu mực để tiêu biểu cho một công dân tốt, khiến giới quan chức trí thức địa phương vô cùng kính mến và xin quy y làm đệ tử, thành Hộ pháp phụng sự Tam Bảo.
Từ lúc xuất gia nhập đạo làm Sa môn Thích tử, Ngài lập nguyện tu hạnh đầu đà, nghiêm cẩn trì giới luật, suốt đời không ăn sang mặc đẹp; trong cuộc sống thường nhật Ngài luôn thể hiện Tri túc để trang nghiêm cho phong cách an lạc thanh nhàn, thọ trì đọc tụng Kinh Đại Thừa, ít nói để thanh tịnh tâm niệm Phật, thật xứng danh là bậc “ĐẠO HẠNH KHẢ PHONG”. Hạnh nguyện hiện thân giáo hóa của Ngài hơn vạn lời giáo huấn :
Lên điện báu trong tâm ngời thánh trí;
Nhập thiền môn dưới gót hiện hoa sen.
Sự thị hiện của Ngài là một bài thuyết pháp không lời. Hương thơm đức hạnh của Ngài mãi mãi với thời gian. Hành trạng cuộc đời và sự nghiệp hành hóa của Ngài là ánh quang minh, luôn soi đường dẫn bước cho hậu thế noi theo tu học.
Thích Vân Phong kính soạn
Tiểu sử Hòa thượng Thích Thiện Minh (1920 – 1992)
Để tưởng niệm ngày Viên tịch lần thứ 21 cố Hòa thượng Thích Thiện Minh.
Nguyên Thành viên Hội đồng Trị sự Trung Ương GHPGVN. - Nguyên Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp. -Nguyên Trụ trì Linh Quang Tự, Thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Một trong những vị Hòa thượng Luật sư cuối thế kỷ 20, của Phật giáo tỉnh Đồng Tháp.
Tiểu sử Hòa thượng Thích Thiện Minh (1920 – 1992)
Hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40, pháp húy Thục Hải, hiệu Thiện Minh. Tục danh Phạm Văn Giáo, sinh năm Canh Thân (1920) niên hiệu Khải Định năm thứ 5, tại tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Thân phụ là cụ ông Phạm Văn Khuê, hiền mẫu là cụ bà Lê Thị Tỵ. Nhị vị Phật gia đều phúc hậu, kính tin Tam Bảo. Ngài là con thứ 3 trong gia đình 7 anh chị em.
Năm Giáp Tuất (1934) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 10, vì hoàn cảnh loạn lạc bởi vùng xôi đậu chiến tranh, nên Ngài đành phải nghỉ học để phụ giúp việc gia đình và thủ hiếu với song thân.
Sau khi ổn định gia đình, Ngài tìm đến Sư cụ Thiện Tồn để học Đông Y Nam dược và từ đó cùng Sư Viên Phước (ông Đạo Ba) say mê trong việc phục vụ từ thiện xã hội qua ngành Y tế.
Năm Nhâm Thìn (1952), nhận thức được lý tưởng cuộc sống, thấu triệt lẽ sinh diệt vô thường, Ngài hiểu rằng chỉ có con đường Phật pháp mới thật sự giải quyết vấn đề sinh tử luân hồi, chấm dứt mọi khổ đau, đem lại sự an lạc hạnh phúc hiện tại, Ngài quyết chí ly trần thoát tục. Được Hòa thượng Thích Quảng Hiếu hiệu Thiện Tồn nhận làm đệ tử, truyền Tam quy y, Ngũ giới, ban cho pháp danh Thục Hải hiệu Thiện Minh, trở thành tịnh nhân tập tu hạnh xuất gia, và được làm thị giả hầu thầy Bổn sư tại Đức Long Cổ Tự nơi quê nhà. Từ đây :
Thân vun bồi nơi đất Bồ Đề;
Tâm vững trụ tại rừng Bát Nhã.
Sau ba năm trau giồi giới hạnh chốn thiền môn, trở thành trang thích tử xuất gia. Ngài được chính thức thọ giới Sa Di tại Bổn tự Đức Long do Hòa thượng Bổn sư Thích Thiện Tồn đương vi Đàn đầu Hòa thượng, từ đây Ngài tinh chuyên học giới luật và nổi tiếng gìn phạm hạnh, giữ oai nghi.
Năm Nhâm Dần (1962) Ngài được Bổn sư Hòa thượng cho phép đăng đàn thọ cụ túc giới tại Sắc tứ Hội Long cổ tự, tỉnh Long An, do lão Hòa thượng Thích Hoằng Đức đương vi Đàn đầu Hòa thượng.
Thanh tịnh pháp y thọ nhận, hạnh nguyện Bồ tát thừa hành, Ngài chuyên tinh giới luật, lấy Ba la đề mộc xoa làm thọ mạng, kim chỉ nam cho cuộc sống tu hành.
Để tăng trưởng đạo lực và vun bồi phước huệ, nhị nghiêm thân, thừa hành Phật sự. Ngài An cư nhập chúng tu học các nơi như : Chùa Giác Long, nay thuộc xã Tân Khánh Đông, Thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Chùa Pháp Hội, Linh Sơn Cổ Tự , Chùa Giác Sanh, Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Chùa Hội Long, Chùa Hoằng Khai, Chùa Hàn Lâm, Chùa Hưng Phú, tỉnh Long An . . . nhập chúng An cư nơi đâu, Ngài luôn luôn khiêm cung, giữ lục hòa kỉnh pháp, giới đức kiêm ưu trang nghiêm đạo hạnh, nên được pháp lữ kính mến, bậc Tôn túc tin yêu.
Trãi bao năm tháng đó đây tu học, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức lãnh đạo, an chúng. Ngài dừng chân trụ trì Linh Quang tự, nay thuộc Phường An Hòa, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, tiếp tăng độ chúng và mở phòng Đông Y Nam dược từ thiện, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đồng bào địa phương. Góp phần duy trì và phát triển nền Y học dân tộc cổ truyền. Đối với Phật sự Giáo hội; Ngài lần lược được cung thỉnh đảm trách các chức vụ trong Tỉnh hội Phật giáo như :
Năm Quý Sửu (1973) Ngài đảm trách chức vụ đặc ủy Tăng sự GHPGTN tỉnh Sa Đéc.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, hòa nhịp trong giai đoạn hòa bình độc lập, Bắc Nam sum họp một nhà, Phật giáo nước ta một lần nữa tổ chức đại hội Phật giáo toàn quốc tại thủ đô Hà Nội vào mùa Đông năm Tân Dậu (1981), thành lập Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và khi tỉnh nhà chánh thức thành lập tỉnh hội Phật Giáo Đồng Tháp nhiệm kỳ I (1982 – 1987) Ngài được cung thỉnh vào Ban Trị sự tỉnh với chức vụ Ủy viên Giáo dục Tăng Ni.
Mùa an cư tại Phước Hưng cổ tự năm này, Ngài được cung thỉnh chức Thiền chủ và sau đó khai Đàn truyền giới, Ngài đương vi Giáo thọ A Xà Lê (đàn giới này thượng tọa Thích Tâm Hòa hiện ở Canada đậu thủ khoa giới phẩm Tỳ kheo).
Năm Quý Hợi (1983) Ngài trùng tu Đức Long cổ tự, xã Tân Dương, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Trùng tu Chùa Linh Phước xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Năm Bính Dần (1986) bắt đầu trùng tu và phát triển Bổn tự Linh Quang cho đến cuối đời.
Năm Đinh Mão (1987) Nhiệm kỳ II Ban Trị sự, đại hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp cung thỉnh Ngài lên ngôi Phó ban Trị sự kiêm Ủy viên hướng dẫn Nam Nữ cư sĩ Phật tử.
Năm Mậu Thìn (1988) Đại giới đàn Vĩnh Đạt do Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp tổ chức tại Phước Hưng cổ tự, Thị xã Sa Đéc. Ngài được cung thỉnh đương vi Yết Ma A Xà Lê tuyền giới cho hơn 200 giới tử.
Năm Canh Ngọ (1990) sau khi Hòa thượng Thích Huệ Phát, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội viên tịch, Ngài lên đảm trách Quyền Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp.
Năm Tân Mùi (1991) Đại hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ II, Ngài được suy tôn ngôi Trưởng Ban Trị sự. Mùa Hạ an cư năm này tổ chức tại Linh Quang tự do Ngài làm chủ Hương, Hòa thượng Thích Minh Tấn đương vi Thiền chủ, cho hàng trăm chư tăng tu học. Mùa Thu năm này Đại giới đàn Vĩnh Đạt tổ chức tại Phước Hưng cổ tự vào dịp lễ Tưởng niệm ngày viên tịch lần thứ 4 cố đại lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt, nguyên Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Đồng Tháp nhiệm kỳ I, vào ngày rằm tháng 9 Âl (22.10.1991), Ngài được cung thỉnh đương vi Đàn đầu Hòa thượng truyền giới cho hơn 200 giới tử.
Với trách nhiệm Trưởng Thủy thủ lèo lái con thuyền Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, Ngài cố gắng hết sức mình chuyển tải những chất liệu xúc tác, để tiếp tục xây dựng nền tảng cho tương lai ngôi nhà Phật giáo như những Phật sự :
Quan tâm khuyến học đối với Tăng Ni Phật tử, nâng cao trình độ để phục vụ Đạo pháp – Dân tộc. Với nguyện vọng đó; Ngài chỉ đạo cho các Ban đại diện Huyện, Thị trong tỉnh cố gắng nhân rộng các lớp giáo lý, mở đạo tràng truyền Bát Quan trai cho Phật tử tại gia, tu một ngày an lạc trong môi trường xuất gia, khuyến khích Phật tử thọ Bồ tát giới tại gia nhằm phát huy Đại thừa Bồ tát đạo, đặc biệt là trước khi mở trường Cơ bản Phật học thì Ngài đích thân góp phần cùng Tổ đình Phước Hưng lo xây dựng Tăng xá và tự tay Ngài làm dưa muối để cải thiện bữa ăn cho Tăng sinh suốt một khóa 4 năm. Ngài không thích ăn sang mặc đẹp; trong cuộc sống thường nhật Ngài luôn thể hiện Tri túc để trang nghiêm cho phong cách an lạc thanh nhàn, ít nói để thanh tịnh tâm niệm Phật, thật xứng danh là bậc “ĐẠO HẠNH KHẢ PHONG” , Ngài thường dự vào hàng Tam sư, Thất chứng truyền trao giới pháp, làm Chứng minh đạo sư, Tuyên Luật sư, Thiền chủ tại các khóa An cư kiết Hạ trong và ngoài tỉnh.
Đối với xã hội, Ngài là bậc mô phạm mẫu mực để tiêu biểu cho một công dân tốt, khiến giới quan chức địa phương vô cùng kính mến và hàng vạn người xin quy y làm đệ tử. Ngài vận dụng Y phương minh, hưng khởi đại Bi Tâm, dùng Từ nguyện lực, chia sẻ với tha nhân. Xem mạch bốc thuốc, châm cứu là điều ứng dụng Y phương minh giúp bệnh nhân tứ đại điều hòa, thân khỏe mạnh, dùng 37 phẩm Trợ Đạo và pháp môn Tịnh độ để giúp mọi người tự trị liệu, chuyển hóa nội tâm bởi nghiệp chướng ưu phiền, biến khí tam độc tham, sân, si thành hương Giới, Định Huệ. (Bút tích Ngài ghi : “Suốt chín năm khổ hạnh, kết duyên pháp lữ với Sư Viên Phước học Đông Y Nam Dược chẳng kể gian lao, không nài sự khó nhọc . . . xuống ghe thả trôi theo dòng Sa Giang đó đây trên sông nước, bềnh bồng cùng Lục bình trôi giạt khắp nơi; khi xuống Nha Mân, lúc về Sa Đéc, rồi đến Câu Lân, sau đó về mở phòng thuốc tại Bổn tự Linh Quang và Linh Phước, nay thuộc xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc . . “ . Lúc rảnh thì quảy đãy đi khắp chốn, để tìm kiếm Nam dược như các nơi : Vùng thất sơn, Châu Đốc, núi Chứa Chan, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai; Hòn Tre, Hòn Nghệ, Kiên Giang; Núi Thị Vải, Núi Dinh, Núi Minh Đạm, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu . . .
Đương thời Ngài nổi tiếng Phạm hạnh thanh tịnh, trì Giới tinh nghiêm. Suốt đời Ngài dùng thân tứ đại phụng đạo giúp đời, bồi công tích đức với lập trường và quan niệm :“Thanh tịnh là đạo thứ nhất, giải thoát là pháp tối thượng, trí tuệ là sự nghiệp duy nhất của người xuất gia thừa hành Bồ tát đạo”.
Ngài còn là tấm gương sáng về đức hiếu học, khi tuổi cao đức trọng, sức khỏe suy yếu mà Ngài vẫn khiêm cung để hạ mình ôn nghe lại giáo lý, dù đó chỉ là một tân Tỳ Kheo trẻ, một chú Sa Di hay chính học trò của mình đang tập thuyết pháp. Ngài đã hiện thân trí tuệ và dùng trí tuệ để hiển thị công hạnh giới đức bậc thầy để giáo dục hậu lai :
Như đóa hoa tươi sắc diễm kiều,
Tỏa hương bát ngát đượm tin yêu,
Khéo làm lợi ích cho muôn loại;
Hoa trái trong ta những sớm chiều.
Duyên Ta Bà quả mãn, thuận thế vô thường, Ngài hiện thân chút bệnh duyên, di chúc đệ tử Thích Thiện Hảo người kế thừa sự nghiệp trụ trì Linh quang Tự, Thích nữ Như Bích trụ trì Đức Long cổ tự, Thích nữ Như Hương Trụ trì Linh Phước Tự và cảnh sách môn đồ pháp quyến xong, Ngài an nhiên thu thần thị tịch tại Bổn tự Linh Quang, vào lúc 23 giờ 45 phút ngày 14 tháng 03 năm Nhâm Thân (16-04-1992).
Hưởng thọ 73 Xuân. Giới lạp 31 Hạ.
Nhục thân Ngài được an trí trong Tháp khuôn viên Bổn tự.
Thích Vân Phong kính biên tập
Sunday, January 06, 2013
Cõi Ðó Vì Sao Tên Là Cực Lạc?
Cõi Ðó Vì Sao Tên Là Cực Lạc?
January 06, 2013
Cõi Ðó Vì Sao Tên Là Cực Lạc?
(01/05/2013)
Kinh A Di Ðà là một kinh được ghi lại dưới dạng vô vấn tự thuyết, nghĩa là không do ai hỏi, mà Ðức Thích Ca Mâu Ni đã tự thuyết giảng. Một lần, tại vườn Kỳ Thọ, với sự có mặt đầy đủ tăng đoàn 1250 vị tỳ kheo, Ðức Phật đã lấy đối tượng là trưởng lão Xá Lợi Phất để giới thiệu về cõi nước của Phật A Di Ðà. Ðức Phật đã tự nêu câu hỏi, để tự giảng giải như: “Từ đây qua Phương Tây, quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc. Trong thế giới đó, có Ðức Phật hiệu là A Di Ðà, hiện nay đương nói pháp. Này Xá Lợi Phất, cõi đó vì sao tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc.”
Ðó là câu đầu tiên Ðức Phật xác định về cõi Cực Lạc. Suốt những trang kinh kế tiếp là biết bao hình ảnh đẹp đẽ, nhiệm mầu, thanh tịnh của quốc độ Giáo Chủ Tây Phương. Bao nhiêu chi tiết dẫn chứng đó, có phải chỉ tựu trung rằng chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui.
Thở vào tĩnh lặng, thở ra an nhiên, rồi dừng tâm ngay nơi lời dạy này của Ðức Thế Tôn thì Cực Lạc không hề ở đâu xa, mà ngay câu kệ thường cất lên mỗi ngày:
Chúng sanh vô biên thề nguyện độ
Phiền não vô tận thề nguyện đoạn
Pháp môn vô tận thề nguyện học
Phật Ðạo vô thượng thề nguyện thành
Hình ảnh khóa tu Thường Tịch Quang Phổ Chiếu Di Ðà Phật Thất.
Chúng ta chỉ cần thực tâm phát nguyện là niềm vui đã lập tức có mặt. Khi thực tâm phát nguyện thì năng lực và tinh tấn không gọi cũng tới. Trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện này, đối với những hành giả tu Tịnh Ðộ thì “Pháp môn vô lượng thề nguyện học” chính là pháp môn niệm Phật. Ðại chúng đông đảo về chùa Phật Tổ dự khóa tu Thường Tịch Quang Phổ Chiếu Di Ðà Phật Thất, từ 22/12/2012 tới 29/12/2012, để cúng dường Lễ Vía Ðức Phật A Di Ðà, đều cảm nhận như thế.
Ðó là tuần lễ thời tiết trở lạnh bất thường, lại thêm mưa gió, ấy thế mà Phật tử đội mưa về chùa, không ngày nào chánh điện không đầy kín. Khóa tu năm nay được Hòa Thượng trụ trì chứng minh và trao Phật sự cho nhị vị Ðại Ðức Thích Thường Tịnh và Thích Trung Tài hướng dẫn. Hai vị thầy trẻ hội ý nhau, đã đưa ra một thời khóa tuyệt vời. Thoạt nhìn thì … hãi lắm, vì bắt đầu từ 5 giờ sáng tới 9 giờ tối, nhưng nhìn vào nội dung thì mới khỏe làm sao! Này nhé, 4:45 sáng, tiếng kẻng báo thức để 5 giờ đại chúng vân tập trên chánh điện, cùng tịnh tọa trong không gian tinh khôi. Sau 30 phút ngát hương thiền định này, lòng ai mà chẳng nở hoa sen khi cất vang tứ tự “A Di Ðà Phật”. Một ngày mới của hơn một trăm người con thiết tha gọi Ðấng Từ Phụ, là bản hợp tấu hào sảng nhất, trong 30 phút tu Cộng Niệm tiếp nối. Tiếng niệm quyện vào nhau, như sức chảy của dòng sông được tạo thành bằng sự luân lưu của trăm con suối. Những Phật tử vẫn đến tu hai ngày cuối tuần thường xuyên tại chùa Phật Tổ đều biết thế. Nhưng với những Phật tử mới tới gieo duyên thì đã chia sẻ “ Cực kỳ bất ngờ và xúc động khi tiếng niệm Phật đồng loạt cất lên, trầm bổng và thiết tha như âm thanh của ban Ðại Hợp Xướng được điều động hài hòa bằng đôi đũa thần của vị nhạc trưởng tài hoa. Không ngờ chỉ có bốn tiếng A Di Ðà Phật thôi, mà hay đến thế!”
Hình ảnh khóa tu Thường Tịch Quang Phổ Chiếu Di Ðà Phật Thất.
7 giờ sáng, tiểu thực tinh khiết và bổ dưỡng được nhà bếp chùa Phật Tổ dọn ra, trên những dãy bàn dài, bên hiên chùa. Trong khóa tu này, để đồng đều công đức, Ban Ẩm Thực đã tự thỏa thuận, phân chia thời gian và trách nhiệm bếp chính, bếp phụ, cùng đông đảo nhóm Bạn Sen tiếp tay xắt gọt. Phật tử về tham dự khóa tu chỉ yên tâm tu thôi, nghĩa là, nguyện ai nấy giữ, việc ai nấy làm. Chính cái không gian trật tự, hòa ái này đã khiến Hòa Thượng trụ trì nảy ý khuyến tu tịnh khẩu.
Những bảng hiệu Tịnh Khẩu được phân phối.Lúc đầu, Phật tử gắn lên áo với tâm trạng e dè, vì sợ với thói quen, làm sao tịnh khẩu được suốt khóa tu! Nhưng câu trả lời đã tới ngay, tới một cách vô cùng tự nhiên, như nụ hoa đã kết, gặp ánh mặt trời thì nhẹ nhàng hé nở, hé nở, tới mãn khai.
Dưới nắng hồng ấm áp, ai ngăn được nụ hoa đừng nở?
Bằng tín, nguyện, hành tròn đầy, ai ngăn được năng lực tinh tấn, an vui?
Thế là, khóa tu đông đảo bỗng chốc hóa hiện hình ảnh Kỳ Viên Tự khi xưa, với 1250 vị tỳ-kheo mà vô cùng thanh tịnh. Không gia Phật Tổ Tự, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới chỉ thấy những bước đi nhẹ nhàng, nụ cười ánh mắt thân thương và âm thanh nghe được chỉ là tiếng chuông, tiếng khánh, báo hiệu mỗi khi chuyển thời khóa, như từ niệm Phật tới kinh hành, từ kinh hành tới lễ Phật, từ lễ Phật tới tịnh tọa, v.v… Hình thức hành trì đã thế, nên những giờ tiểu thực, thọ trai, dược thực, được đại chúng thọ nhận trong chánh niệm cao độ. Nhất là giờ thọ trai, sau khi thầy Trung Tài khai Kệ Ngũ Quán, không ít Phật tử đã thổn thức với lời quán thứ năm: “Vì muốn thành tựu đạo nghiệp, nên thọ nhận thức ăn này.”
Hình ảnh khóa tu Thường Tịch Quang Phổ Chiếu Di Ðà Phật Thất.
Ăn như thế, thì nào phải chỉ đang ăn thực phẩm thế gian, mà còn là đang thọ nhận chén cơm từ quốc độ Phật Hương Tích.
Rồi hạnh phúc cứ tới, như những điều tất nhiên phải tới. “…. Ăn cơm xong, đi kinh hành …. Tiếng chim diễn nói pháp mầu, chúng sanh trong cõi đó, nghe tiếng chim xong, thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng … Gió nhẹ lung lay các hàng cây báu, vang ra tiếng vi diệu như trăm nghìn thứ nhạc đồng hòa một lúc...”
Kinh A Di Ðà diễn tả cõi Tịnh Ðộ như thế. Và đoàn hành giả về dự khóa tu Thường Tịch Quang Phổ Chiếu Di Ðà Phật Thất tại chùa Phật Tổ đều cảm nhận đúng như thế, khi kinh hành quanh khuôn viên chùa, sau mỗi bữa cơm chánh niệm.
Trên tất cả ngôn ngữ thế gian, sự thực chứng từ tâm khảm mỗi người mới là sức mạnh vô song, vô giá. Ðiều này được chứng minh cụ thể trong tối thứ bảy 22/12/2012 qua hình thức Ðêm Hoa Ðăng, Tam Bộ Nhất Bái và niệm Phật suốt đêm để kết thành tràng hoa Ưu Ðàm kết thúc khóa tu, cúng dường Chư Phật. Ánh nến nhỏ lung linh trên tay mỗi người đã thắp sáng ngọn đèn tâm, trong câu chuyện ngọn đèn không tắt của bà lão nghèo khổ, nhịn đói, mua dầu thắp đèn cúng Phật, mà thầy Trung Tài đã kể lại bằng giọng trầm ấm, chuyển tới trái tim người nghe vô vàn xúc động!
Hình ảnh khóa tu Thường Tịch Quang Phổ Chiếu Di Ðà Phật Thất.
Ngọn đèn tâm đã không tắt thì bước đi nào mệt mỏi?
Xin hãy theo dõi ba bước lạy một lạy của đoàn hành giả gồm đủ mọi thành phần nam phụ lão ấu. Trời khuya đã lạnh, lại nhiều gió nên trước khi khởi bước, quý thầy đã căn dặn, các vị lớn tuổi hoặc ai không khỏe, nên ngồi lại chánh điện niệm Phật yểm trợ đoàn hành giả Tam Bộ Nhất Bái cũng là quý rồi.
Nhưng không một ai ngồi lại chánh điện.
Thế là, theo tiếng khánh và bước chân của thầy Thường Tịnh và thầy Trung Tài hướng dẫn, đoàn hành giả cứ ba bước lại năm vóc sát đất, lạy một lạy trên nền sân xi măng buốt lạnh quanh khuôn viên rộng lớn.
Không ai bỏ cuộc. Không ai vấp ngã. Không ai cảm lạnh. Năng lực này từ đâu, nếu không là từ Tin Sâu, Nguyện Thiết?
Khi lễ lạy trọn vòng thứ hai, có lẽ muốn bảo vệ sức khỏe của những Phật tử lớn tuổi nên thầy Thường Tín quyết định rẽ vào chánh điện để Phật tử phải vào theo. Nhưng đoàn người như con rồng lớn uốn khúc, phần đầu theo thầy vào chánh điện nhưng phần giữa và phần đuôi vẫn còn ở cuối sân kia, nếu quý thầy cô vào hết thì con rồng chưa tới điểm kết này sẽ cô đơn biết bao!
Thế là nhị vị hướng dẫn, tiếp tục lễ lạy vòng thứ ba để yểm trợ những hành giả còn chưa dứt vòng hai này. Tất nhiên, một số sư cô bước theo hai thầy để thể hiện tình huynh muội.
Hình ảnh khóa tu Thường Tịch Quang Phổ Chiếu Di Ðà Phật Thất.
Ðây chỉ là sự đồng cảm, cập nhật với tình huống bất ngờ thôi. Nào hay, đóa hoa dẫu nở trong bóng tối nhưng tỏa hương thơm thì người người vẫn nhận được. Trong buổi chia sẻ cảm tưởng khóa tu, Phật tử Anh Ðào đã quỳ xuống, thổn thức thưa rằng: “Khi Tam Bộ Nhất Bái, chúng con là những người ở cuối vòng hai, tưởng rằng sau chúng con sẽ là bóng tối cho đến điểm kết thúc, nhưng cảm động biết bao khi vẫn nghe tiếng khánh thật gần, quay lại thì thấy các thầy cô đang khởi bước vòng ba để chúng con không cô đơn. Ngay khi đó, con nghĩ tới câu kệ Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ Ðề Quả thật là quý thầy cô đang Ðộ Tận, độ hết, chẳng bỏ một ai, dù có lễ lạy thêm bao nhiêu đi nữa. Những lời kinh kệ, trước đây đối với con còn xa vời, không ngờ đơn giản và ở ngay trước mặt.”
Với thời khóa được soạn thảo để cứ mỗi 30 phút lại uyển chuyển hình thức, nên tu từ sáng tới tối mà không ai mệt, không ai bệnh. Một buổi trời mưa, Ban Ẩm Thực có quyết định ngay, là đại chúng cứ an tọa tại chỗ, trên chánh điện, từng khay thức ăn sẽ được truyền tới từng người, từ bên ngoài, vào bên trong. Trật tự và nhịp nhàng đã mang lại kết quả tốt đẹp là “Trời mưa thì trời cứ mưa. Khay cơm Chánh Niệm chẳng chừa một ai!”
Lại từ cảnh huống bất ngờ này, nhiều Phật tử đã chia sẻ hạnh phúc vô biên vì liên tưởng tới một đoạn, trong Kinh Vô Lượng Thọ “… Các thứ thọ dụng, thảy đều đầy đủ, như khi muốn ăn, trăm món ăn uống, tự nhiên hiện trước …”
Có phải bao thực chứng đơn sơ đang giải bày những gì tưởng quá cao xa, không bao giờ với tới!
Vậy nên, chỉ cần chuyển tâm thì không chờ tới dứt thở mới Vãng Sanh Tịnh Ðộ.
Ðã tới được Tịnh Ðộ rồi, chúng ta hãy tạ ơn Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã giới thiệu cõi nước Phương Tây, cho chúng ta về tới.
Hình ảnh khóa tu Thường Tịch Quang Phổ Chiếu Di Ðà Phật Thất.
Ðã tới được Tịnh Ðộ rồi, chúng ta hãy tạ ơn Ðức Từ Phụ A Di Ðà đã phóng quang tiếp dẫn.
Ðã tới được Tịnh Ðộ rồi, chúng ta hãy tạ ơn Hòa Thượng trụ trì chùa Phật Tổ và quý Thầy, đã tạo phương tiện cho chúng ta có thiện duyên được chứng nghiệm hạnh phúc.
Ðã tới được Tịnh Ðộ rồi, chúng ta hãy cám ơn nhau, vì đã được là bạn đạo của nhau để cùng nâng đỡ, nương tựa nhau trên đường về Cõi Phật.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT.
Huệ Trân
(Tào-Khê Tịnh Thất – sau khóa tu Thường Tịch Quang Phổ Chiếu Di Ðà Phật Thất)
http://www.tuoitrevhn.com/?act=news&cat=69&sub=69&id=Wjl4N1FUWjc2WlQ3eDlaNlE5eFo=
Tuesday, December 25, 2012
Tuyển Tập Các Bài Phục Nguyện
Tuyển Tập Các Bài Phục Nguyện
(Xem: 15176)
Tác giả : Hoavouu sưu tầm
Phục nguyện:
Pháp âm phổ chiếu, Phật pháp thân truyền.
Sóng từ quang chiếu khắp tam thiên,
Trí Bát-nhã soi cùng cửu giới.
Chúng sanh thuận lợi tu tiến Bồ-đề.
Đặng xa lìa biển khổ sông mê,
Đồng chứng đắc liên-hoa Phật quả
Ngưỡng nguyện:
Tam Bảo gia hộ chúng đẳng:
Đoạn dứt nghiệp trần, xa lìa nạn chướng,
Phước duyên tăng trưởng, hạnh nguyện phát sanh.
Khắp chúng viên thành, Bồ-đề vô thượng.
Phổ nguyện:
Nhân dân cọng lạc, cõi cõi quang huy.
Tăng già truyền bá, cư sĩ hộ trì,
Trăm họ quy y, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Phật nhật tăng huy,
Chiếu diệu đại thiên sa giới.
Pháp luân thường chuyển,
Lưu thông bá vạn nhơn thiên.
Tăng hải hòa bình,
Hạo hạo tông phong vĩnh chấn;
Thiền môn nghiêm tịnh,
Nguy nguy Tổ ấn trùng quang.
Vũ thuận phong điều, dân an, quốc thạnh.
Phổ nguyện:
Đồng văn Phật thuyết, đồng diễn Phật âm,
Đồng kiến Phật tâm, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Phật từ phổ tế, hoằng khai phương tiện chi môn,
Xả Phật tương sanh, cứu thoát u đồ chi khổ.
Nhứt tâm niệm Phật, vạn tội băng tiêu,
Đắc Đông-độ chi thiện căn,
Nhập Tây-phương chi thắng cảnh.
Phục nguyện:
Thiên kinh thiên Phật,
Thùy thiên thủ, thiên nhãn dĩ đề huề.
Bá phạn, bá Tăng,
Tứ bá trinh, bá tường nhi kiết khánh.
Tư thời: tín chủ…
Ngọ cúng nhứt diên hồi hướng công đức.
Gia môn khương thới, vĩnh vô phiền não chi xâm;
Tứ đại điều hòa, thường hưởng thanh ninh chi phước.
Phục nguyện:
Giáo lưu Đông-chấn, pháp ấn tam thiên.
Văn-Tư-Tu tam học hiện tiền,
Tín-Hạnh-Nguyện cửu liên tiếp dẫn.
Thứ nguyện:
Tẩy không tam nghiệp, tăng trưởng nhị nghiêm,
Tăng tấn lục thời, viên minh lục độ.
Duy nguyện:
Phàm tình khấu đáo, ứng niệm hiện tiền.
Duy niệm hồng từ, ai bi nhiếp thọ.
Phổ nguyện:
Đệ tử chúng đẳng,
Đồng minh Phật lý, đồng thể từ bi,
Đồng niệm A-Di, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Thần thông cảm ứng, độ tam thiên thế giới chi trung,
Trí-huệ viên minh cứu bát vạn trần lao chi hạ.
Hữu cầu tất ứng, vô nguyện bất thành.
Kỳ nguyện:
Đệ tử chúng đẳng:
Lục căn thanh tịnh như cảo nhật dĩ đương không,
Lục thức viên minh tợ thu hiềm như ảnh thủy.
Lục xúc, lục thọ câu thời Bát nhã chi nhơn,
Lục ái, lục trần dụng nhập viên minh chi quả.
Phổ nguyện:
Đồng minh Phật lý, đồng ngộ Phật tâm,
Đồng nhập pháp môn, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Trí quang tịch chiếu, vĩnh vô tam giới chi Đạo sư.
Bi nguyện hoằng thâm, phổ tác tứ sanh chi Từ-phụ.
Đơn thân cung bắc, tố thử hòa nam.
Tư thời …
Phổ nguyện:
Đàn na công quả, nhứt lộ phước tinh,
Pháp giới chúng sinh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Nguyện Phật hộ trì, âm dương hai cảnh,
Người còn khỏe mạnh, kẻ thác siêu sinh,
Bốn phương hưởng cảnh thái bình,
Tám hướng vui miền Cực-lạc.
Sống không tật bệnh, thác đặng khinh an.
Về Tây phương ngồi tựa sen vàng,
Qua Bảo-địa vui chơi lầu ngọc.
Sớm tiêu trần tục, mau chứng chơn thường.
Khắp cả mười phương, đồng như chư Phật.
Phổ nguyện:
Đệ tử chúng đẳng:
Kiến văn đồng liễu ngộ,
Tài pháp tổng nan văn,
Ngã đẳng dữ chúng sanh,
Giai cọng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Lục độ vi tâm, Phổ thị vô biên chi phương tiện.
Nhị nghiêm thành tánh,
Quảng khai bất nhẫn chi pháp môn.
Phổ nguyện:
Kiến văn tùy hỷ, khải phát đạo tâm,
Giới thể trang nghiêm, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Chơn không trạm bổn, vô sanh diệt chi thù,
Sắc thể hoàn tất, hữu Niết-bàn chi vị.
Duy nguyện:
Như Lai mẫn thế, cảm ứng vô sai.
Quang giáng đạo tràng, chứng minh công đức.
Kim thời đệ tử chúng đẳng:
Chí thành sám hối chi huyền văn,
Đảnh lễ kim thân chi diệu tướng.
Nguyện đệ tử chúng đẳng tiêu tội chướng,
Thân chứng Bồ Tát quả hiện tiền.
Phổ nguyện:
Đồng văn Phật thuyết, đồng diễn Phật âm,
Đồng ngộ Phật tâm, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Thượng hoằng Phật đạo, hạ hóa chúng sanh,
Hiển phát Như Lai, hưng long Tam Bảo.
Hoằng thông đại thừa, tịnh Phật quốc độ.
Thành tựu chúng sanh, Tát-Bà-Nhã quả.
Phổ nguyện:
Thiền môn nội ngoại, phước thọ tăng long
Thiện tín lục thân, khương ninh kiết khánh.
Phật đường hưng thạnh, địa lợi nhơn hòa,
Tự giác, giác tha, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Thích-Ca thị lục niên chi khổ hạnh viên thông,
Giáo chủ mãn nguyệt kim dung kiền thành đảnh lễ.
Kim thời đệ tử chúng đẳng:
Dị khẩu đồng âm, xưng dương Phật hiệu.
Duy nguyện:
Đại từ đại lực, Tịnh độ năng nhơn,
Hóa độ tứ chúng, giới luật trang nghiêm.
Tu hành thanh tịnh, ngộ chứng chơn thường,
Nhất thiết thập phương, đồng quy ngưỡng Phật.
Thứ nguyện:
Đệ tử chúng đẳng:
Thân tâm thư thái, hoặc chướng duyên trừ,
Tức niệm tinh thành, huệ căn tăng trưởng.
Hiện sinh lợi lạc, lai thế siêu thăng,
Gia đạo hưng tồn, tông phong đỉnh thịnh.
Phổ nguyện:
Vạn gia sanh Phật, thế giới hòa bình.
Vạn ức chúng sanh, đồng đăng giác ngạn.
Phục nguyện:
Bồ đề thọ trưởng, ảnh giá bá vạn nhơn thiên.
Ưu Bát Hoa khai, hương mãn đại thiên sa giới.
Hương lân cửu tộc, huân triêm pháp vũ chi ân
Chiêu mục tiên linh, cọng phó Liên trì chi hội.
Duy nguyện:
Tứ sanh đăng ư Bảo địa,
Tam hữu thác hóa Liên trì,
Hà sa ngạ quỷ chứng tam hiền,
Vạn loại hữu tình đăng thập địa.
Phục nguyện:
Đệ tử chúng đẳng:
Phát khởi thắng tâm, kiến lập Tam Bảo,
Quảng hóa chúng sanh, đồng nhập chánh giác.
Niệm báo Phật ân, xuất ly phiền não,
Thành tựu chúng sanh, Niết bàn diệu quả.
Tu lục hòa kính, đạt tự tại lực,
Phát Bồ đề tâm, nhất thiết chủng trí.
Thân tâm tịch tịnh, phá diệt vô minh.
Hiển phát Như Lai, Lạc-Thường-Ngã-Tịnh.
Thứ nguyện:
Ân sư huấn dục, phụ mẫu sinh thành,
Nguyện sinh tiền phước thọ tăng long,
Kỳ thân hậu vãng sinh Cực-lạc.
Phổ nguyện:
Đồng viên tam giác, đồng độ tứ sanh,
Đồng nguyện tu hành, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tín tâm kiên cố, ngoại chướng vô xâm.
Đạo niệm tinh thành, nội ma bất khởi.
Diêm Phù bảo mãn, Tịnh độ hiện tiền.
Kỳ nguyện:
Đệ tử chúng đẳng:
Thân tâm thanh tịnh, hoặc chướng duyên trừ.
Phước trí trang nghiêm, tịnh nhơn tăng trưởng.
Tự tha hạnh nguyện, phước huệ song tu,
Tốc chứng viên thành, chánh nhơn giải thoát.
Phổ nguyện:
Kiến văn liễu ngộ, tốc chứng vô sanh,
Pháp giới hữu tình, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Cám mục kim dung, hiện tứ bát đoan nghiêm chi diệu tướng. Bạch hào sang lạng, phóng bá ức chi bảo quang.
Tín thoại ứng ư tư thiệt tướng, khai ư úy vận. Hạnh mộng Thế Tôn giáo pháp, thiệt khát ngưỡng ư thắng tịnh diệu minh.
Ngưỡng nguyện Đại từ, khai mê đồng giác. Hiện chơn diệu tướng, phóng vô lượng quang.
Nguy nguy liên tọa tác quần sanh, đê đầu lễ kỉnh chi nhi liệp liệp kim dung.
Thị đệ tử chiêm ngưỡng thủ túc chi giáo, quy y tắc tam đồ tận bạt, lĩnh giáo nãi cửu phẩm đốn siêu.
Phổ nguyện:
Phật đức thùy từ, chư Thiên đồng hộ. Đa sanh phụ mẫu, đồng đăng giải thoát chi môn. Lụy kiếp oan thân, cọng chứng Bồ đề chi đạo.
Phục nguyện:
Cây Bồ đề cao sồ sộ, dìm dè che mát khắp cả tam thiên. Hoa Ưu Bát nở liền liền rực rỡ thơm tho cùng pháp giới. Nào bổn đạo kẻ qua người lại đều nhờ mưa pháp thắm căn lành. Nào tổ tiên lịch đại, sớm đến Liên trì vào hội thánh.
Phổ nguyện:
Cả trăm họ bỏ tà quy chánh,
Suốt bốn loài nhập thánh siêu phàm.
Bao nhiêu phước thiện thảy noi làm,
Tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Đèn thiền na tỏ rạng,
Chuông cảnh tỉnh reo vang.
Ba thừa xe pháp chuyển rần rần
Sáu thứ hoa trời tuôn rỡ rỡ
Cầu cho chúng sanh đặng phần ăn ở
Bề sanh nhai hớn hở thêm lên
Chúc cho nước nhà thêm cuộc mở mang
Đời thực tế dân sang giàu mạnh
Khắp trăm họ bỏ tà về chánh
Suốt sáu loài nhập thánh siêu phàm
Bao nhiêu phước thiện hãy nên làm
Tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Chùa … trang nghiêm thanh tịnh.
Tăng, tín đồ tinh tấn tu hành.
Tụng kinh … đem dạ chí thành.
Cầu chư Phật ban phước lành cho chúng đẳng.
Nguyện Hộ Pháp hộ Thiền môn thanh tịnh.
Cầu nhân dân thánh đức hưởng cảnh nhà an.
Tất cả gái trai việc thiện gắng lo làm.
Mau tiến đến con đường Phật quả.
Phục nguyện:
Giáo lưu Đông chấn, gia gia đắc chứng Niết bàn
Pháp diễn Nam bang, xứ xứ cầu mông giải thoát.
Hiện tiền đệ tử chúng đẳng:
Nhơn nhơn dõng mãnh, cá cá tinh cần.
Sử kỳ ma chướng nhựt tiêu, thiện căn tăng trưởng.
Sanh sanh dữ Phật chi quyến thuộc.
Thế thế Bồ tát kết thiện duyên.
Phổ nguyện:
Đông -Tây minh tứ giáo, Nam-Bắc đẳng thập tông
Tội tánh Bổn lai không, tự tha thành Phật đạo.
Phục nguyện:
(Kỵ Tổ)
Tổ đăng vĩnh chiếu, pháp ấn trùng quang.
Trí tuệ viên dung, phổ độ quần mê chi u ám.
Linh thông cảm ứng,
hoằng thong bá phước chi lương duyên.
Thượng lai công đức, cung duy …
Từ Lâm Tế chánh tông … thế …
Duy nguyện:
Huệ kính phân huy, chơn không tán thể.
Bồ đề lâm lý, khai phu giác ý chi hoa.
Pháp tánh hải trung, đản địch tâm trần chi cấu.
Trà khuynh tam điện, hương nhiệt nhứt lô.
Phụng tống vân trình, tảo quy Tịnh độ.
Phổ nguyện:
Môn đồ tứ chúng, phước huệ song tu.
Âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh,
Tình dữ vô tình, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Chơn tâm tự tại, pháp tánh tiêu diêu.
Bất nhập tam thừa, tiện đăng giác ngạn.
Ngộ vô sở ngộ chi pháp,
Chứng vô sở chứng chi môn,
Đản nản nan vong, như như bất động.
Phổ nguyện:
Thiền môn nghiêm tịnh, hải chúng an hòa,
Thượng thiện đăng cửu phẩm liên hoa,
Trung lưu nhập tam thừa diệu quả.
Tục Tăng nhơn ngã, tự tánh bổn không,
Pháp giới chúng sanh, tề thành Phật đạo.
AN VỊ
Phục nguyện:
Vô khứ, vô lai hiển pháp thân chi vi diệu.
Hữu kỳ, hữu thỉnh chương phàm niệm chi kiền thành.
Trí thử chí kính chi thành, nguyện khế bất ngôn nhi cảm.
Tư thời, hiện tiền tín chủ … cung thỉnh bảo tượng Thích Ca …, an vị tại gia đường, tập thử thắng nhơn.
Kỳ nguyện: Hiện tiền
Gia môn hưng vượng, lão thiểu bình an.
Phước huệ tăng long, tùy tâm mãn nguyện.
Cánh ký cửu huyền thất tổ cọng siêu thăng,
Bát nạn tam đồ cầu mông giải thoát.
Phổ nguyện:
Đồng viên tam giác, đồng độ tứ sanh,
Đồng nguyện tu hành, đồng thành Phật đạo.
CẦU AN
Phục nguyện:
Diệu Âm, Quan Thế Âm nhi thần thong cứu khổ
Dược Vương, Dược Thượng chi y pháp độ sanh.
Tỷ bệnh nhơn tánh mạng khương ninh.
Sử oan trái nghiệp căn thuyên giảm.
Hữu tình hữu cảm, nãi thánh, nãi thần,
Ủng hộ bệnh nhơn, tiêu trừ tật bệnh.
Thứ nguyện:
Hiện tiền gia môn bửu quyến, thiết lễ kỳ an đảo bệnh …
Phổ nguyện:
Gia đình hưng thạnh, quyến thuộc đoàn viên,
Pháp giới nhơn thiên, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Quan Âm thị hiện, thuyết pháp độ sanh.
Lâm nạn xưng danh, tầm thanh cứu khổ.
Phổ nguyện:
Từ thuyền phổ độ, phước đức vô biên.
Đồng hóa hữu duyên, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Nhứt sanh tội cấu dĩ băng tiêu.
Nhứt thế thiện căn nhi thanh tịnh.
Nhứt tâm giai ngộ hướng nhứt lý chi chơn như,
Nhứt niệm hồi quang chứng nhứt thừa chi diệu đạo.
Phổ nguyện:
Đông, Tây minh tứ giáo, Nam, Bắc đẳng thập tông,
Tội tánh bổn lai không, Tự tha thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Huệ tâm khai lãng, diệu trí viên minh.
Tam nghiệp đốn không,
Kiếp kiếp hiện hoa hương Ưu-Bát.
Thiện nhơn trưởng dưỡng,
Thời thời sanh kết quả Bồ-đề.
Cánh ký cữu huyền thất tổ cọng siêu thăng,
Bát nạn tam đồ cầu mông giải thoát.
Phổ nguyện:
Oán thân bình đẳng, hàm thoát khổ luân,
Nhơn dữ phi nhơn, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Quan Âm cứu khổ, Bồ tát độ sanh.
Nguyện độ tha giải thoát chí thành,
Kỳ tế chúng bệnh căn thuyên giảm.
Kỳ nguyện:
Tín chủ hiện tiền, tật bệnh tiêu trừ,
hậu nhựt bình an khương thới.
Phổ nguyện:
Gia đình hưng thạnh, quyến thuộc đoàn viên,
Pháp giới nhơn thiên, tề thành Phật đạo.
KỲ SIÊU
(giác linh)
Phục nguyện:
Tông phong vĩnh chấn, Tổ ấn trùng quang,
Thọ Phật-Đà khai thị đạo tràng,
Thừa Tổ đức thế gian hóa độ.
Kim vì Từ Lâm Tế Chánh Tông …,thế … húy… chí … ư … niên … ngoạt … nhựt … thời tân viên tịch.
Đệ tử chúng đẳng:
Báo Tôn sư huấn dục chi ân,
Đáp công đức độ tha chi nghĩa.
Ngưỡng nguyện hồng ân chư Phật giáng lâm, phóng đại quang minh, hiện tràng phang tiếp dẫn Giác linh, nương bảo cái vãng sanh Tịnh độ.
Phổ nguyện:
Chơn linh bất muội, tam nghiệp đốn không,
Thoát nhơn gian sinh tử căn trần,
Nhập Như Lai bảo minh không hải.
Thế thế thường hành Phật đạo,
Sanh Sanh đốn ngộ chơn thường.
Tồn ích thập phương, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Chơn tâm tự tại, giác tánh tiêu dao,
Bất nhập tam thừa, tiện đăng giác ngạn.
Ngộ vô sở ngộ chi pháp, chứng vô sở chứng chi môn.
Đản đản nan vong, như như bất động.
Thượng lai huân tu công đức, phụng vì tân viên tịch … đường thượng, Từ Lâm Tế Chánh tông …thế, húy … thượng … hạ … hiệu … đại lão Hòa Thượng chi giác linh.
Ngưỡng nguyện giác linh, cao đăng Phật quốc,
Hoàn lai Ta bà, hóa độ chúng sanh.
Phổ nguyện:
Chơn tâm tự tại, bản tánh viên minh,
Bất nhập luân hồi, đồng đăng giác ngạn.
Đàn na sung thịnh, đạo đức quang minh,
Pháp giới chúng sinh, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Thần hồn trong suốt, tâm thức nhẹ nhàng.
Nghe tiếng kinh giác ngộ trần gian,
Nhờ Phật lực thoát vòng mê nghiệp chướng.
Sen chín phẩm sanh về bực thượng,
Phật mười phương tiếp ở phương Tây.
Nguyện hương linh … mau đặng an lành,
Nghe kinh kệ siêu sanh Tịnh độ.
Vượt qua bể khổ, thoát khỏi Ta bà,
Sen vàng chín phẩm trổ hoa,
Pháp thân hiện đức Di-Đà thọ ký.
Phục nguyện:
Nhứt linh thừa Phật lực,
Nhị vong vãng Lạc bang
Tam văn thuyết pháp chi âm,
Tứ chứng bồ đề chi quả.
Phục nguyện:
Thần đăng An Dưỡng, nghiệp tạ trần lao.
Liễu sinh tử chi mê đồ,
Chứng Niết bàn chi diệu tánh.
Phục nguyện:
Nhứt linh liễu ngộ, tam nghiệp đốn không,
Xuất Đông độ chi tân lương,
Nhập Tây phương chi thắng cảnh.
Phục nguyện:
Thích Ca Từ phụ, thùy bảo thủ dĩ đề huề.
Di Đà đạo sư, phóng hào quang nhi tiếp dẫn.
Kỳ nguyện: hương linh …
Thoát ly khổ hải, Cực lạc siêu thăng,
Kỳ tang quyến lão thiếu nữ nam hàm mông tỷ hựu.
Phổ nguyện:
Đại đạo chúng trí bi thành tựu,
Sanh sanh hoằng bất diệt pháp môn.
Bảo gia cư lan quế tử tôn,
Miên miên hưởng vô biên phước quả.
Tục Tăng nhơn ngã, thọ bá tuế ư hàm linh.
Pháp giới chúng sinh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Nhứt linh bất muội, giác tánh thường minh.
Văn ngọc kệ dĩ u du, thính kim kinh nhi giải thoát.
Phục nguyện:
Liên trì giáo chủ, Tịnh độ năng nhơn, thư kim sắc thí dĩ đề huề, phóng ngọc hào quang nhi tiếp dẫn. Phục vì vong …
Kỳ nguyện: vong linh…
Thần thê Tịnh vức, nghiệp tạ trần lao.
Liên khai cửu phẩm chi hoa,
Phật thọ nhất thừa chi ký.
Phổ nguyện:
Tang môn hiếu quyến, phước thọ khương ninh,
Pháp giới chúng sinh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Di Đà tiếp dẫn, Địa Tạng lai nghinh, thơ kim sắc thí dĩ đề huề, phóng ngọc hào quang nhi tiếp dẫn.
Phục vì hương linh …
Kỳ nguyện: hương linh,
Thừa tư Phật lực, tứ thánh đề huề.
Hiện Đông lai chi lâu các, vạn thần vệ hộ,
Ứng Tây khứ chi tràng phan, yểm ánh không trung.
Phổ nguyện:
Nhĩ văn thiên nhạc, mục đổ Phật quang,
Tốc vãng Tây phang, tảo thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Nhứt linh bất muội, lục dục đốn không,
Vĩnh thoát nhân gian sinh tử căn trần,
Đốn nhập Như Lai bảo minh không hải.
Quan Âm tác bạn, Thế Chí vi bằng,
Thất trùng hang thọ dĩ tiêu diêu,
Bát đức trì trung than tẩy đản,
Cửu liên đài bản nhậm tiêu dao,
Thần thê Tịnh vức, nghiệp tạ trần lao.
Liên khai cửu phẩm chi hoa,
Phật thọ nhất thừa chi ký.
Phục nguyện:
Quan Âm thùy bảo thủ, Thế Chí phóng hào quang,
Địa Tạng trạo từ hàng, Di Đà lai tiếp dẫn.
Kỳ nguyện: vong linh,
Thừa tư Phật lực, kim địa cao siêu,
Nhập Tây phương chi thắng cảnh,
Thế thế thường văn chánh pháp,
Lai sanh cọng chứng chơn thường.
Phổ nguyện:
Nhứt thành thượng đạt, thiên Phật hạ lai.
Tiếp dẫn vong linh trực nhập kim giai,
Kỳ tang quyến hàm triêm lợi lạc.
Âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh,
Tình dữ vô tình, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Vô thượng giác hoàng,
Phóng kim quang nhi tiếp dẫn.
Di Đà từ phụ, thùy bảo thủ dĩ thân nghinh.
Phổ nguyện:
Y Bát nhã Tây phương trực chỉ,
Chứng Bồ đề nhậm ý tiêu dao.
Lục than quyến thuộc, dương thới âm siêu,
Thế xuất thế gian, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Thiên Phật thùy quang,
Bãi thủ xuất Ta bà giới nội.
Cửu liên phiêu phúc,
Phiên thân nhập An-dưỡng quốc trung.
Phổ nguyện:
Tục Tăng nhơn ngã, thọ bá tuế ư hà linh,
Pháp giới chúng sinh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Liên trì hội thượng, phóng hạ hào quang,
Tam Bảo đường trung, vũ hoa tiếp dẫn.
Phổ nguyện:
Hiện tiền đệ tử chúng đẳng,
Thường vi từ bi quyến thuộc,
Hộ trì Tam Bảo cửu trụ vô biên,
Nhiêu ích nhơn thiên, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Viên thông giáo chủ, mãn nguyệt từ dung,
Thị Di Đà Cực-lạc quốc trung,
Trợ Thích Ca ư Ta bà giới nội.
Xử thiên diệp hồng liên chi tọa,
Cư lưu ly chúng bảo chi sơn.
Quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai,
Hiện tiền Quán Tự Tại.
Tam thập nhị ứng quảng độ quần sanh,
Thất nạn tha phương ứng vật,
Thù thắng diệu lực, tán mạc nan cùng.
Ngưỡng khấu hồng từ, phủ thùy gia hộ.
Tư thời …
Đệ tử chúng đẳng,
Sanh sanh tề Tam Bảo chi cư,
Thế thế ngưỡng chư tôn hộ vệ.
ĐÀN TRÀNG DƯỢC SƯ
Phục nguyện:
Huệ nhựt viên minh chúc thập phương chi thế giới
Trí đăng quang lãng phá đại địa chi hôn mông.
Nhập thập nhị chi nguyện môn,
Việt tam kỳ chi quá hải.
Tư thời … ngã đệ tử chúng đẳng, phùng tân xuân giai tuyệt cảnh thuộc hòa phong, cung thiết đạo tràng Dược Sư ngoại thiền ngũ sắc phan, nội thỉnh Dược Sư bảo sám thất thất tượng. Phúng tụng Dược Sư bảo sám chi huyền văn, đảnh lễ vạn đức kim than chi diệu tướng. Kỳ bảo mãn diêu sanh, nghinh tường tập phước sự.
Kỳ nguyện:
Đệ tử chúng đẳng, nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng tiêu trừ. Tân duyên, cựu duyên, oan trái duyên, chư duyên giải kết.
Phổ nguyện:
Tự tha bá tánh, Âu Á tứ dân,
Pháp giới oan thân, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Thanh liên tòa thượng,, cao đăng cháng giác chi tôn,
Mãn nguyệt cung trung vĩnh chứng Nê-hoàn chi quả.
Từ bi vô lượng, lân mẫn hữu tình.
Khai thập nhị chi nguyện vương,
Độ tam thiên chi thế giới.
Trang nghiêm diễm võng tượng,
Siêu thiên nhật chi quang hoa.
Mãn nguyệt từ dung thể đoạt ma ni chi diễm lệ.
Pháp môn cao diễn, nguyện hải hoằng thâm.
Tư thời … chúng đẳng,
Hương phần giới định, chúc thổ u đàm.
Vong thong Đông chấn chi y vương,
Phúng tụng Tây càn chi diệu điển.
Kỳ nguyện:
Đệ tử chúng đẳng
Tiền sanh nghiệp chướng tất tiêu diệt,
Kim sanh tội chướng tất tiêu trừ.
Thân ly nạn, nạn ly thân,
Nhất thiết tai ương hóa vi trần.
Phổ nguyện:
Tự tha bá tánh, cọng hưởng thái bình,
Vạn ức chúng sanh, tề thành Phật đạo.
SÁM HỐI
Phục nguyện:
Bách phước tướng hảo chi từ tôn,
Vạn đức trang nghiêm chi diệu thể.
Duy nguyện:
Giác vương thùy từ lân mẫn,
Pháp nhãn viên minh, giám ngu tình chi khẩn thiết.
Thứ nguyện:
Thị tắc ư văn sám hối,
Thành khẩn túc nghiệp vi trừ.
Phổ Hiền giám thử công đức,
Hàm sanh hoan hỷ chi tâm.
Phổ phụng chư Phật thánh hiền,
Xưng dương hồng danh bảo hiệu.
Kỳ nguyện:
Phật đức thùy từ, chư thiên đồng hộ,
Đa sanh phụ mẫu, đồng đăng giải thoát chi môn.
Lụy kiếp oan thân, cọng chứng Bồ đề chi đạo.
Phổ nguyện:
Kiến văn đồng liễu ngộ, tài pháp tổng nan văn,
Ngã đẳng dữ chúng sanh, giai cọng thành Phật đạo.
TRAI TĂNG
Phục nguyện:
Tư thời kim trai chủ…hiệp nam nữ tử tôn đại tiểu đẳng. Cảm phụ mẫu dưỡng dục chi thâm ân, niệm cù lao sinh thành chi trọng đức. Âm dương cách biệt, dị biện thăng trầm, thường hoài luyến mộ chi tâm.
Kim nhựt tư thời đương lâm đại tường trai tuần chi lễ, nhứt nhựt dạ trai tuần viên mãn, hiếu sự châu long. Tang gia hiếu quyến tâm thành, nhứt niệm cụ biện trai nghi, cúng dường trai phạn, hồi hướng công đức, kỳ siêu phục vì vong…
Phổ nguyện:
Hồng từ chứng giám, huệ nhãn diêu huân,
Khắc doãn phàm tình, quảng thi diệu lực.
Tiếp chơn linh chi siêu độ,
Thị Di Đà vu Cực-lạc quốc trung,
Bảo gia quyến dĩ khương ninh,
Hỷ hà linh nhi quang huy thế thượng.
Đa sanh phụ mẫu, lụy thế oan thân,
Pháp giới chúng sanh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Thiên kinh, thiên Phật, thùy thiên thủ, thiên nhãn dĩ đề huề; Bá phạn, bá tăng, tứ bá trinh, bá tường nhi khương thới.
Nguyện vong hồn thừa tư công đức, trực vãng Tây phương, tốc xả mê đồ, siêu sanh Lạc quốc.
Cánh ký cữu huyền thất tổ nội ngoại tôn thân, đa sanh phụ mẫu, thất thế phụ mẫu, tùng tư nhập thánh siêu phàm; lụy thế oan thân, cầu mông giải thoát. Hiện tiền quyến thuộc, phước huệ tăng gia, tồn một triêm ân, lão đồng ngưỡng đức.
Phổ nguyện:
Âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh,
Tình dữ vô tình, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tô đà thiền duyệt, thành tâm lễ hiến hành nhơn;
Tố phẩm gia hào, mỹ ý cúng dường hải chúng.
Sở kỳ truy tiến trai tuần báo hiếu, phục vì vong …, thừ tư Phật lực, âm siêu thiện xứ, dương thới gia môn.
Thiết niệm:
Kính phàm Tăng nhi thánh Tăng giáng phước, phàm thánh nhứt như. Chủng kim thế nhi hậu thế khai hoa, hậu kim đồng đạo. Sự lý như thử, nhơn quả hà thù.
Phổ nguyện:
Hương linh hội nội, tảo đăng cửu phẩm chi đài. Hiện thế môn trung, cọng hưởng thiên thu chi phước. Cô hồn ngạ quỷ, đồng thoát khổ ương, U hiển âm dương, tề thành Phật đạo
QUẢ ĐƯỜNG
Phục nguyện:
Việt Nam giáo hội, bối xuất Tăng tài.
Vạn quốc tòng lâm, chấn hưng Phật học.
Xuất dương Đông-Á, truyền bá Tây Âu.
Duy tâm, duy vật cọng hồi đầu,
Thế xuất thế gian, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Thiện căn tăng trưởng, phước quả cao siêu.
Tu tài thí nhi đắc pháp thí phong nhiêu.
Do hảo tâm nhi chứng Phật tâm thanh tịnh.
Phổ nguyện:
Tự tha bá tánh, Âu-Á tứ dân,
Pháp giới oan thân, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Nhứt nhơn tác phước thiên nhơn hưởng,
Độc thọ khai hoa vạn thọ hương.
Hiện tiền tu tài thí nhi đắc pháp thí lương duyên,
Do hảo tâm nhi chứng Phật tâm thanh tịnh.
Phổ nguyện:
Quốc gia hưng thịnh, dân tộc trung kiên,
Pháp giới nhơn thiên, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Hương mê tố thiện, thành tâm tế cấp ư hành nhơn; Ngọc thực trân tu, phước quả tài bồi ư thí chủ. Công danh bất hủ, phước đức vô biên, Thí chủ hiện tiền, thọ tài sơn nhạc.
Phổ nguyện:
Tứ phương lợi lạc, ngũ cốc phong vinh,
Pháp giới chúng sinh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tín tâm sanh đạo thọ,
Giác hoa hương biến ư thiền lâm.
Từ ý diệu đại vân,
Pháp võ ân triêm ư học địa.
Phổ nguyện:
Đồng viên tam giác, đồng độ tứ sanh,
đồng nguyện tu hành, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tín tâm kiên cố, ngoại chướng vô xâm,
Đạo niệm tinh thành, nội ma bất khởi.
Phổ nguyện:
Diêm-phù bảo mãn, Tịnh độ hiện tiền,
Pháp giới nhơn thiên, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Nhơn gian cổ phước, thiên hạ hồi đầu.
Nội minh nhất niệm khách trần,
Ngoại đạt tam không Phật pháp.
Phổ nguyện:
Đồng minh Phật lý, đồng kiến Phật tâm,
đồng chứng Phật thân, đồng thành Phật đạo
Phục nguyện:
Thiền môn giáo hóa, Phật đạo thạnh hành,
Bá tánh chúng sanh, phước điền chung hưởng.
Tín tâm tăng trưởng, phước quả vô biên,
Tín chủ hiện tiền, thọ tề sơn nhạc.
Tứ phương lợi lạc, ngũ cốc phong vinh,
Pháp giới chúng sanh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp thế thế trường tồn.
Giới luật kiên trì, Tòng lâm thời thời hưng thạnh.
Phổ nguyện:
Thập phương đàn tín, cọng hưởng thái bình,
Pháp giới hữu tình, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tông phong vĩnh chấn, Tổ ấn trùng quang.
Giác hoa hương biến ư Thiền lâm,
Pháp võ ân triêm ư học địa.
Phổ nguyện:
Đàn na công quả, tăng ích phước điền,
Pháp giới nhơn thiên, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tam tâm bất liễu, nhứt thủy nan tiêu.
Nguyện kỳ quốc giới an ninh, can qua đốn tất.
Phạm sát Tăng Ni, trang nghiêm thanh tịnh.
Đàn việt hưng sung Phật đạo, tu tập đại thừa.
Thứ kỳ cữu huyền thất tổ cọng siêu thăng,
Bát nạn tam đồ cầu mông giải thoát.
Phổ nguyện:
Đàn na công quả, nhứt lộ phước tinh,
Pháp giới chúng sinh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Việt nam củng cố, Phật nhựt tăng huy,
Thiên hạ thái bình, chúng sanh an lạc.
Phổ nguyện:
Nhơn nhơn cọng lạc, cõi cõi quang huy,
Tăng già truyền bá, cư sĩ hộ trì,
Trăm họ quy y, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Kim liên diệu thượng, Phật ngự đài tiền,
Pháp giới nhơn thiên, đồng quy ngưỡng Phật.
Phổ nguyện:
Âm siêu dương thạnh, hải yến hà thanh,
Pháp giới chúng sanh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Quốc gia thạnh trị, lê thứ an hòa.
Bất động can qua, thái bình thiên hạ.
Thiền môn giáo hóa, Phật giáo thạnh hành,
vạn ức chúng sanh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Phật nhựt Tăng huy, pháp luân thường chuyển.
Phong điều vũ thuận, quốc thới dân an.
Thiên hạ thái bình, chúng sanh an lạc.
Thứ nguyện:
Hộ pháp hóa dĩ hưng long,
Vệ đạo tràng nhi thanh tịnh.
Phổ nguyện:
Oán thân bình đẳng, hàm thoát khổ luân,
Nhơn dữ phi nhơn, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tín tâm kiên cố, đạo niệm tinh chuyên.
Tùng nhơn đạo nhi tu Bát chánh đạo nhơn duyên.
Xả ái tài nhi đắc thất thánh tài công đức.
Phổ nguyện:
Đàn na tăng phước huệ, thí chủ diệu chánh y.
Pháp giới phổ quang huy, chúng sanh thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tăng già đoàn thể, pháp bảo phổ thông.
Phật đạo viên dung, ngũ châu bành trướng.
Phổ nguyện:
Thập phương xu hướng, cửu giới đầu thành.
Vạn ức chúng sanh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Quốc dân tấn hóa, thế giới hòa bình.
Phật pháp xương minh, dân cư lạc nghiệp.
Phổ nguyện:
Đồng tu tam học, đồng thể từ bi.
đồng niệm A-Di, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Sơn môn chấn chỉnh, hải chúng an hòa.
Bát huyền an hữu đạo chi trường,
Tứ hải lạc vô vi chi hóa.
Phổ nguyện:
Đàn na công quả, tăng ích phước điền,
Pháp giới nhơn thiên, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tam ngoạt kiết hạ, đại chúng an cư.
Phước huệ song nghiêm,
Vĩnh chứng tam thừa chi thánh quả.
Cửu tuần Tăng Ni tu học,
Trang nghiêm giới đức,
đồng sanh cửu phẩm liên hoa.
Tín thí đàn na, tăng viên phước thọ.
Phổ nguyện:
Phật đường hưng thạnh, địa lợi nhơn hòa.
Tự giác, giác tha, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tứ dân đồng hành thập thiện,
Thoát ly kinh tế chi hiểm nguy.
Vạn quốc cọng thân liên,
Hưởng thọ thái bình chi an lạc.
Phổ nguyện:
Đồng viên tam giác, đồng độ tứ sanh,
đồng chí tu hành, đồng thành Phật đạo.
VU LAN THẮNG HỘI
Phục nguyện:
Vu Lan thù thắng pháp, thánh chúng đại oai thần. Tỷ phương phương địa ngục tổng thành không, độ cá cá thiên đường giai tự tại.
Tư thời Nam Diêm Phù Đề, Việt Nam quốc, Phước Nghiêm tự, đệ tử chúng đẳng: Phùng chư Tăng tam ngoạt an cư, cửu tuần tu học.
Thiết niệm, phụ mẫu sanh thành dưỡng dục chi ân, cung lâm phạm vũ, phúng diễn bí chương, xưng dương Phật hiệu, Vu Lan tôn kinh. Tập thử công đức, kỳ siêu cửu huyền thất tổ đa sanh, thất thế quá khứ phụ mẫu, tùng tư nhập thánh siêu phàm. Hiện thế quyến thuộc lục thân, tự thử thừa ân, huân triêm phước thọ.
Cập kỳ siêu chư hương linh …, thừa tư Phật lực, ngưu đầu phóng xuất, ngục tốt xả thân, tiếp hương linh Cực lạc siêu thăng, kỳ đại chúng hàm triêm lợi lạc.
Phổ nguyện:
Thiền môn hưng thạnh, địa lợi nhơn hòa,
Tự giác, giác tha, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Vu Lan thắng hội, vô giá đàn độ quảng thi.
Chẩn tế trai diên, tiến vong linh chi thánh lễ.
Thiên đường kính nể, địa ngục môn khai.
Tiếp chư vong hồn Cực-lạc đáo lai,
Độ tín chủ Ta-bà khương thới.
Vô biên thế giới, địa cửu thiên trường.
Viễn cận đàn na, huân triêm thắng phước.
Phục nguyện:
Vu Lan thù thắng pháp,
Thánh chúng đại oai thần
Mục Liên ai mẫn cứu từ thân,
Thoát khổ A-Tỳ, siêu sanh Tịnh cảnh.
Phục nguyện:
Ca-Diếp khải đầu đà, trần bồ soạn nhi trai thành chi vị. Mục Liên khai đại hội, thiết Lan bồn nghi thức cúng tam tôn. Vị báo thâm ân, cố tu đàn độ. Thượng lai đệ tử chúng đẳng, phùng Trung nguyên giai tiết, Địa quan xá tội chi kỳ. Y Mục Liên tôn giả độ than chi nhựt, thượng cúng thập phương chư Phật, thứ cúng hiện tiền Đại Đức Tăng già. trượng thử lương nhơn thanh tịnh, quá vãng tiên linh, siêu sinh Tịnh độ. Nguyện chư vong linh thoát ly khổ hải, trực vãng Lạc bang.
Phổ nguyện:
Nam Kha mộng đoạn, Tây vức liên khai,
Siêu thăng Tịnh độ lễ Như Lai,
Tốc thoát khổ luân, tề thành Phật đạo.
KIẾT HẠ AN CƯ
Phục nguyện:
Phước điền đại chúng, bửu điện cao thâm.
Lập hương trường tu học Thiền lâm,
Năng hoằng giáo pháp lưu Đông-độ.
Kỳ nguyện:
Đệ tử chúng đẳng, tam ngoạt kiết hạ an cư, cửu tuần nhiếp tâm tu học. Cận đáo thời Tự tứ, ngưỡng báo đáp Phật ân. đồng phát nguyện nhứt tâm trì Pháp Hoa đại thặng, hồi hướng công đức, báo tôn sư huấn dục chi ân, đáp phụ mẫu sanh thành chi đức. Kỳ quốc thới dân an, nguyện phong điều vũ thuận.
Phổ nguyện:
Đàn na tín thí, tăng ích phước điền,
Pháp giới nhơn thiên, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
An cư tam ngoạt, nhơn nhơn tấn đạo nghiêm thân. Tu học tứ hoằng, xứ xứ trợ duyên Phật hóa.
Phổ nguyện:
Đàn na công quả, nhất lộ phước tinh,
Pháp giới chúng sinh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tam ngoạt an cư, vĩnh chứng tam thừa chi thánh quả.
Cửu tuần tu học, đồng đăng cửu phẩm chi liên hoa.
Thứ nguyện:
Hiện tiền đại chúng, tu học trang nghiêm,
Cửu hữu chúng sanh, câu mông thắng ích.
Phổ nguyện:
Âm siêu dương thạnh, hải yến hà thanh,
Pháp giới chúng sanh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tam ngoạt an cư, cửu tuần tu học.
Trước Như Lai giải thoát chi y,
nhập Như Lai từ bi chi thất.
Nguyện báo Phật ân, nguyện hành Phật sự.
Thứ nguyện:
Hiện tiền đại chúng, tam thân, tứ trí, lục độ tề tu,
Viên diệu Phật thừa, Bồ đề quả mãn.
Phổ nguyện:
Toàn cầu đồng trực, sa giới minh vương,
cọng khế chơn thường, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Nhơn nhơn hành thiện nghiệp,
Thoát ly kinh tế chi dân oai.
Tạo vật hà hữu tai,
Đả đảo thần quyền chi mê tín.
Phổ nguyện:
Phá tà hiển chánh, trừ vọng hiển chơn.
Nhơn dữ phi nhơn, tề thành Phật đạo.
TRUYỀN GIỚI
Phục nguyện:
Nhứt thời tuyên dương giới pháp,
Thượng căn đại ngộ, trung hạ thừa đương,
Lĩnh chứng vô sanh thánh quả.
Bá vạn trần lao, nhứt thời tiệm tiêu ư hải ngoại.
Thứ nguyện:
Chư giới tử giới châu minh tịnh, đạo quả viên thành. Hiện tiền tu chứng vô sanh, một hậu cao đăng thánh vị.
Phổ nguyện:
Tam thừa cọng chứng, tứ quả viên thành,
Pháp giới chúng sanh, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Đàn tràng nghiêm tịnh,
Thập phương hiền thánh dĩ đồng hoan.
Pháp sự châu viên,
Chư thượng thiện nhơn giai cọng lạc.
Thừa tư công đức, nhiêu ích tồn vong.
Trượng thử lương nhơn, huân triêm thắng phước.
Nguyện tương dĩ thử thắng công đức,
Hồi hướng Tam Bảo chứng minh.
Phổ nguyện:
Thiền đường tứ chúng, vận thủy ban sài.
Thiện tín vãng lai, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Phật nhựt Tăng huy, chiếu diệu đại thiên sa giới. Pháp luân thường chuyển, lưu thông bá vạn nhơn thiên. Tăng hải hòa bình, hao hao tông
phong vĩnh chấn. Thiền môn an tịnh, nguy nguy Tổ đức quang huy.
Phổ nguyện:
Đồng viên tam giác, đồng độ tứ sanh,
Đồng nguyện tu hành, đồng thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp thế thế trường tồn.
Giới luật kiên trì, Tòng lâm thời thời hưng thạnh.
Phổ nguyện:
Thập phương đàn tín, cọng hưởng thái bình,
Pháp giới hữu tình, tề thành Phật đạo.
HẰNG THUẬN
Phục nguyện:
Quảng thùy tỷ hộ, thường giáng trinh tường.
Bảo tân hôn cầm sắc hòa hài,
Niên niên hưởng vô biên phước quả.
Tư thời … chư Phật tử cung tựu Phật tiền, tác lễ Hằng thuận công đức, nghinh tường tập phước, Tân lang tánh …, Tân nương tánh …, thừa tư Phật lực, than sanh hoan hỷ, nghiệp hệ túc duyên, hiệp ưng nghi thất, nghi gia, thành liễu hữu tình đồng giải.
Phổ nguyện:
Liên gia bá tánh, thương mại hanh thong,
lợi ích tồn vong, tề thành Phật đạo.
Phục nguyện:
Núi bạch hào uyển chuyển,
Biển thệ nguyện bao la,
Thả thuyền không đáy (vô để) đến Ta-ba
Rước chúng hữu tình về Cực-lạc.
Đồng lên bờ giác, cùng thoát bến mê
Viên mãn lời thề, vuông tròn ý nguyện
Vừng hồng Phật nhựt huy hoàng
Tiếng gọi pháp âm vang dội
Trang nghiêm pháp hội
Thanh tịnh tăng đoàn
Sông núi bình an
Nhân dân hạnh phúc.
Phục nguyện:
Đàn na thí chủ,
Tăng ích phước điền
Pháp giới nhơn thiên
Đồng thành Phật đạo
CẦU SIÊU
Giác linh Chư Tôn đức.
Nam-mô Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni.
Phục nguyện: Tất cả chúng con thành tâm kính tụng …………… kỳ nguyện giác linh Cố …………. Thượng ……… Hạ …… Húy ……… Thọ thế …… Hạ lạp ………… nguyện giác linh ………… được quả vô sanh, nhân tròn chánh giác, thường trụ Niết-bàn, chẳng lìa uế độ. Thị hiện nơi cõi Ta-bà mà thường ở cảnh thường chân. Chuyển thân bốn đại bất an, thành tựu pháp thể tịnh lạc.
Nguyện cho: Hiếu đồ bốn chúng, giác tâm tròn đủ, duyên lành cùng hưởng, chánh pháp cùng tu. Một niệm không sanh, an nhiên giải thoát, cùng chúng sanh khắp trong pháp giới, kẻ mất người còn đồng thành Phật đạo.
Nam-mô Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni.
Sunday, December 23, 2012
Từ Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay
Từ Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay
(12/22/2012) (Xem: 616)
Tác giả : Thích Nữ Giới Hương
Thích Nữ Giới Hương
(Bài tham luận trình bày trong “Hội Luận 2012 - Phật giáo Việt Nam tại Mỹ - Nhìn về Tương Lai, Cơ hội và Thách thức"” của Hội Phật học Đuốc Tuệ tại California, ngày 16/12/2012)
I. DU TĂNG
Hầu như tất cả chúng ta đều biết rằng trong những năm đầu hoằng pháp, Đức Phật và chư tăng thật ra đã sống đời du tăng, du cư, chưa có chùa và trú xứ nhất định. Các ngài sống bằng cách khất thực qua ngày và lấy gốc cây, rừng rậm, thi lâm hay hang đá làm nơi tránh nắng mưa, trú qua đêm. Đó cũng là những nơi tu tập và độ sanh như Kinh Du Bộ (Trường A Hàm, số 2) có chàng Phúc-quý từ thành Câu-thi-na-kiệt đi đến thành Ba-bà, giữa đường chàng thấy Đức Phật ngồi thiền dưới bóng cây giữa rừng chứ không phải trong phòng hay thiền đường như sau: “Từ Câu-thi-na-kiệt đi đến thành Ba-bà, giữa đường rừng chàng Phúc-quý trông thấy Phật ngồi thiền bên gốc cây, dung mạo đoan chính, các căn tịch tịnh, tâm ý nhu thuận trong cảnh tịch duyệt tuyệt đối.” Chính bản thân Đức Thế Tôn cũng thường khuyên các tỳ kheo hãy đến rừng cây, chỗ thanh vắng hay bãi đất trống để tinh tấn tu tập như sau:
“Này các Tỳ-kheo, hãy ở chỗ thanh vắng, sơn lâm yên tĩnh, dưới gốc cây hay bãi đất trống, tinh cần thiền toạ tư duy, chớ nên phóng dật buông lung. Hãy chuyên cần tinh tấn, đừng để về sau phải hối hận.” (Kinh A-ma-trú, Trường A Hàm, số 20)
“Này các tỳ kheo, Ta sống cô độc tại nơi xa vắng, ở trong rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, những nơi trống vắng yên tĩnh, sườn non, động đá, đất trống, lùm cây, hoặc đến trong rừng, hoặc giữa bãi tha ma. Ta sau khi ở trong rừng vắng, hoặc đến gốc cây, những chỗ nhàn nhã yên tĩnh, trải ni-sư-đàn, ngồi xếp kiết già, chánh thân chánh nguyện, hướng niệm nội tâm, Ta đoạn trừ tâm tham lam, không có não hại.” (Trung A Hàm, Kinh Thuyết Trí, Phẩm 15, số 187).
II. NHỮNG NGÔI CHÙA VÀO THỜI PHẬT CÒN TẠI THẾ
Năng lực từ bi trí tuệ và đức độ cảm hóa của Đức Phật ngày càng vang xa khắp các làng xã thành phố, nên người dân Ấn bắt đầu tìm đến tăng già để học đạo và quy y Tam bảo rất nhiều. Từ dân làng mộc mạc cho đến giới thức giả, vua chúa, đã tìm được nguồn an lạc và giải thoát cho chính đời sống của mình hiện tại, nên số lượng người đến quy Phật ngày càng đông. Do nhu cầu cần một không gian cho Phật tử tu tập, nghe pháp thoại và nhất là do thấy Đức Phật và chư tăng quá vất vả trong đời sống du cư, rày đây mai đó trong nắng mưa, nóng lạnh bất thường của khí hậu Ấn độ khắt nghiệt; rồi những mùa hạ mưa dầm ướt đẫm, các ngài phải băng mình trong sương gió để khất thực và dễ dẫm đạp sát hại các loài côn trùng nhỏ nhít nên nhiều thí chủ khá giả đã phát tâm xây dựng chùa tháp cúng dường Đức Phật và tăng già để các ngài có chỗ trú ổn định mà chuyên tâm tu tập và hoằng pháp. Nhờ thế hình ảnh ngôi chùa bắt đầu xuất hiện trong lịch sử Phật giáo.
1. Chùa Trúc Lâm (Veluvanarama)
Ngôi chùa đầu tiên phải kể đến là chùa Trúc Lâm do vua Bình-Sa-vương (Bimbisara) của nước Ma Kiệt Đà (Magadha) xây cúng dường. Trúc là cây trúc, lâm là rừng, nghĩa là nhiều trúc, cả rừng trúc. Bình-Sa-vương là vị thí chủ đầu tiên của Đức Phật trong hàng vua chúa. Nguyên nhân là khi vua trông thấy sa môn Cù-đàm thiền hành rất uy nghi, trang nghiêm và thanh thoát, vua lấy làm cảm kích. Vua liền cung thỉnh sa môn về trú trong kinh thành để hàng ngày chu cấp cúng dường, nhưng sa môn Cù Đàm hứa rằng sau khi tìm thấy đạo sẽ về thăm vua. Đúng như lời hứa, sau khi thành đạo dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật cùng đi với các đệ tử A-la-hán từ thành Gaya đến Vương Xá (Rajagaha) và Đức Phật thuyết một thời pháp về Túc Sanh Truyện (Maha Narada Kassapa, Chương 7, số 544) dạy rằng trong một tiền kiếp Ngài là Narada đã dìu dắt Đại Đức Ca Diếp (Kassapa) và nhiều người giác ngộ giống như thời hiện tại đây. Vua Bình-Sa-vương nghe Đức Phật thuyết giảng xong, ánh sáng giác ngộ bừng đến và vua liền đắc quả Tu-đà-hoàn, xin quy y Tam Bảo và thỉnh Đức Phật cùng chư vị đệ tử về cung điện thọ trai ngày hôm sau. Khi mọi người độ ngọ xong, vua tỏ ý muốn biết nơi nào thích hợp để Đức Phật lưu ngụ. Đức Phật trả lời:
"Một nơi hẻo lánh, không xa mà cũng không gần thành thị để những ai muốn viếng Ngài, có thể đến dễ dàng. Một nơi mát mẻ, ban ngày không đông đảo ồn ào, ban đêm yên tĩnh, khoảng khoát và kín đáo, nơi ấy sẽ thích hợp." (Đức Phật và Phật Pháp, Phạm Kim Khánh dịch, http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/dp-pp11.html )
Nghe xong, vua Bình-Sa-vương nghĩ rằng vườn thượng uyển Trúc Lâm của vua có thể hội đủ những yếu tố cần thiết ấy, nên vua xin dâng lên Đức Phật và chư Tăng khu vườn này. Do đó, địa điểm nầy là nơi được dâng cúng đầu tiên đến Đức Phật và chư tăng. Tại chùa Trúc Lâm (Veluvanarama) yên tĩnh này, Đức Phật và tăng đoàn yên ổn tu tập và nhiều bài Pháp thoại của Đức Phật trong năm bộ Nikaya được tuyên thuyết tại đây. Đức Phật đã nhập ba mùa hạ an cư liên tiếp (từ mùa hạ thứ nhì đến hạ thứ tư) và ba hạ nữa nhưng cách thời gian nhau. Từ ngày có ngôi chùa Trúc Lâm này, vua Bình Sa Vương, nhiều quan chức, thức giả và dân làng đã đến quy y Phật và thường xuyên về chùa thính pháp tu học nhất là trong những ngày Bố tát (Uposatha) với tăng đoàn. Đây là ngôi chùa đầu tiên hiện diện trong lịch sử Phật giáo.
2. Chùa Kỳ Viên (Jetavanarama)
Ngôi chùa kế tiếp là Kỳ Viên tịnh xá (Jetavanarama) hoặc Kỳ Hoàn tịnh xá (http://www.quangduc.com/TruyenNgan/104truyenco1-6.html) hoặc còn gọi là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên tọa lạc tại thành Xá Vệ (Sravatthi), kinh đô của nước Kiều Tát La (Kosala), do vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) cai trị. Nguyên trưởng giả Cấp Cô Độc còn gọi là Tu-đạt-đa (Anathapindika) muốn mua khu vườn thượng uyển lý tưởng của thái tử Kỳ Đà để xây chùa cúng Phật. Thái tử Kỳ Đà không muốn bán nên nói giỡn cho qua chuyện: “Trong khu vườn này, nếu trưởng giả trải vàng đến đâu thì tôi bán cho trưởng giả đến đó”. Nghe như vậy, trưởng giả về kêu gia nhân khiêng vàng ra và lót đầy vườn của Thái tử. Thái tử không ngờ trưởng giả Cấp Cô Độc lại giàu có đến thế và nhất là cúng dường một cách rộng rãi như thế. Thái tử liền tìm hiểu và sau khi nghe trưởng giả Cấp Cô Độc tán thán về Đức Phật - một bậc thánh hi hữu đã xuất hiện trên đời- một bậc thầy của cõi trời và người để làm lợi ích cho số đông giải thoát. Thái tử vô cùng cảm kích và phát tâm muốn góp phần trong công đức đó, nên thái tử xin cúng dường toàn bộ số cây trong vườn thượng uyển cho Đức Phật. Vì thế, chùa Kỳ Viên còn có tên là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên. Kỳ thọ là cây cối của thái tử Kỳ Đà (Jeta), con vua Ba Tư Nặc. Cấp Cô Độc viên là vườn đất của Cấp Cô Độc. Đức Phật và Tăng đoàn đã trải qua mười chín mùa an cư kiết hạ tại chùa này. Đây là ngôi chùa thứ hai và lớn nhất mà lịch sử Phật giáo đã đề cập đến.
3. Chùa Ku-Ku-Ta-Ra-Na (Kukkutarama)
Chùa Ku-Ku-Ta-Ra-Na toạ lạc tại thành Kausambi, do thí chủ Kukkuta xây cúng dường vào năm 318. Đây là một nơi rất tốt, khí hậu điều hòa ấm áp ở tiểu bang Pataliputta, phía đông Ấn Độ. Bộ luật Mahavagga (Vinaya, tập I, trang 300) ghi nhận có các tỳ kheo như Nilavasi, Sanavasi, Gopaka, Bhagu, và Phalikasandana đã trú tu tập tại ngôi chùa đây. Bộ Tương Ưng Bộ kinh (The Samyutta Nikaya, tập 5, kinh số 15, trang 171) đã ghi nhiều cuộc hóa đạo giữa tôn giả A-nan (Ananda) và Bhadda tại đây. Trung Bộ kinh (tập 1 trang 349) và Tăng Chi Bộ kinh (tập 5, trang 342) ghi ngôi chùa này là một trong những nơi mà tôn giả A-nan rất thích ở để tu học và nhà của gia chủ Dasama của làng Atthakanagara cũng ở gần đây. Cũng trong Tăng Chi Bộ kinh (tập 3, trang 57), có ghi tôn giả Narada (người đã cảm hóa vua Munda), Sonaka (Siggava) và tôn giả Candavajji (thầy của Mogaliputta-Tissa) đã trú tại chùa đây.
(http://www.palikanon.com/english/pali_names/ku/kukkutarama.html)
4. Chùa Kỳ Bạt (Jivakarama)
Chùa Kỳ Bạt do Jivaka, một vị lương y nổi tiếng thời Đức Phật, đã xây cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn. Chùa Kỳ Bạt toạ lạc tại khu ngoại ô của thành Vương-xá (Rajagadha).
5. Chùa Cù Sư La (Ghositarama)
Chùa Cù Sư La tọa lạc tại Kausambi, tiểu bang Uttar Pradesh, phía Bắc Ấn Độ, do chàng Ghosita cùng hai người bạn là Kukkuta và Pavariya xây cất và cúng dường cho Phật và chư tăng. Nhiều bộ kinh quan trọng trong năm bộ Nikaya đã được Đức Phật thuyết giảng tại đây.
6. Chùa Vườn Xoài (Ambapali)
Chùa do nàng Am-ba-ba-li (Ambapali), một kỹ nữ hạng sang sống tại thành Tỳ-xá-li (Vaishali), cúng dường lên Phật và chư tăng (khoảng thế kỷ thứ năm trước công nguyên). Nàng Am-ba-ba-li rất giàu, có nhiều của cải, trong đó có một khu vườn xoài rất rộng mát và nhiều trái sum suê tươi tốt quanh năm. Nàng đã thỉnh chư Phật và tăng đoàn về Vườn xoài để nàng cúng dường trai tăng và sau đó xin dâng Vườn Xoài nổi tiếng này lại cho Đức Phật và tăng đoàn. Tại chùa Vườn Xoài này, Đức Phật đã ban pháp thoại về Tứ Niệm Xứ là con đường để thoát khỏi sầu ưu bi khổ não trên đời và đưa đến giải thoát Niết Bàn. Nghe xong bài kinh (Ambapali Sutta) này, nàng Am-ba-ba-li liền chứng A-la-hán (Kinh Tương Ưng Bộ, tập 5, trang 140).
(http://en.wikipedia.org/wiki/Ambapali)
Ngoài các ngôi chùa đã nêu trên, trong năm bộ Nikaya có kể đến những ngôi chùa lớn nhỏ khác như chùa Hậu Trạch (Markathrada) ở thành Tỳ-xá-li (Vesali); chùa Udambari-Karama ở bờ sông Sappini gần thành Vương Xá, chùa Pavaxikanivana ở thành Kausambi; Chùa Ni-câu-đà (Nigrodharama) ở thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu); Chùa Lộc Uyển (Isipatana) ở thành phố Ba-la-nại (Baranasi) và nhiều chùa khác được thí chủ xây rải rác các nơi mà dấu chân hoằng hóa của Đức Phật đã đi qua hoặc sau khi Đức Phật nhập Niết bàn. Các chùa tháp Phật giáo khác cũng được các vua chúa như Vua A Dục lập lên để tưởng niệm thờ Đức Phật Thích Ca và là nơi trú tu tập của chúng xuất gia thời đó. Hiện nay, các chùa này đã sụp đổ, chỉ còn lại tàn tích nền móng chứng tích nơi đó đã từng là những đại tùng lâm tu tập sầm uất, đã từng là một thời Phật giáo huy hoàng hưng thịnh. Tất cả đã sụp đổ theo quy luật thành trụ hoại không và theo thời gian trôi qua. Tuy nhiên, từ hình ảnh chùa tháp trong thời Phật còn để lại đó mà dần dần kiến trúc chùa tháp, tự viện được hình thành và hình ảnh mái chùa cổ kính ấy trở thành quen thuộc trong các nước Phật giáo cho đến ngày nay. Mái chùa hình vòm cong chạm trổ, đỉnh tháp cao ngất tầng mây, cổng tam quan rồng lượn, gác chuông hình bát giác, mỗi điêu khắc hoa văn đa dạng đều mang đậm dáng dấp nền văn hóa, nghệ thuật, phong tục và tập quán của tuỳ mỗi một đất nước Phật giáo.
III. VAI TRÒ LÝ TƯỞNG CỦA NGÔI CHÙA
Ngôi chùa là nơi tưởng niệm kính thờ các Đức Phật, các Bồ tát, hiền thánh tăng và hiện tiền tăng quá vãng. Ngôi chùa là nơi tôn nghiêm thánh thiện, giúp các bậc xuất gia tránh được những chướng duyên ô nhiễm trần thế, sống một chỗ hoàn toàn riêng biệt độc lập, không đồng cách mặc và cách sống với người thế gian, không bị cảnh duyên bên ngoài phá rối cám dỗ để thực hành lý tưởng giải thoát của mình. Như thế, quý thầy cô Sa di/Sa di ni, Thức xoa và Tỳ kheo/ Tỳ kheo ni từ biệt gia đình, sống trong nhà chùa, cạo đầu, đắp y, mặc áo nâu sòng giản dị, hàng ngày gột rửa tham sân si, hàng ngày hiển lộ uy nghi, tế hạnh, từ bi, trí tuệ trong sáng để làm bậc thầy gương mẫu mô phạm cho cuộc đời.
Các bậc xuất gia hoàn toàn sống theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca, y theo giáo pháp của Phật mà suy ngẫm an định để giải thoát những ràng buộc thế gian và thoát vòng sanh tử tái sanh, như thế gọi là các bậc thánh Thanh văn - đại đệ tử của Đức Phật. Thanh là âm thanh của Phật thuyết pháp. Văn là nghe. Nghe âm thanh của Phật, sống hoàn toàn với lời dạy của Phật, một bề vâng theo giáo pháp của Phật, trì giới, tụng kinh và nhiếp tâm an định tinh thần tu tập. buông hẳn chuyện thế gian, chuyện đời cho đến chuyện quyến thuộc họ hàng, cha mẹ, bà con cũng tạm xa lìa, để một bề lo chuyện chuyên tu giải thoát như thế gọi là bậc Thanh văn hiếm có trong đời.
An lạc tu tập ở trong chùa không có những ràng buộc trong thế gian, không có những vọng riêng ở đời. Một lòng tha thiết buông đi vọng cảnh, vọng tâm, quay ngó lại tâm của chúng ta xem còn chấp nhân, chấp ngã nữa không thì nên bỏ, để trở về với tâm thật của mình. Như vậy, ngôi chùa là thắng duyên để giúp chư tăng ni và Phật tử chuyển hóa những thói quen nghiệp xấu của mình mà bước lên nấc thang thánh vị, thực hiện lý tưởng giải thoát của các đệ tử Phật. Đó là vai trò chủ yếu then chốt của các chùa dù chùa đó nhỏ hay lớn, thuộc đất nước nào và đang toạ lạc ở đâu.
Tuy nhiên, vì Phật pháp bất ly thế gian pháp, và vì hạnh nguyện bồ tát đạo, nên ngày nay, hầu hết các chùa còn mang thêm chức năng của một trung tâm văn hóa giáo dục để phục vụ cho chúng sanh trong cộng đồng dân cư quanh chùa. Dù được xây giữa thị tứ náo nhiệt hay nơi thôn dã quê mùa, chức năng phụ đó của ngôi chùa làm cho vai trò của chùa như một hoa sen giữa đầm lầy. Cộng sinh để tứ chúng đồng tu, thỏng tay vào chợ “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Đó cũng là một hình ảnh lý tưởng rất biểu trưng tinh thần nhập thế của ngôi chùa Phật giáo thời hiện đại.
IV. CHÙA VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
1. Số lượng Chùa
Danh sách số lượng Chùa Việt trên đất Mỹ thay đổi tùy theo nguồn thông tin:
- Theo Webside “Quảng Đức”, hiện có 131 ngôi chùa tính đến ngày 9-10-2012.
(http://quangduc.com/DiachichuaUc/chuaviethaingoai.html )
- Theo sổ địa chỉ của Tổ Đình Minh Đăng Quang in năm 2008 thì có 121 ngôi chùa tại tiểu bang California, còn các tiểu bang khác thì có 195 ngôi chùa. Tổng cọng là 316 ngôi chùa Việt tại Mỹ.
- Theo website “Directory of Charities and Nonprofit Organizations”, danh sách của các chùa đăng ký với chánh phủ Mỹ (IRS/Internal Revenue Service) dưới danh nghĩa là Buddhist Charities and Nonprofit Organizations (Hội Từ Thiện Không Vụ Lợi của Phật Giáo) cho đến ngày 18/11/2012 liệt kê 163 ngôi chùa hoặc cơ sở từ thiện Việt Nam trên toàn nước Mỹ. (http://www.guidestar.org/nonprofit-directory/religion/buddhist/1.aspx)
- Trang blog “thebuddhagarden” liệt kê danh sách địa chỉ của 248 chùa Việt trong 34 tiểu bang (và Washington DC) tính đến ngày 30/3/2012. Đây là dữ liệu tương đối đáng tin vì phương pháp thu thập và cập nhật thông tin của họ có vẽ khoa học hơn cả.
(http://www.thebuddhagarden.com/blog/vietnamese-temples-usa/#california)
Nói tóm lại, để xác định chính xác số lượng các chùa Việt tại Mỹ thì rất khó vì số lượng chùa ngày càng tăng (tự phát tự lập, không có một cộng đồng thống nhất/a united community, hay một giáo quyền trung ương /central authority); vả lại, có nhiều cơ sở không/chưa đăng ký với chánh phủ Mỹ, cho nên đây chỉ là những con số tạm thời. Nếu phải dùng một con số để tham chiếu cho năm 2012, thì có lẽ viết “từ 250 đến 300 chùa hành trì theo truyền thống Phật giáo Việt Nam tại Mỹ” là gần đúng nhất.
2. Vai trò Giáo Dục và Văn Hoá của Ngôi Chùa
Ngôi chùa lý tưởng thời Phật là nơi tu tập của chư tôn đức tăng ni và các Phật tử, để un đúc các bậc hiền nhân thánh thiện tiếp nối tương tục truyền đăng đèn Phật pháp. Tuy nhiên, Phật giáo của thế kỷ 21 là Phật giáo nhập thế vào lòng xã hội, nên ngôi chùa của ngày nay không những là nơi tu tập tâm linh giải thoát của tôn giáo, mà thực sự đã trở thành những trung tâm sinh hoạt văn hóa, giáo dục và xã hội cho cộng đồng quần chúng.
a) Hoạt động giáo dục
Ngôi chùa nhập thế hôm nay là kết hợp giáo dục giữa tri thức đạo lẫn đời, đi đôi giữa kiến thức Phật học và kỹ năng xã hội, cho nên ngôi chùa không những chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, cầu nguyện, hướng dẫn Phật pháp (cho mọi tầng lớp, ứng dụng Phật pháp vào mọi mặt của đời sống), dạy thiền, niệm Phật, thọ Bát quan trai giới, ban pháp thoại, khóa tu mùa xuân hạ thu đông, khóa học nghi lễ phổ thông, học cách ứng xử, nếp sống đạo đức của nhà Phật … mà còn tổ chức các lớp học về kiến thức xã hội phổ thông, dạy ngôn ngữ như Việt Văn cho các em thiếu niên nhi đồng gốc Việt nhưng sanh trưởng tại Mỹ, hướng dẫn các tri thức khoa học, những kỹ năng khoẻ (dưỡng sinh, thể dục yoga, tập võ, khí công), âm nhạc và nghệ thuật Phật giáo, vv… giúp thế hệ trẻ gắn bó hơn với nền giáo dục Việt Nam và Phật pháp. Rất nhiều ngôi chùa Việt tại đất Mỹ đã có những hoạt động giáo dục đáng kể đó giữa Phật học và xã hội, đã duy trì và hoà nhập giáo dục Phật giáo Việt Nam vào xã hội Mỹ.
b) Hoạt động văn hóa
Một số hoạt động văn hóa gắn liền với tôn giáo và lễ hội dân gian do nhà chùa đứng ra tổ chức như Tết Nguyên Đán, rằm thượng nguyên, rằm trung nguyên, rằm hạ nguyên, Vu Lan, Phật Đản, tết trung thu, lễ vía của Phật, Bồ tát, ngày giổ Tổ và chư Hiền thánh tăng, vv… thực sự đã đem lại đời sống tinh thần phấn chấn và hiệu quả tốt cho kiều bào Việt-Mỹ. Theo tục lệ truyền thống Việt Nam, Phật tử và đồng hương xa gần thường tìm nương tựa đến chùa khi gia đình họ có hữu sự, tang chế, rước vong siêu độ, cúng thất đám giỗ, cưới hỏi hiếu hỉ, tân gia, xây cất nhà cửa, cầu an khi sinh nở hay bịnh hoạn, vv... Nhà chùa tận tâm tư vấn hỗ trợ tinh thần của Phật tử, nhất là khi gia đình Phật tử có hữu sự như trên. Tuy nhiên, nhu cầu này cũng dần giảm bớt đi vì sống trong xã hội kỹ nghệ, tri thức khoa học hiện đại của Mỹ, người dân quá bận rộn cho việc đi làm, con cái gia đình, phương tiện đi lại khó khăn, cho nên đời sống tôn giáo của một số Phật tử hình như cũng đơn giản đi nhiều. Những hình thức tín ngưỡng dân gian như dâng sao giải hạn, phong thủy, tử vi, tướng số, xin xâm, xem ngày, giờ tốt, cũng rất ít thấy ở các ngôi chùa Việt tại Mỹ. Ví dụ, chọn ngày lành tháng tốt để nhập liệm, thiêu chôn, cưới hỏi, tân gia… thì nhà chùa và gia đình đều đồng ý thường tổ chức vào cuối tuần. Vì vào các ngày thứ bảy hay chủ nhật thì các con cháu, gia đình, thân quyến mới được nghỉ làm hay nghỉ học để tham dự làm lễ được.
Tuy nhiên, nhìn chung khách quan, vai trò tín ngưỡng, tâm linh của số đông các chùa Việt tại Mỹ đã thể hiện hữu hiệu tích cực thông qua các hoạt động điển hình của giáo dục và văn hóa xã hội.
3. Phát huy Vai trò của Chùa Việt trên Đất Mỹ
Để hình ảnh các ngôi chùa thực sự sống mãi và bóng y vàng của chư tăng ni giải thoát hiện diện, các chùa thường nên mở hạ an cư, bố tát tự tứ, tổ chức dạy kinh luật luận cho chúng xuất gia. Cần phát huy sự tu tập tâm linh, giữ giới định tuệ để un đúc nếp sống thánh hiền. Quý sư là những nhà mô phạm xuất thế, ngôi chùa thể hiện nếp sống thiền môn siêu thoát để thế gian kính ngưỡng học theo. Đây là vai trò chủ chốt của ngôi Tam bảo. Ngoài ra, các chùa nên tổ chức các lễ hội Phật giáo ở quy mô lớn, kết hợp với văn nghệ ca nhạc góp vui thu hút quần chúng nhất là giới trẻ hiện nay, để giới trẻ tiếp cận được các nghi lễ truyền thống Phật giáo. Các chùa cũng nên thường xuyên tổ chức các khóa tu cho giới trẻ vì tre già măng mọc. Sau này thế hệ trẻ sẽ giữ gìn, duy trì và tiếp nối được Phật giáo truyền thống của tổ tiên ông bà cha mẹ mình.
Tam tạng kinh điển của Đức Phật là phương thuốc hữu hiệu để đối trị các tham lam, sân hận, ích kỷ, buồn phiền, bực dọc mà hàng ngày dễ xảy ra trong tâm chúng ta. Phật pháp giúp chúng ta biết quán chiếu để cân bằng và làm lắng dịu những lo toan căng thẳng của cuộc sống. Phật pháp giúp chúng ta chánh niệm hiện tại, biết tránh những khổ tương lai và mang lại hạnh phúc hiện tại. Cho nên, các chùa thường tổ chức các buổi pháp thoại/hội thảo/pháp đàm song ngữ (Anh-Việt) về các đề tài Phật pháp ứng dụng trong đời sống để giúp các Phật tử tại gia vững chải hơn trong cuộc sống lứa đôi, trong trách nhiệm làm cha mẹ, anh em, con cháu theo như lời Phật dạy.
Nhịp sống xã hội Mỹ bận rộn, hối hả, sôi động, gấp gáp thì một không gian già lam tĩnh mặc uy nghiêm sẽ rất cần thiết, để giúp cho chúng ta trở lại thăng bằng tâm tư, tĩnh tâm, buông bỏ những phiền muộn, thư thái tâm hồn. Mái chùa, tiếng chuông, sự yên tĩnh của thiền môn là một cái gì rất thiêng liêng không thể thiếu được trong lòng người con Phật, nhất là những kiều bào Mỹ gốc Việt. Sau những giờ bận rộn nơi công sở, mỗi khi đến chùa như thấy lại hình ảnh của quê hương Việt Nam với những nét trang trí hiền hòa theo văn hóa Việt Nam, được dùng cơm chay Việt Nam, được nghe ngôn ngữ Việt Nam, được thấy hình ảnh thân thương của quý thầy cô Việt Nam, được quỳ lạy Phật cầu ngài che chở, được thanh thản lắng lòng theo nhịp mõ, tiếng chuông trong không gian tĩnh lặng, vv… tâm hồn của những người xa xứ trong giây phút ấy như được đánh thức trở về với tận cõi lòng bên trong sâu lắng, cho nên bản sắc của ngôi chùa thiền môn lý tưởng rất quan trọng, đóng một vai trò rất lớn trong tâm hồn của người dân Việt-Mỹ. Do đó, ngôi chùa nên được tôn trí đơn giản, gần gũi với cây cỏ thiên nhiên nhưng lại toát đầy sức sống thiền vị và nghệ thuật. Biểu tượng của ngôi chùa là biểu tượng của bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa Phật giáo cao đẹp và bản sắc giá trị truyền thống địa phương của chùa Việt đất Mỹ.
Vị Trụ trì cùng tứ chúng (quý thầy, quý sư cô, cư sĩ nam, cư sĩ nữ) trong chùa như là một mô hình nhỏ của tăng già, mỗi vị có những trách nhiệm riêng để duy trì sinh hoạt trong chùa. Vị trụ trì cũng là pháp nhân đại diện cho chùa để đối nội đối ngoại. Đối nội là tổ chức sao cho tứ chúng hòa hợp cùng chia đều công việc để chấp tác và cùng an tu theo tinh thần lục hòa, giới định tuệ của nhà Phật, khiến cho chùa ngày càng phát triển như một mô hình của thánh chúng xuất thế. Đối ngoại là sắp xếp giấy tờ hợp lệ với chánh quyền các cấp để hình thành một cơ sở tôn giáo chính thức như đăng ký với chánh phủ Mỹ (IRS/Internal Revenue Service) là Hội Từ Thiện Không Vụ Lợi của Phật Giáo (Buddhist Charities and Nonprofit Organizations). Đối ngoại còn là phải giữ an hòa và thân thiện đối với hàng xóm láng giềng với nhiều nguồn gốc sắc tộc khác nhau (người Mỹ trắng, Mỹ gốc Châu Phi, Mỹ gốc châu Mỹ La-tinh, Mỹ gốc Châu Á…), tham gia giao lưu văn hóa cộng đồng và hoạt động xã hội với các chùa khác và các tôn giáo khác lân cận để tạo cơ cấu liên tôn giáo với nhau. Vị trụ trì hay chư tăng ni nên giỏi ngôn ngữ bản xứ (Anh ngữ chẳng hạn) để có thể tham dự các buổi tìm hiểu tôn giáo, dấn thân vào các nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà tù hầu hướng dẫn niệm Phật, tu thiền, học Phật pháp để giúp Phật tử vững chải tâm linh theo lời Phật dạy. Đây là những hạnh nguyện Bồ tát nhập đời cứu thế và giúp cho đạo Phật có chỗ đứng vững chải giữa lòng xã hội Mỹ như các tôn giáo khác. Ngôi chùa nên truyền bá Phật pháp bằng song ngữ Anh-Việt để giá trị văn hóa Phật giáo đến được với người bản xứ và nhất là cho giới trẻ người Mỹ gốc Việt. Những phương tiện tiên tiến của công nghệ thông tin hiện đại đã giúp cho việc hoằng pháp lợi sanh (giảng dạy, học Phật pháp, phổ biến sinh hoạt của chùa, tìm tài liệu online, băng đĩa DVD, CD, MP3) có hiệu quả với tốc độ nhanh chóng đáng kể. Internet giúp cho không gian cách trở của năm châu đất nước không còn là vấn đề. Một vị sư thuyết pháp ở một nơi, nhưng với sự trợ giúp của các công cụ truyền thông như YouTube, Facebook, PallTalk, Twitter ... khiến ở các nơi trên quả đất đều có thể nghe và thấy được. Một cuốn kinh để trên website thì mọi Phật tử ở góc trời xa xôi nào cũng có thể đọc và in ra được. Ngôi chùa bây giờ là lên online và năng suất truyền đạo của ngôi chùa đó không chỉ giới hạn cho Phật tử địa phương mà còn cho Phật tử toàn cầu. Đây là một hiện tượng hiếm có, tiên tiến của khoa học kỹ thuật của thế kỷ 21 mà chúng ta có được.
Một số ngôi chùa lớn khá thích hợp trong bối cảnh hội nhập và giao lưu đa văn hóa, song làm thế nào để duy trì không gian tu tập linh thiêng và hạnh giải thoát nơi chùa chiền? Đây là một vấn nạn cần suy nghĩ. Làm thế nào để ngôi chùa phát huy được chức năng truyền thống tu tập giải thoát thiêng liêng vốn có của nó, đồng thời vẫn phát huy và điều tiết hợp lý được những chức năng phục vụ thực tiễn khách quan như sinh hoạt cộng đồng, nơi dạy chữ, dạy triết lý đạo Phật và truyền dạy đạo lý làm người cho cộng đồng cư dân trong đời sống đa văn hóa của kiều bào Việt Mỹ (của hai thế hệ: một là sanh và lớn lên ở Việt Nam, hai là sanh và lớn lên ở Mỹ nhưng gốc là Việt Nam)? Đây là những bước đột phá, những bước thử thách cho chùa Việt trên đất Mỹ. Đây cũng là những bước đồng sự trong Tứ nhiếp pháp, là “Bồ đề bất ly thế gian giác” (Lục Tổ Huệ Năng – Kinh Pháp Bảo Đàn), nghĩa là không thể rời bỏ cuộc sống thế gian này mà có tâm hạnh bồ đề, phải ngay giữa xã hội này mà hạnh nguyện từ bi trí tuệ mới nảy mầm, sanh trưởng, ra hoa kết trái. Thế nên trong thế kỷ 21 này, lý tưởng của bồ tát được thể hiện rõ nơi các ngôi chùa hơn, tinh thần của chư tăng ni hòa đồng nhập thế với xã hội hơn, lòng từ bi cứu đời của Đức Quan Thế Âm được hiển lộ rõ hơn; trong khi vào thời Phật, lý tưởng A-la-hán, lý tưởng sớm thành Phật, lý tưởng sớm giải thoát khỏi các triền cái, ngũ trược được thể hiện rõ hơn (như những đoạn trên đã minh chứng).
V. DỰ PHÓNG VỀ TƯƠNG LAI CỦA CHÙA VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
Sự hiện diện của chùa Việt trên đất Mỹ, cả về bản sắc cũng như số lượng, tùy thuộc vào sự hiện diện của chính bản thân Phật giáo Việt Nam trên đất Mỹ. Mà Phật giáo Việt Nam, sau 37 năm tính từ năm 1975, vẫn đang trong quá trình hình thành với tất cả những biến số do cơ hội và thách thức mà xã hội và văn hóa Mỹ đặt ra. Do đó, dự phóng chính xác về tương lai của chùa Việt là một điều bất khả thể.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận diện và đánh giá sơ khởi ba yếu tố chính yếu sẽ tác động lên “sinh mệnh” của chùa Việt trên đất Mỹ trong một tương lai không xa:
- Trước hết, và quan trọng nhất, nói đến chùa Việt là nói đến sự hiện diện của một Tăng đoàn Việt chủ yếu được đào tạo và tu tập theo truyền thống Phật giáo Việt Nam để trụ trì các ngôi chùa đó. Quý Thầy Cô nên sống và ứng xử theo văn hóa Việt Nam. Nếu vị trụ trì một ngôi chùa (và các chư Tăng Ni đồng trú) mà không có “tính Việt Nam” đó trên cả hai truyền thống Phật giáo Việt và bản sắc Văn hóa Việt, thì ngôi chùa đó khó có thể gọi là một ngôi chùa Việt Nam được dù nó ở Mỹ, Úc, Đức hay ngay cả ở trên đất Việt Nam. Với hai điều kiện đó, có vẽ như theo thời gian, và với hiện tượng tiếp biến văn hóa (acculturation) tại Mỹ, một Tăng đoàn thuần Việt sẽ càng ngày càng nhỏ lại khiến cho lượng chùa Việt Nam sẽ ít đi, có thể dần dần biến mất để hóa thân thành một ngôi chùa “X phần Việt, Y phần Mỹ”, mà giáo sư Phật học Charles Prebis gọi là hiện tượng “hybridity” trong Phật giáo. (Xin lưu ý rằng các tôn giáo độc thần và giáo quyền tập trung không có hiện tượng hybridity nầy. Chỉ riêng Phật giáo, với đặc tính tùy duyên bất biến, mới đủ nội lực để thiên biến vạn hóa trong một không gian văn hóa mới như thế nầy).
- Thứ nhì là sự hiện diện của một cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Mỹ, vốn là lực lượng hộ pháp của ngôi chùa. Thống kê Dân số của US Census Bureau 2010 cho biết số người gốc Việt ở Mỹ là 1,550,000 người, trong đó 25% dưới 17 tuổi. Độ tuổi trung bình là 35 năm và già đi 20% so với 10 năm trước. Census 2010 không cho biết tôn giáo của người gốc Việt, nên ta không biết có bao nhiêu Phật tử Việt tại Mỹ (và tăng trưởng/suy giảm như thế nào so với năm 2000), nhưng hai dữ liệu trên cho ta thấy người Mỹ gốc Việt đông người trẻ mà lại già nhanh, vốn là hai yếu tố bất lợi cho các chùa Việt Nam tại Mỹ: Trẻ thì ít đến chùa, mà già thì khả năng hộ pháp bị giới hạn. Hiện nay, trong hạnh nguyện phục vụ chúng sanh, chùa Việt đang được xây thật lớn và thật nhiều tại Mỹ. Những bài học của chùa Trung Quốc tại California rất đáng để cho chúng ta suy nghĩ hầu tìm ra một cách thế phát triển chùa bền vững và hiệu quả hơn, dù thuần Việt hay hybrid Việt-Mỹ.
[Theo Wikipedia và PEW: Tại California, năm 1875 chỉ có 8 chùa Trung Hoa. Năm 1900, nhờ cuộc xuất cảnh nhân công để làm đường sắt xuyên lục địa Pacific Railroad, Phật tử người Hoa xây thêm 400 chùa mới. Và lên đến cao điểm gần 900 chùa nhờ chương trình di dân (1945-1965) của chính phủ Mỹ sau khi ông Mao Trạch Đông chiếm toàn Hoa Lục. Hiện nay, sau gần 50 năm, chỉ còn lại không đến 10 chùa lớn, loại Đại Tùng lâm như chùa Vạn Phật Thánh Thành (1974, Mondecino) hay chùa Tây Lai Phật Quang Sơn (1986, Los Angeles)].
- Thứ ba là không gian xã hội và cảnh quan văn hóa Mỹ đang có những trở mình thuận lợi cho Phật giáo. Cuộc khủng hoảng bốn-tầng về giáo lý, giáo chế, giáo quyền và giáo sản của tôn giáo chủ đạo tại Mỹ là Thiên Chúa giáo (Tin Lành và Công giáo) đã mở ra một cơ hội cho người Mỹ thử nghiệm Phật giáo như một con đường tâm linh mới gần gũi với họ hơn, và có khả năng giải quyết một cách hiệu quả những vấn nạn đời thường của họ. Theo phúc trình năm 2008 và 2012 của Trung tâm Nghiên cứu PEW thì Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ 170% (trong 10 năm 1990-2000) và chúng ta có cơ sở để tin rằng xu thế nầy là khó có thể đảo ngược được. Tín đồ (Mỹ, hay Mỹ gốc Việt thế hệ sau) tăng thì cơ sở tu tập, trong đó có các chùa, hầu như cũng phải tăng. Vậy thì kiến trúc và nội thất, nghi thức và ngôn ngữ, tông phái và hành trì … trong các chùa Việt Nam có phải thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào? Tác động sẽ ra sao trên bản sắc “thuần Việt” của nó?
VI. KẾT LUẬN
Tóm lại, nhìn lại chặng đường dài của 26 thế kỷ đã qua, sau khi Đức Thế Tôn du hành từ Bồ-đề-đạo-tràng đến Lộc Uyển và thành lập tăng đoàn Phật giáo, dù trải qua những giai đoạn thăng trầm, suy hưng của thời thế, dù trải bao giai đọan thành trụ hoại không của quy luật vô thường nhưng hình ảnh ngôi chùa với sứ mạng mang thông điệp giải thoát thực tiễn của Đức Phật vào cuộc đời vẫn còn mãi trên thế gian và được truyền bá rộng rãi trên khắp năm châu thế giới. Ngôi chùa tâm linh Phật giáo thực sự đã có chỗ đứng vững chải trong lòng yêu đạo của những người con Phật, nhất là thế kỷ 21 này, với sự góp mặt của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và tăng đoàn Tây Tạng của ngài, cũng như với Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai của Việt Nam, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn và được nhiều giới trí thức Âu Úc Mỹ biết đến và tu tập theo.
Trong khuynh hướng tiến triển chung đó, chùa Việt trên đất Mỹ đã thực sự khởi sắc và góp mặt cho đời. Dù lý tưởng giải thoát hay lý tưởng nhập thế thì ngôi chùa vẫn là một cõi tâm linh thiêng liêng để mọi người lắng lòng hướng về. Ngôi chùa thực sự đã góp phần như một biểu tượng của tâm linh hướng thượng và của bản sắc văn hóa Phật giáo truyền thống nước Việt tại xứ Hoa Kỳ này. Chư tôn đức Tăng Ni đã vượt nhiều khó khăn, nhiều trở ngại giữa những bất đồng văn hóa để thành lập được những ngôi chùa thiêng liêng, để toả sáng những giá trị tâm linh quý giá. Các ngài đã hy sinh vì đạo, vì đời để duy trì và phát triển nếp sống văn hóa của dân tộc và Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ này. Thật là công đức cao vời! Đúng như ông Thị trưởng thành phố Santa Ana Miguel Pulido, nhân đại lễ khánh thành Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo – Chùa Bảo Quang tại Santa Ana, California, vào ngày 14/10/2012, đã đại diện cho các cấp chánh quyền trong Quận Cam, California, Hoa Kỳ, để biểu dương công đức tốt đời đẹp đạo của chư Tôn đức Tăng Ni như sau:
“Chúng tôi xin cảm ơn sâu sắc Hòa Thượng Thích Quảng Thanh đã mất nhiều công sức tạo dựng nên ngôi chùa đẹp đẻ nầy cho thành phố Santa Ana, [Hòa Thượng cũng] đã phát cơm miễn phí cho người nghèo vô gia cư trong hai mươi năm qua. Chúng tôi rất hãnh diện về hành động tốt lành đó của Hòa Thượng. Ngoài chùa Bảo Quang, còn có chín ngôi chùa khác tại Quận Cam nữa như chùa Bát Nhã, chùa Huệ Quang, chùa Liên Hoa, chùa Phổ Đà, chùa Việt Nam, chùa Điều Ngự, chùa Dược Sư, chùa Diệu Quang và chùa của Thầy Hằng Trường đang được xây cất. Mười ngôi chùa này cùng các chùa khác cũng giống như những viên ngọc quý làm đẹp thành phố Santa Ana của chúng ta. Những ngôi chùa [Việt Nam] này cũng đã đóng góp vào việc giáo dục người dân thành những công dân tốt, và góp phần xây dựng xã hội chúng ta được hoàn hảo trong nhiều lãnh vực. Chúng tôi thành thật ghi ơn toàn thể chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử về công trình cao quý này.”
(We would like to show my deep thankful feelings to Ven. Thich Quang Thanh who spent lot of hard works to build a beautiful temple for Santa Ana city, has given a lot of foods to homeless people in the past twenty years. We are so proud of his good deeds. Besides Bao Quang temple, our Orange County also has another nine temples such as Bat Nha, Hue Quang, Lien Hoa, Pho Da, Viet Nam, Dieu Ngu, Duoc Su, Dieu Quang, and the other from Ven. Hang Truong is undercontructed. These ten temples and others are as the valuable jewels to make our Santa Ana city beautiful. These temples also have contributed in educating people to be good citizens and building our society to be perfected in many fields. Our sincere acknowledgements go to all the abbots, abbesses, and Buddhist followers for this noble work).
Lập Đông, Hương Sen Tự, 14/12/2012
Thích Nữ Giới Hương
Xin xem Slideshow:
http://www.chuahuongsen.com/Vietnamese/HinhAnh.html/slideshow Chùa Việt Đất Mỹ do Ni Sư Giới Hương Thuyết Trình. ppsx
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-67_4-201614_15-2/
Subscribe to:
Posts (Atom)